YOMEDIA
NONE

So sánh sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích...

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Trả lời:

    * So sánh truyền thuyết và cổ tích:

    - Giông nhau:

    + Đều có yếu tô" tưởng tượng kì ảo.

    + có nhiều chi tiết giông nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...

    - Khác nhau:

    + Truyền thuyết kể về các nhấn vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhât định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

    + Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật; còn cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.

    * So sánh giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:

    - Giông nhau:

    Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với diều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn cũng như truyện cười, cũng gây cười.

    - Khác nhau:

    Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

      bởi Luu Hong Nhung 02/10/2018
    Like (3) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • * truyện cổ tích và truyền thuyết

    giống nhau: 
    đều là truyện dân gian đều mang tính chất kì ảo hoang đương 
    khác nhau : 
    truyện truyền thuyết ; 
    kể về sự kiện lịch sử thời quá khứ ,thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật lịch sử thời qua khứ . 
    cổ tích : 
    kể về các nhân vật quen thuộc thể hiện ước mơ niemf tin về chiến thắng cuối cùng trước cái thiện và cái ác.

    * truyện ngụ ngôn và truyện cười

     Điểm giống nhau : 
    * Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm "truyện dân gian". 
    * Cả hai đều có cấu tạo ngắn gọcn, mang nghĩa hàm ẩn 
    2/ Điểm khác nhau : 
    * Truyện cười : 
    - Dùng yếu tố gây cười , thú vị , kết thúc bất ngờ. 
    - Có mục đích : cười cợt, mỉa mai, châm biếm những thói hư tật xấu, những quan niệm cổ hủ, ...của con người trong xã hội cũ 
    * Truyện ngụ ngôn : 
    - Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người 
    - Có mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ,...

      bởi Phạm Thanh Tâm 02/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF