YOMEDIA
NONE

Thế nào là đoạn văn

1, Em hiểu thế nào là đoạn văn ? Đoạn văn có những đặc điểm nào?

2, Người ta dùng phương tiện gì để liên kết đoạn văn?

3, Văn nghị luận là gì? Văn nghị luận có những đặc điểm nào?

4, Em đã học những kiểu bài nghị luận nào? Phương pháp chủ yếu được dùng trong các kiểu bài nghị luận?

5, Đặc điểm chung về cấu trúc văn nghị luận là gì ?

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (2)

  • Câu 3:Văn nghị luận là:

    Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

    Đặc điểm của văn nghị luận:

    - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

    - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

      bởi le huu tuan anh 10/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • Tác phẩm văn chương là một hiện tượng độc đáo được sáng tạo theo quy luật của tình cảm, là kết quả của "nỗi thống khổ và sự giải thoát". Tác phẩm văn chương tiềm ẩn bao điều về cuộc sống, con người... và khả năng khơi gợi ở người đọc những rung cảm sâu xa. Song để phát hiện, khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương, sống với nó quả là điều không mấy dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Có lẽ vì vậy mà bao thế hệ các thầy cô giáo dạy văn, nhất là các thầy cô dạy các em học sinh giỏi môn Ngữ văn luôn băn khoăn, trăn trở về vấn đề tiếp nhận văn học.

    Nhiều năm trở lại đây, vấn đề tiếp nhận tác phẩm không chỉ là mối quan tâm của lí luận văn học mà còn là đối tượng của rất nhiều khoa học nghiên cứu văn học. Nếu như vai trò sáng tạo của nhà văn có lịch sử nghiên cứu khá đầy đặn thì vai trò của người đọc, bản chất của quá trình tiếp nhận văn học dẫu đã được ―canh tác‖ ít nhiều vẫn còn là mảnh đất khá màu mỡ, mời gọi khám phá. 

    Hơn thế, vấn đề tiếp nhận văn học cũng là một trong những phương diện kiến thức trọng tâm được dùng để ra đề thi cho đối tượng học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 THPT. Vì những lí do trên, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu về đề tài:

    Tiếp nhận văn học.

    2. Đối tượng nghiên cứu

    Vấn đề tiếp nhận văn học trong dạy và học môn Ngữ văn ở nhà trường THPT.  

    3. Mục đích nghiên cứu

    -  Tái tạo hệ thống kiến thức lí thuyết về tiếp nhận văn học.

    -  Xây dựng hệ thống đề và đáp án về tiếp nhận văn học áp dụng ôn luyện cho kì thi học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 THPT.

    4.      Phương pháp nghiên cứu:

    Trong chuyên đề này người viết sử dụng những phương pháp cơ bản như:

     Thu thập và xử lý thông tin.

     Phân tích, tổng hợp, so sánh.

     Ra đề, xây dựng ma trận, đáp án.

     

    5.        Cấu trúc chuyên đề:

    Phần nội dung sáng kiến kinh nghiệm có cấu trúc như sau:

    Phần I: Lí thuyết tiếp nhận văn học

    Phần II: Hệ thống đề và đáp án ôn luyện về tiếp nhận văn học.

    Phần III: Hệ thống đề ôn tập về nhà.

     

    PHẦN NỘI DUNG

     I.  LÍ THUYẾT TIẾP NHẬN VĂN HỌC

    1. Khái niệm

    Theo từ điển thuật ngữ văn học: Tiếp nhận văn học là quá trình chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mỹ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tình cảm, quan niệm nghệ thuật, tài nghệ của nhà văn … đến sản phẩm sau khi đọc: Cách hiểu, ấn tượng, trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng tạo bản dịch.

    Theo SGK Ngữ văn 12, tập 2: Tiếp nhận văn học là quá trình người đọc hòa mình vào tác phẩm, rung động với nó, đắm chìm trong thế giới nghệ thuật được dựng lên bằng ngôn ngữ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn mình, người đọc khám phá ý nghĩa của từng câu chữ, cảm nhận sức sống của từng hình ảnh, hình tượng, nhân vật, dõi theo diễn biến của câu chuyện, làm cho tác phẩm từ một văn bản khô khan biến thành một thế giới sống động, đầy sức cuốn hút. Như vậy, tiếp nhận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật theo tâm trí mình.

    Cần phân biệt tiếp nhận và đọc. Tiếp nhận rộng hơn đọc, vì trước khi có chữ viết và công nghệ in ấn, tác phẩm văn học đã được truyền miệng. Ngày nay, khi tác phẩm văn học chủ yếu được in ra, nhiều người vấn tiếp nhận văn học không phải do đọc bằng mắt mà nghe bằng tai, như nghe chính tác giả đọc thơ, nghe ―đọc truyện đêm khuya trên đài phát thanh …

    2. Tính chất tiếp nhận văn học

    2. 1. Tiếp nhận là giai đoạn cuối cùng của quá trình sáng tác

    Nếu ví tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của nhà văn, nhà văn phải thai nghén, mang nặng, đẻ đau thì hoàn thành văn bản tác phẩm chỉ ứng với lúc đứa con được sinh ra, đứa con chào đời. Còn sự sống, cuộc đời, số phận của nó như thế nào là chưa nói đến. Số phận đứa con sẽ được định đoạt như thế nào là tùy thuộc vào nó và xã hội chung quanh. Số phận của tác phẩm nghệ thuật như thế nào là tùy thuộc vào nó và người tiếp nhận nó. Chỉ đến khi được người đọc tiếp nhận thì hoạt động sáng tạo nghệ thuật mới hoàn tất. Một tác phẩm nghệ thuật được viết xong nhưng nằm im trong ngăn kéo của nhà văn hoặc không được ai đoái hoài tới thì chưa phải là tác phẩm nghệ thuật thực sự. Sơ đồ của quá trình sáng tác - giao tiếp của văn chương như sau: Nhà văn - Tác phẩm - Bạn đọc.

    Như vậy, có ba giai đoạn của quá trình sinh tồn sản phẩm văn chương: Giai đoạn một là giai đoạn hình thành ý đồ sáng tác, giai đoạn hai là giai đoạn sáng tác. Ðây là giai đoạn ý đồ sáng tác cộng với tài năng sáng tạo được vật chất hóa trong chất liệu ngôn ngữ, thành tác phẩm. giai đoạn ba là giai đoạn tiếp nhận của bạn đọc.

    Ðây là giai đoạn văn bản tác phẩm thoát ly khỏi nhà văn để tồn tại một cách độc lập trong xã hội, trong từng người đọc.

    2.2. Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp 

    Tiếp nhận văn học là một quá trình giao tiếp. Sự giao tiếp giữa tác giả và người tiếp nhận là mối quan hệ giữa người nói và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẻ, cảm thông. Bao giờ gười viết cũng mong người đọc hiểu mình, cảm nhận những điểu mình muốn gửi gắm, kí thác. Cao Bá Quát từng nói: ―Xưa nay , nỗi khổ của người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời không gì bằng sự gặp gỡ‖. Gặp gỡ, đồng điệu hoàn toàn là điều vô cùng khó khăn. Song dẫu không có được sự hoàn toàn, tác giả và người đọc thường vẫn có được sự tri âm nhất định ở một số khía cạnh nào đó, một số suy nghĩ nào đó. 

    Đọc Truyện Kiều, người không tán thành quan điểm ―Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau của Nguyễn Du vẫn có thể chia sẻ với ông nỗi đau nhân thế; người không bằng lòng với việc tác giả để cho Từ Hải ra hàng vẫn có thể tâm đắc với những trang ngợi ca người anh hùng ―Chọc trời khuấy nước mặc dầu – Dọc ngang nào biết trên đầu có ai… 

    2.3. Tính khách quan của tiếp nhận văn học    

    Tiếp nhận văn chương là một hoạt động xã hội - lịch sử, mang tính khách quan. Tác phẩm sau khi thoát ly khỏi nhà văn thì nó trở thành một hiện tượng tinh thần, một khách thể tinh thần tồn tại một cách khách quan đối với người đọc. Người đọc tiếp nhận nó là một kiểu phản ảnh, nhận thức thế giới. Mà nhận thức nào cũng có phương diện chủ quan và phương diện khách quan của nó. Hơn nữa, một nhận thức đúng đắn là một nhận thức tiếp cận được với bản chất và quy luật của đối tượng. Nội dung của tác phẩm trước hết là do những thuộc tính nội tại của nó tạo nên, là cái vốn có chứa đựng trong bản thân tác phẩm. 

