YOMEDIA
NONE

Nêu sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ

Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Công Trứ là gì?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (4)

  • Sự nghiệp

    Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm với thể loại yêu thích là hát nói

    Là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó

      bởi Nhi Chun 30/12/2018
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.

    Thế thái nhân tình gớm chết thay

    Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy

    Hoặc:

    Tiền tài hai chữ son khuyên ngược

    Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi

    . Hoặc:

    Ra trường danh lợi vinh liền nhục

    Vào cuộc trần ai khóc trước cười.

    Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:

    Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào

    Đã sa xuống thấp lại lên cao.

    Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế. (ông vì không dược triều đình nhà nguyễn trọng dụng cái tài của mình đặc biệt là ở thời vua Tự Đức nên ông chán chường mới than thở trời sinh cho nhưng không được dùng)

    Trời đất cho ta một cái tài

    Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.

    Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng . Bảy mươi ba tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi:

    Năm mươi năm trước, anh hai ba

    (Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam)

    Hoặc trong bài "Bỡn nhân tình":

    Tau ở nhà tau, tau nhớ mi

    Nhớ mi nên phải bước chân đi

    Không đi mi nói: răng không đến?

    Đến thì mi nói: đến làm chi

    Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:

    Kiếp sau xin chớ làm người

    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

    Giữa trời vách đá cheo leo

    Ai mà chịu rét thì trèo với thông

    Ghi chú: Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử.

    Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi. Bạch vân gia huấn

      bởi Trịnh Linh 31/12/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Nguyễn Công Trứ để lại một kho thi văn chữ Nôm phong phú gồm có đủ loại. Cuốn sách biên khảo của giáo sư Lê Thước(1) ghi nhận:

    - 1 bài phú (Hàn nho phong vị phú);

    - 52 bài thơ luật;

    - 63 bài hát nói;

    - 21 đôi câu đối Nôm;

    - 2 bản tuồng (tuồng Tửu hội  Lí Phụng Công).

    Chúc cậu học vui vẻ nha ^^

    Nhớ tick mình nhé^^

      bởi Anh Pham 02/01/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

    Nguyễn Công Trứ tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn. Ông sinh ngày mồng 1, tháng 11, năm Mậu Tuất (tức ngày 19 tháng 12 năm 1778) tại huyện lỵ Quỳnh Côi, phủ Thái Bình. Thân phụ là Ðức Ngạn Hầu Nguyễn Công Tấn quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tri phủ Tiên Hưng - Thái Bình, thân mẫu là Nguyễn Thị Phan, con gái quan Quản nội thị tược Cảnh Nhạc Bá dưới triều vua Lê -  chúa Trịnh. Ông mất ngày 14/11 năm Mậu Ngọ (tức ngày 7/12/1858), thọ 80 tuổi tại quê nhà làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân.

    Theo các nhà nghiên cứu, từ nhỏ ông nổi tiếng học giỏi, hay thơ văn, tính cách phóng khoáng. Lớn lên trong những năm cuối của nhà Tây Sơn, đến đầu nhà Nguyễn, sau bao lần lận đận "lều chõng", mãi đến năm 41 tuổi (1819), ông mới thi đậu giải nguyên (1820 - 1847) làm quan dưới triều Nguyễn. Lần đầu tiên xuất chinh, Nguyễn Công Trứ giữ chức hành tẩu ở Quốc sứ quán (1820). Sau đó ông liên tiếp giữ các chức Tri huyện Ðường Hào, Hải Dương (1823), Tư nghiệp Quốc Tử Giám (1824), Phủ Thừa phủ Thừa Thiên (1825), tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (1826). Năm 1828, Nguyễn Công Trứ thăng Hữu Tham tri Bộ Hình, sang chức Dinh điền sứ. Năm 1832 ông được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, cùng năm thăng Tham tri Bộ Binh, giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải An.

    Năm 1840 giữ chức Tả Ðô Ngự sử viện đô sát, kiêm Tham tri Bộ binh, tán lý cơ vụ đồn trấn Tây. Năm 1845 làm chủ sự Bộ hình, năm 1846 làm quyền án sát Quảng Ngãi, được hai tháng, ông lại đổi ra làm Phủ Thừa phủ Thừa Thiên, đến năm 1847 thăng làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Năm 1848, Tự Ðức nguyên niên, Nguyễn Công Trứ xin về hưu.[2]

    Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế, tới chức thượng thưtổng đốc[1]; nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, nhiều lần giáng liền ba bốn cấp như năm 1841 bị kết án trảm giam hậu rồi lại được tha, năm 1843 còn bị cách tuột làm lính thú,…

    Năm Tự Đức thứ hai 1848, ông nghỉ hưu với chức vụ Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Trong sách Đại Nam liệt truyện, Tập 3, Truyện các quan có nhận xét về ông:

    Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

     
    Hoạt động quai đê lấn biển vẫn tiếp diễn ở Kim Sơn

    Quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

    Do chính sách hà khắc của nhà Nguyễn dưới triều đại Gia Long và Minh Mạng nên đã xảy ra liên tiếp nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Nguyễn Công Trứ tuy là quan văn nhưng phải cầm quân, làm tướng, đánh đâu thắng đó: 1827 dẹp Khởi nghĩa Phan Bá Vành1833 dẹp Khởi nghĩa Nông Văn Vân1835 dẹp giặc Khách. Ông cũng góp nhiều công lớn trong cuộc Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845). Đến đời vua Tự Đức thứ 11 (1858), khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, thì ông đã 80 tuổi nhưng vẫn xin vua cho đi đánh giặc (theo SGK lịch sử 11 nâng cao 1998).

    Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

    Ông có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, đắp đê lấn biển, lập ấp, khai sinh các huyện Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình ngày nay), Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay)[1] vào những năm cuối thập niên 1820, đề xuất lập nhà học, xã thương ở nông thôn nhằm nâng cao dân trí và lưu thông hàng hóa. Những hoạt động của ông trong lĩnh vực kinh tế được nhân dân các vùng kể trên ghi nhớ. Hiện nay còn rất nhiều từ đường thờ cúng ông ở hai huyện nói trên và quê hương ông. Nhiều đình chùa tại các địa phương này cũng thờ ông và tôn ông làm thành hoàng làng.

    Thơ ca[sửa | sửa mã nguồn]

    Nguyễn Công Trứ là người có tài. Là một người của hành động, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. Ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó.

    Thế thái nhân tình gớm chết thay
    Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy

    Hoặc:

    Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
    Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi

    . Hoặc:

    Ra trường danh lợi vinh liền nhục
    Vào cuộc trần ai khóc trước cười.

    Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo dây và không giấu sự ngạo mạn:

    Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào
    Đã sa xuống thấp lại lên cao.

    Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời, là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả tài kinh bang tế thế. (ông vì không dược triều đình nhà nguyễn trọng dụng cái tài của mình đặc biệt là ở thời vua Tự Đức nên ông chán chường mới than thở trời sinh cho nhưng không được dùng)

    Trời đất cho ta một cái tài
    Giắt lưng dành để tháng ngày chơi.

    Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu đi chơi ông không dùng ngựa mà dùng . Bảy mươi ba tuổi ông cưới vợ, trả lời cô dâu khi nàng hỏi tuổi:

    Năm mươi năm trước, anh hai ba
    (Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam)

    Hoặc trong bài "Bỡn nhân tình":

    Tau ở nhà tau, tau nhớ mi
    Nhớ mi nên phải bước chân đi
    Không đi mi nói: răng không đến?
    Đến thì mi nói: đến làm chi

    Ngay lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông vẫn là người đầy khí phách:

    Kiếp sau xin chớ làm người
    Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
    Giữa trời vách đá cheo leo
    Ai mà chịu rét thì trèo với thông

    Ghi chú: Cây thông trong cách hiểu Nho-Khổng giáo là người quân tử.

    Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống, bản lĩnh trí tuệ và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân văn nhưng hóm hỉnh, đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi. Bạch vân gia huấn

      bởi Nguyễn Đức Thuận 04/08/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF