Phân tích bài ca dao: Làng ta phong cảnh hữu tình dân cư giang khúc như hình con long nhờ trời hạ kế sang đông.
Phân tích bài ca dao: Làng ta phong cảnh hữu tình dân cư giang khúc như hình con long nhờ trời hạ kế sang đông.
Trả lời (1)
-
Ca dao dân ca là những giá trị văn hóa tinh thần đẹp của nước ta, nó được người đọc tiếp nhận một cách vô thức giống như lời ru của mẹ. Rồi từ đó in sâu vào tâm hồn con người Việt Nam. Có những bài ca dao nói về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình và rộng hơn hết là nói về tình yêu quê hương đất nước da diết. Tiêu biểu là bài ca dao:
“Làng ta phong cảnh hữu tình,
Dân cư giang khúc như hình con long.
Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.
Vụ năm cho đến vụ mười,
Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.
Trời ra: gắng; trời lặn: về.
Ngày ngày, tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên…”
Như chúng ta đã biết đất nước ta cong cong hình chữ S ở một vị trí trung tâm ở khu vực Đông Nam Á đồng thời có khí hậu và đất đai rất có lợi cho việc trồng lúa nước. Do đó đất nước ta có nền nông nghiệp lúa nước rất lâu đời. Hàng năm nước ta sản xuất ra rất nhiều thóc gạo để phục vụ cho cuộc sống và nước ta là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai của thế giới. Từ đó làm cho cuộc sống của người dân được trở nên ấm no và hạnh phúc hơn.
Thiên nhiên nước ta trù phú và địa thế nhân hòa khí hậu mát mẻ tạo nên những hình ảnh đẹp của quê hương. Như những cánh đồng xanh bát ngát hương lúa non, những cánh cò bay lả dập dờn, những cánh diều tuổi thơ,.. Khiến con người Việt Nam mãi không quên được những hình ảnh đẹp này của quê hương đất nước.
Mở đầu bài ca dao tác giả đã khẳng định đây là một vẻ đẹp của chốn thôn quê:
“Làng ta phong cảnh hữu tình
Dân ca giang khúc như hình con long”
Đây là một miền quê với phong cảnh hữu tình mang đậm chất dân quê sâu sắc. Hai tiếng “làng ơi” nghe sao mà thân thương đến thế, chẳng biết tự bao giờ hình ảnh đó mãi in sâu vào tâm trí mỗi con người Việt Nam. Những bến nước, sân đình, cây đa,… những hình ảnh mộc mạc, giản dị mà gần gũi khiến ai cũng mãi nhớ đến nó và dù có đi xa rồi thì đã là người dân Việt Nam họ vẫn mãi không quên những hình ảnh này.
Phong cảnh làng ta đẹp đẽ và nên thơ bởi nơi đây là nơi chôn rau cắt rốn, nơi tâm hồn gắn liền với gia đình, bạn bè, những kỉ niệm tuổi thơ và đồng thời nơi đây là nơi tình yêu bắt đầu. Chúng ta đều trải qua những vui buồn, những nỗi nhớ da diết và những ước mơ ở đây nên bản thân mỗi chúng ta đã gắn bó một cách vô cảm và không thể chia lìa với “làng ta”.
Như vậy mới chỉ qua hai câu đầu mà ta đã thấy được tình yêu sâu sắc mà tác giả gửi gắm đến quê hương của chính mình. Tác giả không nói nhiều nhưng ta cũng dần nghĩ ra những vẻ đẹp bình dị mà chốn thôn quê thường có.
“Nhờ trời hạ kế sang đông,
Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi”
Đối với một người nông dân quanh năm suốt tháng gieo trồng thì họ luôn mong thời tiết mưa thuận gió hòa để vụ mùa được phát triển và đem lại năng suất cao để phục vụ cho chính cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của chính gia đình mình. Hai chữ “nhờ trời” là mong ước đơn giản nhỏ nhoi của những con người nông dân chân lấm tay bùn nhưng cực kì chất phát. Ta thấy được điều ước ấy thật là đẹp trong cuộc sống thuần nông giống bài:
“Người ta đi cấy lấy công
Tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông nắng trông ngày, trông đêm”
Hai câu ca dao tiếp theo là miêu tả cuộc sống lao động chốn làng quê:
“Vụ năm cho đến vụ mười,
Trong làng kẻ gái, người trai đua nghề…”
Như vậy ta thấy được nhân dân ta từ xưa đến nay kể cả con gái hay con trai đều rất chăm chỉ lao động. Tuy cuộc sống nông dân tay lấm tay bùn vất vả mệt nhọc nhưng họ vẫn luôn cố gắng và vui vẻ làm việc. Họ rất hăng say cùng nhau sản xuất để làm ra những bát cơm dẻo, những bát canh ngon để phục vụ cho cuộc sống không chỉ riêng họ mà cả những người xung quanh.
“Vụ năm – vụ mười, kẻ gái – người trai, trời ra – trời lặn, gắng – về” thể hiện nhịp sống của người nông dân từ bao đời nay.
“Trời ra: gắng; trời lặn: về,
Ngày ngày, tháng tháng, nghiệp nghề truân chuyên”
Nhịp sống ấy đã trở thành một thói quen khiến người nông dân cứ theo thế mà làm quanh năm suốt tháng không biết mệt mỏi. Bởi họ rất lạc quan cùng nhau làm muộn việc. như những lần họ cùng nhau cấy một cánh đồng từ trên xuống dưới đồng họ trò chuyện vui cười đến khi mặt trời lên cao đỉnh đầu họ vẫn hăng say làm việc và quên cả thời gian. Như vậy ta thấy được cuộc sống tuy có đôi chút vất vả nhưng tràn đầy niềm vui.
Qua bài ca dao này ta thấy được phong cảnh quê hương nước ta thật đẹp đẽ và nên thơ. Đặc biệt là khung cảnh làng quê ôi sao mà bình dị và thân thương đến thế. Nó như một bản nhạc không lời nhẹ nhàng du dương đi vào sâu trong tâm hồn con người Việt Nam một cách vô thức. Vì thế mà dù xã hội có phát triển đất nước có đổi thay thì những hình ảnh làng quê mộc mạc ấy sẽ vẫn mãi khắc sâu vào những trang sách và tâm hồn con người Việt Nam.
bởi hai trieu 25/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời