Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ
nêu tác dụng của những biện pháp tu từ
Trả lời (1)
-
1. So sánh
– Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc
– Dấu hiệu nhận biết: Có các từ ngữ so sánh: “là”, “như”, “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Tuy nhiên, các em nên lưu ý một số trường hợp, từ ngữ so sánh bị ẩn đi.
Ví dụ:
+ Trẻ em như búp trên cành
+ Người ta là hoa đất
+ “Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
2. Nhân hóa
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…
– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…
Ví dụ:
+ “ Chị ong nâu nâu nâu nâu/ chị bay đi đâu đi đâu”
+ Heo hút cồn mây súng ngửi trời
3. Ẩn dụ
– Khái niệm: Ẩn dụ là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau
Ví dụ: “Người cha mái tóc bạc/ đốt lửa cho anh nằm/ rồi Bác đi dém chăn/ từng người từng người một”
⇒ Người cha, Bác chính là: Hồ Chí Minh
4. Hoán dụ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi
– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
– Dấu hiệu nhận biết: Đọc kĩ khái niệm
Ví dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh/ Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”
⇒ Áo nâu đại diện cho người nông dân của vùng nông thôn, áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân của thành thị
5. Nói quá
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng
– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
– Dấu hiệu nhận biết: Những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại so với thực tế
Ví dụ: “Lỗ mũi mười tám gánh lông/ chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.
6. Nói giảm nói tránh
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển
– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó:
Ví dụ: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi/ Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”
⇒ Ở 2 câu thơ này từ “đi” đã được sử dụng thay cho từ “chết” để tránh cảm giác đau thương mất mát cho người dân Việt Nam.
7. Điệp từ, điệp ngữ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ
– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.
– Dấu hiệu nhận biết: Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, thơ
– Lưu ý: Phân biệt với lỗi lặp từ
Ví dụ: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
⇒ Từ “giữ” được nhắc lại 4 lần nhằm nhấn mạnh vai trò của tre trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
8. Chơi chữ
– Khái niệm: Là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ
– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị
Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu màu mưa/ mỏi mắt miên man mãi mịt mờ”
Lưu ý: Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp tu từ học sinh hay nhầm lẫn nhất:
+ Ẩn dụ: So sánh ngầm 2 sự vật, hiện tượng có tính chất tương đồng nhau với hiệu quả tạo ra nghĩa bóng so với nghĩa gốc của nó
+ Hoán dụ: Lấy một sự vật, hiện tượng ngầm để chỉ cái lớn lao hơn
bởi Hồng Thúy12/10/2018
Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng
Các câu hỏi có liên quan
-
Giúp mình với nhé
29/05/2020 | 2 Trả lời
-
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về gia đình của em trong đó sử dụng ít nhất hai từ láy gạch chân dưới những từ láy đó.
26/04/2020 | 0 Trả lời
-
Những truyện cổ tích, truyền thuyết mà em vừa kể tên có gì khác so với những tác phẩm ở HKII như: Sông nước Cà Mau, Bài học đường đời đầu tiên, Bức tranh của em gái tôi?
21/04/2020 | 1 Trả lời
-
Tìm chủ ngữ vị ngữ
17/04/2020 | 0 Trả lời
-
Giúp mình bài 10 nhé
09/04/2020 | 0 Trả lời
-
07/04/2020 | 3 Trả lời
-
Các bạn giúp mình với mình cần gấp lắm
31/03/2020 | 12 Trả lời
-
hai cau thơ sự dụng biện phát tu từ gì?nêu tác dụng
27/03/2020 | 1 Trả lời
-
20/03/2020 | 3 Trả lời
-
Đọc thầm đoạn văn sau. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy trả lời các câu hỏi bên dưới. “Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng”. a. Màu sắc nổi bật của làng mạc vào ngày mùa là gì? b. Trong câu Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? c. Từ vàng lịm gợi cho em cảm giác gì? d. Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm được xếp vào nhóm từ nào? e. Từ đầm ấm thuộc từ loại nào? g. Xác định thành phần trạng ngữ (nếu có), chủ ngữ, vị ngữ trong câu dưới đây:A. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng.B. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng.C. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt.D. Với đôi tai rộng mở, tôi có thể lắng nghe những âm thanh tuyệt vời trong
16/03/2020 | 0 Trả lời
-
25/02/2020 | 21 Trả lời
-
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Định mệnh nằm trong bàn tay!
Thời xưa, có vị tướng quyết tấn công địch dẫu quân địch mạnh hơn gấp nhiều lần. Trên đường tiến quân, ông dừng chân ở một đền thờ cầu nguyện, xin giúp đỡ. Sau đó, ông rút ra một đồng xu và nói lớn với quân sĩ:
– Bây giờ, ta sẽ lấy đồng xu để xin keo. Nếu là sấp, quân ta sẽ thắng còn ngửa thì quân ta sẽ bại. Chúng ta phó mặc mạng sống cho định mệnh. Đồng xu bay lên, xoay mấy vòng và rơi xuống đất.
– Sấp rồi ! Chúng ta sẽ thắng ! Hãy xông lên chà nát quân thù ! – Ba quân reo hò phấn khởi.
Sau trận chiến, toàn bộ quân địch hùng hậu đông đảo bị đánh bại hoàn toàn. Vị phó tướng vui vẻ nói với tướng quân :
– Không ai có thể thay đổi được bàn tay định mệnh. Tướng quân chỉ mỉm cười không đáp. Ông xoè tay đưa đồng tiền ra. Cả hai mặt đồng xu đều là mặt sấp.
a, Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản gì? Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
b, Trong văn bản, vị phó tướng tin rằng chiến thắng của đội quân nhờ vào điều gì? Theo em, tại sao sau khi chiến thắng, vị tướng quân lại cho phó tướng và mọi người biết đồng xu cả hai mặt đều sấp?
c, Thông qua câu chuyện trên, tác giả muốn đem đến cho chúng ta bài học gì trong cuộc sống?
Mình hiện đang rất gấp, mong các bạn giúp mình ạ!
12/02/2020 | 0 Trả lời
-
27/11/2019 | 2 Trả lời
-
Trả lời phụ mình với mình đang cần gấpCảm ơn mấy bạn trước nha
20/11/2019 | 0 Trả lời
-
Tự chọn đấy cô giáo giao cho mik chứ ko phải Ôn tập tiếng Việt đâu.
11/11/2019 | 10 Trả lời
-
tò vò mà nuôi con nhện
đến khi nó lớn nó quện nhau đi
tò vò ngồi khóc tỉ ti
nhện ơi ! nhện hỡi ! mà đi đằng nào ?
xác định biện pháp tu từ
08/05/2019 | 16 Trả lời
-
Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đep quê hương , sử dụng ít nhất 2 biện pháp tu từ ( gạch chân biện pháp tu từ đó )
16/04/2019 | 10 Trả lời
-
Miêu tả sân trường giờ ra chơi có sử dụng so sánh nhân hóa
09/04/2019 | 8 Trả lời
-
Có mấy kiểu hoán dụ và ẩn dụ?Hoán dụ và ẩn dụ là gì ?
07/03/2019 | 11 Trả lời
-
xác định phương thức biểu đạt chính, từ láy của câu đc gạch chân, nêu nội dung , ý nghĩa của Mưa mùa xuân xôn xao,phơi phới.những hạt mưa bé nhỏ ,mềm mại,rơi mà như nhảy nhót.hạt nọ tiếp hạt kia đang xuống đất mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón những hạt mưa ấm áp trong lành.đất trời lại diệu mềm,lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ
22/02/2019 | 1 Trả lời