YOMEDIA
NONE

Vì sao sông núi nước nam đc coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên vậy

Vid sao sông núi nước nam được coi lad bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên
Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (12)

  • Vì lời thơ hùng hồn,khẳng định chủ quyền lãnh thở,nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó
      bởi Thư Nguyễn Lê Anh 05/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Vì đây là bài thơ khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ và nêu cao quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược
      bởi Bui Phuc 07/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì bài thơ khẳng định lại chủ quyền độc lâp của dân tộc ta, kẻ thù không được xâm phạm nếu không thì sẽ nhận lấy thất bại.

      bởi ☁ Mưa ☁ 07/11/2019
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • bài thơ khẳng định được chủ quyền lãnh thổ của dân tộc 
    -khẳng định ý chí bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta 
    -khẳng định tinh thần yêu nước

      bởi Lê Trần Khả Hân 10/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì:
    ​-bài thơ khẳng định được chủ quyền lãnh thổ của dân tộc 
    -khẳng định ý chí bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta 
    -khẳng định tinh thần yêu nước

      bởi blackpink rose 12/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì: ​

    -Bài thơ khẳng định được chủ quyền lãnh thổ của dân tộc

    -Khẳng định ý chí bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta

    -Khẳng định tinh thần yêu nước

      bởi Hk DP'kseven 13/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì...................

    Trong tiến trình lịch sử oanh liệt đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc đã xuất hiện những bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, mà Nam quốc sơn hà là bản mở đầu.

    Đại Việt ta khởi đầu sự nghiệp của mình bằng sự tạo lập nhà nước Văn Lang của các vua Hùng bên bờ sông Hồng. Mười tám đời cha truyền con nối, tổ tiên ta vẫn khẳng định được vị thế của mình. Từ Văn Lang phát triển thành Âu Lạc, núi sông bờ cõi đã được mở mang. Nhưng rồi chỉ một phút mất cảnh giác của An Dương Vương mà sự nghiệp mấy trăm năm tổ tiên gây dựng tan thành mây khói. Mất nước là mất tất cả, vẫn sống ở đất mình mà thành kẻ nô lệ. Gông cùm xiềng xích đè nặng cả ngàn năm. Suốt đêm trường tối tăm ngột ngạt của kiếp nô lệ lầm than mà sức sống Đại Việt vẫn rất tiềm tàng. Bản lĩnh ngoan cường đã giúp cha ông ta bảo tồn được nòi giống, giữ gìn được bản sắc và giành lại được chủ quyền dân tộc vào đầu thế kỉ X.

    Từ thế kỉ X, quốc gia phong kiến Đại Việt độc lập đã được xây dựng. Các nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê rồi Lí kế tiếp nhau trị vì đất nước đến nay đã hơn trăm năm. Nhưng bọn phong kiến phương Bắc, với tư tưởng bá quyền nước lớn, muốn thống trị toàn thiên hạ vẫn ngông cuồng xâm lược Đại Việt, những tưởng có thế lại biến nước ta thành quận huyện của chúng như xưa. Đã đến lúc dân tộc ta phải đĩnh đạc lên tiếng khẳng định lại chủ quyền của mình! Và bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên đã ra đời:

    Sông núi nước Nam vua Nam ở

     Vằng vặc sách trời chia xứ sở

    Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

    Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

    Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là chân lí độc lập bất hủ!

    Song, dễ hiểu rõ ý nghĩa sâu sắc và thiêng liêng trong lời tuyên ngôn này, cần nhìn từ góc độ nguyên tác chữ Hán của bài thơ:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép:

    Nam quốc sơn hà Nam đế cư.

    Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.

    Trong Hán tự, quốc là chữ dùng đế chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.

    Từ thế kỉ VI, người anh hùng Lí Bí của Đại Việt sau khi khởi nghĩa chống ách nô dịch thắng lợi đã tự xưng là Lí Nam Đế. Một thái độ phủ nhận uy quyền nước lớn.

    Thái độ ấy, một lần nữa được nhắc lại trong Sông núi nước Nam. Khẳng định nước Nam (Nam quốc) là của người Nam (Nam đế) là sự ý thức sâu xa về chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc. Hơn nữa, thái độ ấy là tư thế của một dân tộc dám kiêu hãnh đứng thẳng làm người, giơ một quả đấm thép giáng thẳng vào bộ mặt kiêu căng ngạo mạn của bọn phong kiến Trung Quốc coi nước khác chỉ là chư hầu của chúng, coi dân tộc khác chỉ là nô lệ của chúng.

    Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là “lẽ phải”, là “sự thật” hiển nhiên, bởi giang sơn bờ cõi này là do tự bàn tay dân tộc ta đã gây dựng. Nó đã tồn tại từ mấy ngàn năm nay.

    Ngay đến cả đấng thần linh tối cao là “Trời” cũng phải thừa nhận và ghi rõ trong “sách trời”:

    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.

    Thêm một lần nữa, bài thơ nhấn mạnh tính chất tất yếu của quyền độc lập tự chủ và khát vọng chính đáng của một dân tộc.

    Càng khát khao độc lập tự chủ, dân tộc ta càng kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập. Ý chí ấy được khẳng định ở hai câu kết của bài thơ:

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm.

    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

    Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời.

    Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước.

    Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

    Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và toả sáng đến muôn đời.



     

      bởi Phạm Danh 13/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
    • uyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:
      • Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.
      • Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
    •  Ngoài Nam quốc sơn hà, tai tác phảm sau này cũng được coi là bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai và Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc.
      bởi Phạm Dũng 17/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì nó khẳng ddingj chủ quyền đất nước về mặt lãnh thổ

      bởi Phí Thị Ánh Ngọc 19/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • vì nó khẳng định chủ quyền đọc lập của nước ta nếu có kẻ xâm lược ắt sẽ thất bại

      bởi Huỳnh Anh Kha 21/11/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Vì bài thwo bảo vệ đọc lập về chủ quyền lãnh thổ, thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc nên được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

      bởi Phí Minh Đức 22/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  •  bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc. Bài thơ cũng khích lệ tinh thần nhân dân đấu tranh giành độc lập và cũng đã đánh vào tâm lý của giặc khiến giặc e sợ.

      bởi hoàng vinh 22/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF