YOMEDIA
NONE

Nội dung vấn đề cơ bản của triết học?

1. nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm

a. hai mặt b.hai vấn đề c. hai nội dung d.hai câu hỏi

 

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (3)

  • Cứu với :(( Ai trả lời đi ...

      bởi Nhi Chun 10/01/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • VĐCBCTH có hai mặt:

    1) Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

    2) Con người có khả năng nhận thức được thế giới không? Có khả năng phản ánh đúng đắn hiện thực không?

    Vậy chọn B nha  <3

    Chúc cậu học vui vẻ ^^  Nhớ tick mình

      bởi Anh Pham 10/01/2019
    Like (2) Báo cáo sai phạm
  • – Theo Ăng-ghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học.

    – Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
    + Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái nào là tính thứ nhất, cái nào là tính thứ hai. Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến hình thành hai khuynh hướng triết học đối lập nhau:

    ·                           Những quan điểm triết học cho vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai hợp thành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư tưởng triết học có ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ cổ đại; Chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII – XVIII; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

    ·                           Ngược lại, những quan điểm triết học cho ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm lại được thể hiện qua hai trào lưu chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon, Hêghen…) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (Beccli, Hium…)

    Bạn đã nắm vững kiến thức: Định nghĩa vật chất của Lênin

    + Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? (Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay không, tư duy có thể phản ánh được tồn tại hay không?). Mặt này còn được gọi là mặt nhận thức.

    ·                           Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song, do mặt thứ nhất quy định, nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc con người.

    ·                           Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy.

    ·                           Một số nhà triết học duy tâm khác như Hium, Can-tơ lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Đây là những người theo “Bất khả tri luận” (Thuyết không thể biết). Khuynh hướng này không thừa nhận vai trò của nhận thức khoa học trong đời sống xã hội.

    Đối với các hệ thống triết học, vấn đề cơ bản của triết học không chủ được thể hiện trong các quan niệm có tính chất bản thể luận, mà còn được thể hiện trong các quan niệm chính trị – xã hội, đạo đức và tôn giáo, tất nhiên có thể là nhất quán hoặc là không nhất quán.

    Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên suốt lịch sử phát triển của tư tưởng triết học và thể hiện tính đảng trong triết học.

     

    Hai mặt vấn đề cơ bản của triết học này tác động qua lại lẫn nhau.

      bởi B Ming_ 13/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF