YOMEDIA
NONE

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Em hay chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngay nen kim

Dan toc ta von song theo dao ly" uong nuoc nho nguon " hay chung minh cau tuc ngu do

Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Trong cuộc sống, để đạt được một thành công nào đó thì nhất định người đó phải có lòng kiên trì, bền bỉ không chịu đầu hàng trước bất kì một khó khăn thử thách nào. Và người xưa đã từng đúc rút kinh nghiệm đó qua câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

    Trước hết câu này muốn nói lên thực tế rằng khi có một cục sắt nếu ta cứ kiên trì bền bỉ mài giũa nó thì đến một ngày nào đó, cục sắt to kia sẽ trở thành một chiếc kim nhỏ. Từ câu tục ngữ này, cha ông ta xưa muốn khuyên răn chúng ta rằng: bất cứ việc gì con người cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả.

    Câu nói này không biết ra đời từ bao giờ và cho đến này nó vẫn là một câu nói quen thuộc đối với mỗi người. Chúng ta có thể chứng minh được tính đúng đắn của câu tục ngữ qua thực tế.

    Đối với những người học sinh chúng ta lòng kiên trì cũng rất cần thiết. Ai đi học cũng mong muốn mình trở thành học sinh giỏi, song để đạt được mục đích đó lại không phải là chuyên đơn giản. Bởi kiến thức là vô cùng vô tận, sự hiểu biết của học sinh còn hạn chế, nếu ta đầu hàng trước những bài văn, bài toán khó thì ta sẽ không thể học tốt được. Thực tế có những bạn khi đọc đầu đề của một bài toán thấy khó thường nản chí không tự làm nữa rồi dần đần thành thói quen, cứ gặp những bài toán khó là bỏ thì chắc chắn bạn đó sẽ không thể đạt được kết quả cao trong học tập, còn nếu trước các bài toán hóc búa ta cứ chịu khó mày mò, một tiếng không giải được thì hai tiếng và có thể hơn nữa chắc chắn ta sẽ làm được, từ đó tạo cho ta một thói quen kiên trì học tập không hề nản lòng trước bất kì một khó khăn nào.

    Trong công việc cũng vậy có rất nhiều việc để làm được nó ta công phải cần đến lòng kiên trì. Chẳng hạn để đánh đuổi quân xâm lược hùng mạnh như đế quốc Pháp, đế quốc Mĩ nhân dân ta đã phải ngày đêm anh dũng chiến đấu dẫu con đường chiến đấu đầy gian khổ, vất vả, hi sinh mất mát. Và cha anh ta không hể nao núng trước hi sinh, gian khổ, thiếu thốn. Trong bài thơ Đồng chỉ của Chính Hữu ta có thể phần nào hiểu được điều này:

    Áo anh rách vai quan tôi có vài mảnh vá.
    Đêm tối chung chăn thành đôi tri kỉ.
    Rét run người vầng trán đẫm mồ hôi.

    Hay trong bài thơ Tây Tiến ta còn chứng kiến cả sự hi sinh mất mát.

    Anh bạn dãi dầu không bước nữa.
    Gục trên súng mũ bỏ quên đời.

    Đọc câu thơ ta thấy hoàn cảnh của các chiến sĩ vô cùng thiếu thốn thế nhưng những hi sinh mất mát đó chẳng làm nhụt ý chí chiến đấu của các chiến sĩ mà trái lại như động lực giúp họ chiến đấu anh dũng hơn. Chính nhờ ý chí kiên cường bất khuất, kiên trì bền bỉ cuối cùng chiến thắng đã về tay ta. Chúng ta đã giành lại tự do từ tay bọn đế quốc, vốn mạnh hơn ta rất nhiều.

    Và ngày nay, trong đời sống ta cũng bắt gặp nhiều tấm gướng sáng về ý chí sự kiên trì bền bỉ vượt lên khó khăn để trở thành một con người có ích cho xã hội. Chúng ta từng chứng kiến tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Người ta thường nói Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay, ấy vậy mà anh Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt đôi tay từ khi còn rất nhỏ. Chắc chắn khi đó ai cũng nghĩ rằng cả cuộc đời này anh sẽ trở thành con người tàn phế thế nhưng chính bằng ý chí sự kiên trì bền bỉ anh đã tận dụng sự lành lặn của đôi chân để viết những nét chữ đầu tiên, lúc đầu còn nguệch ngoạc và không biết đã bao lần anh bị chuột rứt co quắp cả chân, đau đớn bực mình anh đã vứt tất cả vào xó nhà định bụng sẽ không học nữa, nhưng rồi anh lại kiên trì tập dần mỗi ngày một ít và anh đã thành công, không những thế chữ anh còn rất đẹp. Vậy là anh có thể đi học bình thường như các bạn khác, mặc dù vào những ngày đường trơn việc đi lại không hề dễ dàng thế nhưng anh đã vượt qua tất cả để trở thành con người có tri thức. Và trong cuộc sống hàng ngày, anh cũng cố gắng làm những việc có thể làm được để giúp đỡ mẹ cha. Hơn thế anh còn làm những việc tưởng chừng như không thể đó là vớt bèo, băm bèo… Tất cả những việc làm đó rất khó khăn đối với anh thế nhưng anh đã làm được. Chúng ta hiểu rằng đó chính là ý chí nghị lực lòng kiên trì, quyết tâm đã giúp anh trở thành con người có ích cho xã hội. Anh đã trở thành một nhà giáo. Đây chính là một minh chứng cho câu tục ngữ xưa Có công mài sắt cố ngày nên kim.

    Ngày nay cũng có nhiều bạn học sinh đã vượt lên khó khăn vất vả của cuộc sống để được đi học và trở thành học sinh giỏi. Đó là những bạn do hoàn cảnh gia đình nên ngày ngày ngoài giờ học còn phải đi bán vé số hay phụ giúp cha mẹ bán hàng để có tiền ăn học. Các bạn luôn tranh thủ thời gian để học tập và thường đạt kết quả cao, đỗ đạt và thành những công dân có ích cho xã hội.

    Trong thực tế cũng chứng minh rằng nếu ta không kiên trì bền bỉ trong học tập cũng như trong các công việc khác thì chắc chắn ta sẽ không thể thành công trong bất cứ công việc gì. Chẳng hạn như ta muốn học thật giỏi nhưng buổi tối mùa đông ngồi học một lát ta lại nghĩ đến chiếc giường ấm áp và vội vã học thật nhanh để đi ngủ trong khi bài cũ vẫn chưa học xong, bài tập cô giáo cho về nhà chưa làm, chưa chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Rồi có khi trước những công việc được giao chỉ cần có chút khó khăn là đã chùn bước thì chắc chắn người đó sẽ chẳng làm được việc gì tốt cả.

    Do vậy cho đến tận ngày nay và có lẽ cho đến muôn đời thì câu tục ngữ Có công mài sát có ngày nên kim đã trở thành chân lí. Đó là một lời khuyên, lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta trên con đường hướng tới tương lai.

      bởi Hoàng Danh 18/03/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON