Chứng minh cho nhận định: Bạch Đằng giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam?
Chứng minh cho nhận định: Bạch Đằng giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam?
Trả lời (1)
-
Phú là một trong những thể văn tiêu biểu của văn học cổ. Và chúng ta vẫn nhắc đến Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu) như một đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.
Phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc,bàn chuyện đời,… Bạch Đằng giang phú là một trong những sáng tác văn học nổi bật thời Trần, hấp dẫn bao thế hệ người đọc bởi lòng tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn sâu sắc. Để thể hiện xúc cảm nghệ thuật của mình, Trương Hán Siêu đã lựa chọn thể phú và thực sự thành công với thể văn đó.
Sự mẫu mực của Bạch Đằng giang phú trước hết được thể hiện ở cách cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn. Lời dẫn chuyện của tác giả cuốn chúng ta theo bước chân tiêu dao của nhân vật “khách” đến sông Bạch Đằng. Tại đây, “khách” gặp các vị bô lão. Hai bên đã kể và bình luận chiến tích trên sông Bạch Đằng. Cảm hứng trữ tình được thể hiện một cách tự nhiên. Người đọc không bị gò vào những câu chữ “đao to búa lớn” để cảm nhận tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn của người viết.Nhắc lại những chiến công hào hùng của thời đại mình nhưng lời văn không khoa trương, sáo rỗng mà hết sức sống động, thể hiện rõ sự tôn kính.
Bên cạnh cấu tứ đơn giản, hấp dẫn, Bạch Đằng giang phú còn có bố cục chặt chẽ. Thông thường, một bài phú thường gồm bốn đoạn. Bố cục của Bạch Đằng giang phú của bài phú nói chung. Đoạn thứ nhất (từ Khách có kẻ… dấu vết luống còn lưu) thể hiện cảm xúc lịch sử của nhân vật “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng. Đoạn thứ hai (từ Bên sông các bô lão… nghìn xưa ca ngợi) là lời các bô lão kể với “khách” về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn thứ ba (từ Tuy nhiên: Từ có vũ trụ… nhớ người xưa chừ lệ chan) là suy ngẫm và bình luận của các bô lão về những chiến công xưa. Và đoạn cuối (từ Rồi vừa đi vừa ca rằng… cốt mình đức cao) là lời khẳng định vai trò và đức độ của con người. Bốn đoạn văn này có nội dung logic như bố cục chung của bài phú cổ thể: mở – giải thích – bình luận – kết, các thành phần này hô ứng với nhau. Đây chính là biểu hiện của sự mẫu mực trong hình thức nghệ thuật của văn bản.
Một phương diện khác làm nên đỉnh cao nghệ thuật này là lời văn linh hoạt. Đọc bài phú, dễ dàng nhận thấy sự uyển chuyển của lời văn.Khi thì người kể chuyện đứng ra kể lại câu chuyện:
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết…
Nhưng cũng có lúc chúng ta được nghe trực tiếp cuộc đối thoại giữa nhân vật “khách” và các bô lão:
Rồi vừa đi vừa ca rằng:
“Sông Đằng một dải dài ghê…
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
“Anh minh hai vị tướng quân,…
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Khi thì tác giả viết những câu văn dài, dõng dạc, gợi không khí trang nghiêm:
Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.
Khi thì lại viết những câu ngắn gọn, sắc bén, gợi lại khung cảnh chiến trận căng thẳng, gấp gáp:
Thuyền bè muôn đội, tinh lì phấp phới,
Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói.
Khiến cho mỗi lời văn của Trương Hán Siêu có sức cuốn hút đặc biệt với mỗi chúng ta. Tại sao lại như vậy? Trả lời câu hỏi này phải xuất phát từ hai khía cạnh: hình tượng nghệ thuật và ngôn từ?
Bạch Đằng giang phú đã xây dựng nhiều hình tượng nghệ thuật sinh động vừa gợi hình sắc trực tiếp, vừa mang ý nghĩa khái quát, triết lí. Thế nên chỉ bằng vài nét vẽ, Trương Hán Siêu đã gợi nên trước mắt người đọc trọn vẹn hình ảnh dòng sông vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, trữ tình:
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu,
Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.
Hay khi tái hiện lại cuộc đối đầu giữa ta và địch, những hình tượng kì vĩ, mang tầm vóc của đất trời, được tác giả đặt trong thế đối lập nhật nguyệt / mờ, trời đất / đổi báo hiệu cuộc thủy chiến kinh thiên động địa. Hình ảnh quân Nguyên Mông thảm bại trên sông Bạch Đằng được Trương Hán Siêu so sánh với quân Tào Tháo, Bồ Kiên trong trận Xích Bích, Hợp Phì nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc:
Khác nào như khi xưa:
Trận Xích Bích quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Người đọc vừa dễ dàng hình dung ra sự thê thảm của quân giặc, lại vừa được mở mang thêm kiến thức lịch sử lí thú.
Thêm vào đó, bài ca được đan dệt bằng lớp ngôn từ vừa sang trọng, hào sảng, vừa lắng đọng, gợi cảm. Văn bản chúng ta được tiếp cận trong sách giáo khoa là văn bản dịch nhưng thông qua đó, ít nhiều ta cũng cảm nhận được vẻ đẹp ngôn từ của sáng tác. Nói chung, âm hưởng toát lên từ lớp ngôn ngữ của Bạch Đằng giang phú là xúc động, tự hào, ngợi ca thành kính. Cùng với cấu tứ, bố cục, lời văn, cách xây dựng hình tượng nghệ thuật, ngôn từ bài ca đã làm nên thành công cho văn bản văn học này.
Sau Bạch Đằng giang phú, văn học trung đại Việt Nam còn xuất hiện nhiều bài ca được viết cùng thể văn này. Nhưng có lẽ chỉ sáng tác của Trương Hán Siêu mới được tôn lên vị trí cao nhất.
bởi trang lan 24/12/2019Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
từ thân phận người phụ nữa trong bài thơ ''tự tình 3''của Hồ Xuân Hương anh chị hãy viết một bài văn theo chủ đề VƯỢT LÊN SỐ PHẬN .
mọi người giúp em với ạ
25/11/2022 | 0 Trả lời
-
Đề tài nghiên cứu văn học nhân gian
28/11/2022 | 0 Trả lời
-
chi tiết kì ảo bài sự tích cây lúa và tác dụng
29/11/2022 | 0 Trả lời
-
Nhân vật "tôi" đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong bài thơ? Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, ngắt nhịp, gieo vần và tác dụng của chúng trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng nhân vật "tôi"?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Cảm hứng đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống nào của người Việt Nam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Xác định nội dung của bài thơ Nắng mới – Lưu Trọng Lư
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu:
“Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.”
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội? Tác dụng của biện pháp đó?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị xúc cảm gì về một người thân yêu nhất của mình?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Nhận xét của em về mối quan hệ giữa "nắng mới" và "me tôi" trong bài thơ?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Trong bốn văn bản đã đọc của bài học này, văn bản nào gợi cho bạn nhiều cảm xúc nhất? Vì sao?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Sau khi học xong bài học này, bạn thu nhận thêm được điều gì mới về những kĩ năng?
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
Kỉ niệm có giá trị gì đối với cuộc sống của chúng ta?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của bà, điều gì đã khiến Thanh cảm thấy nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt...? Điều đó cho thấy sự khác biệt thế nào giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Tìm một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam. Ý nghĩa của sự đan xen đó là gì?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Những kỉ niệm tuổi thơ nào đã trở về với Thanh khi anh về thăm bà trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh cảm xúc gì? Qua đó, bạn cảm nhận như thế nào về nhân vật này?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm giữa Thanh và Nga trong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam? Dựa vào đâu mà bạn có thể cảm nhận như vậy?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Bạn hiểu thế nào về câu nói đi để trở về sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam?
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan - Thạch Lam
29/11/2022 | 1 Trả lời
-
Liệt kê các dòng thơ trực tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả và nêu tác dụng của chúng. Xác định chủ thể trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng
30/11/2022 | 1 Trả lời
-
LÀm bản báo cáo : Nghiên cứu hình tượng người phụ nữ trong chùm thơ ‘tự tình’ của hồ xuân hương
30/11/2022 | 0 Trả lời