    Có thể nói tác phẩm nghệ thuật gồm có hai phần, phần cứng và phần mềm.

    Phần cứng là văn bản, là sự khái quát đời sống, là một hệ thống ý nghĩa, tiếp nhận phụ thuộc vào các tương quan đời sống xã hội, phụ thuộc vào lòng người đọc. Phần cứng tạo ra cơ sở khách quan của tiếp nhận. Trong phần cứng này, có nhiều phương diện để tạo ra tính khách quan cho tiếp nhận văn chương. Thứ nhất là hiện thực đời sống được phản ảnh. Thứ hai là chất liệu nghệ thuật xây dựng hình tượng phản ánh đời sống là trên cơ sở ngôn ngữ toàn dân, thứ ba là sự định hướng nội tại của tác phẩm vào việc tác động thẩm mĩ do nhà văn tạo nên. Nhà văn không giản đơn chỉ làm cái truyền đạt những hiểu biết đời sống, những quan sát, những phát hiện nghệ thuật của mình mà anh ta còn hướng tới việc thể hiện những cái đó sao cho chúng gây ấn tượng nhiều nhất đến công chúng độc giả. Ðây là thuộc tính tất yếu của tác phẩm ở cả nội dung và hình thức.

    Phải thấy, Văn bản là một tổ chức có tính liên kết và mạch lạc. Văn bản có đặc điểm thể loại. Từ ngữ và hình ảnh có những ý nghĩa do truyền thống văn hóa dân tộc và thời đại quy định. Người đọc không thể bất chấp các đặc trưng biểu đạt của văn bản, không thể tùy tiện cắt xén câu văn hay áp đặt ý nghĩa. Như thế văn bản vẫn là phương thức tồn tại khách quan của tác phẩm, quy định hoạt động tiếp nhận của người đọc. Sự tiếp nhận phải phù hợp với dữ liệu khách quan của văn bản mới thực sự có giá trị. Do đó, cần khẳng định tính khách quan của tiếp nhận. Mọi người đọc đều có thể phát huy sự tìm tòi, cảm nhận của mình, song sự cảm nhận đó phải có cơ sở trong toàn bộ văn bản.

    Chính cơ sở khách quan của việc tiếp nhận tác phẩm đã tạo ra ấn tượng chung đồng nhất ở mọi người đọc. Phần cứng của tác phẩm tạo ra phần nội dung tương đồng bất biến từ tác giả đến mọi người đọc. Rõ ràng là, độc giả hay khán giả sau khi cùng xem xong một tác phẩm nghệ thuật nào đó đều có một ấn tượng chung về một nhân vật nào đó. Trong dân gian những nhân vật nghệ thuật sau đây đã đi vào cuộc sống có ấn tượng tương đồng ở mọi người: Trương Phi, Tào Tháo; (Nóng như

    Trương Phi, Ða nghi như Tào Tháo) Sở Khanh, Hoạn Thư (người nào lừa đảo phụ nữ được gán cho hiệu Sở Khanh, người phụ nữ nào hay ghen và ghen một cách cay độc thì được gán cho hiệu máu Hoạn Thư).  

    2.4. Tính chủ quan của tiếp nhận văn học

    Trong tính giao tiếp giữa tác phẩm và độc giả, cần chú ý tính chất cá thể hóa, tính chủ động, tích cực của người tiếp nhận. Ở đây, năng lực, thị hiếu, sở thích cá nhân đóng vai trò rất quan trọng; tùy theo lứa tuổi già hay trẻ, trình độ học vấn cao hay thấp, kinh nghiệm nhiều hay ít mà có kết quả tiếp nhận cụ thể, riêng biệt cho mỗi người. Thậm chí cùng một người, lúc nhỏ đọc tác phẩm ấy đánh giá khác, sau lớn lên đánh giá khác, về già lại đánh giá khác. Hơn thế, người đọc khi đến với tác phẩm văn học có nhiều tâm trạng vui buồn khác nhau, có trình độ văn hóa khác nhau, có thái độ định kiến hoặc vô tư, phóng khoáng khác nhau. Có bao nhiêu người đọc một tác phẩm  thì có bấy nhiêu ―dị bản‖ về tác phẩm ấy trong tâm hồn, xét về đậm nhạt, nông sâu, toàn diện hay phiến diện. Người thì hứng thú với các chi tiết này, người lại kể lể say sưa với các chi tiết nọ, và hình như ai cũng có cái lí của mình. Chẳng hạn, cùng đọc truyện Bà chúa tuyết của An-đéc-xen, trẻ em và người lớn đều thích thú nhưng cách hiểu của mỗi người lại không giống nhau. Vẫn là bài Thơ duyên của Xuân Diệu nhưng khi buồn đọc khác, khi vui đọc khác, khi đang yêu đọc khác, …

    Tính khuynh hướng trong tư tưởng, tình cảm, trong thị hiếu thẩm mĩ càng làm cho sự tiếp nhận văn học mang đậm nét cá nhân và chính sự chủ động của người tiếp nhận đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm. Nhưng khẳng định tính chủ quan của tiếp nhận không có nghĩa là người đọc hoàn toàn tự do muốn hiểu văn bản thế nào cũng được.

    2.5. Tính khuynh hướng xã hội của tiếp nhận văn học  

    Tiếp nhận văn chương tuy mang dấu ấn cá nhân sâu sắc nhưng chưa bao giờ là hoạt động thoát ly khỏi điều kiện lịch sử xã hội. Hoạt động nghệ thuật luôn luôn là hoạt động mang tính khuynh hướng xã hội mạnh mẽ. Khuynh hướng xã hội, đời sống thực tế sẽ chi phối mạnh mẽ đến quá trình tiếp nhận văn chương của mỗi cá nhân. Mỗi cá nhân đến với tác phẩm không chỉ đem đến cho nó cái tôi mà còn cái ta nữa.

    Họ cắt nghĩa tác phẩm trên cơ sở lập trường giai cấp, lợi ích xã hội. Tiếp nhận Truyện Kiều, Nguyễn Khuyến suy ngẫm về xã hội đồng tiền trở thành cán cân công lí mà Nguyễn Du lên án:

    Có tiền việc ấy mà xong nhỉ

    Ðời trước làm quan cũng thế a?

    Rõ ràng Nguyễn Khuyến đã nhìn Truyện Kiều từ điều kiện lịch sử mà ông đang sống. Vịnh Kiều nhưng lên án xã hội đương thời. Ðời trước làm quan cũng thế, cũng như đời nay. Ðó là tiền. 

    Sau khi nhà văn hoàn tất văn bản tác phẩm thì, tác phẩm nghệ thuật bắt đầu trôi nỗi trong dòng đời và đón nhận số phận lịch sử của mình. Có tác phẩm vừa mới ra đời, liền được người đọc vồ vập ấp iu, nhưng sau đó bị lãng quên. Có tác phẩm, lúc mới ra đời thì bị hắt hủi, lãng quên nhưng sau đó lại được nâng niu trân trọng. Có tác phẩm đời sống của nó êm ả hoặc sáng chói lâu dài, có tác phẩm mờ mờ ảo ảo… Có tác phẩm cùng trong một thời đại nhưng bạn đọc, người ghét, kẻ yêu, người khen, kẻ chê. Lại có tác phẩm ý đồ nhà văn một đằng mà người đọc hiểu một nẻo. Truyện Kiều ở ta là một thí dụ. Ngày nay chúng ta xem Truyện Kiều là một kiệt tác văn chương dân tộc. Và thực sự Truyện Kiều đã làm nhiều thế hệ mê mẫn. Trong đó, có vua Tự Ðức:

    Mê gì mê thú tổ tôm

    Mê ngựa Hậu bổ, mê nôm Thúy Kiều.

    Nhưng không phải đã không có thời , có người sợ Truyện Kiều

    Làm trai chớ đọc Phan Trần

    Làm gái chớ đọc Thúy Vân, Thúy Kiều.

    Hiện tượng có những tác phẩm nào đấy mà số phận của nó sự thăng trầm qua các thời đại thì không phải lúc thăng là do công chúng thời đại đó thông minh còn lúc trầm là do công chúng thời đại đó dốt nát. Ðiều chính yếu là do xu hướng tư tưởng thời đại tác động đến. Việc tiếp nhận Thơ mới ở ta chẳng hạn. Khi phong trào Thơ mới ra đời, người đọc rầm rộ đón nhận, nhất là thanh niên, nhưng sau đó, khi đất nước tiến hành cuộc sống chiến chống Pháp, Mĩ thì Thơ mới đã trở nên cũ. Vì nó làm ủy mị con người kiên cường xông pha lửa đạn. Ngày nay, đất nước hoà bình xây dựng, người ta lại tiếp nhận Thơ mới như là nó vẫn mới. Ðúng như Kharavchenko nói: Mỗi thời đại riêng thường thích hợp với những sắc điệu khác nhau trong tác phẩm nghệ thuật với những phương diện khác nhau của khái quát hình tượng của nó.

     

    3. Người đọc trong quá trình tiếp nhận văn học

    3.1. Vai trò của người đọc  

    Lấy mối quan hệ tác giả - tác phẩm - bạn đọc làm căn cốt, xưa nay có nhiều ý kiến khác nhau về yếu tố trung tâm của hoạt động văn học. Trước đây, có một quan niệm đã trở thành quán tính trong nghiên cứu phê bình: lấy tác giả cùng cá tính sáng tạo làm trung tâm. Nó xem nhẹ vai trò của bạn đọc và quá trình tiếp nhận. Ý tưởng của nghệ sĩ là nòng cốt, là ―chỉ dẫn của Chúa‖ để soi đường cho những tín đồ văn chương mải miết đi tìm chân lí. Tiếp nhận được xem như một nỗ lực phóng chiếu tinh thần nghệ sĩ vào tác phẩm, truy tìm ánh xạ tâm hồn nhà văn trong bề mặt ngôn ngữ, văn bản.

    Theo đó, phê bình cố gắng lần tìm theo lối người viết đã đi để dựng lại một tác phẩm văn học duy nhất trong ý đồ sáng tạo. Hướng nghiên cứu phổ biến và lí tưởng một thời là tiếp cận trực tiếp với tác giả, khai thác địa đồ nhà văn đã phác thảo, lí giải tác phẩm bằng chỉ dẫn trực tiếp. Vấn đề đặt ra: làm cách nào để tìm hiểu các tác phẩm khuyết danh, các sáng tác của các nhà văn không đồng thời với chúng ta hay nhà văn đã mất? Nếu tác giả không để lại bất kì chỉ dẫn nào ngoài văn bản thì có nghĩa chiếc chìa khoá đi vào văn bản mãi mãi bị vùi lấp.

    Xem tác phẩm văn học ―như một quá trình, các nhà nghiên cứu đã phục nguyên vai trò của bạn đọc. Khi tác phẩm kết thúc thì cuộc sống của nó mới bắt đầu. Với lí thuyết tiếp nhận, khi tác phẩm kết thúc đó chỉ là sự kết thúc của văn bản. Văn bản nghệ thuật chỉ là xác chữ, kí tự. Người đọc nó đã trút bỏ đời sống kí tự, hiện lên đời sống hình sắc. Người đọc huy động cảm giác, trí tưởng tượng để cảm nhận tác phẩm khiến tác phẩm sống trong sự đọc. Người viết và người đọc như là đối tượng song sinh, tác phẩm viết ra phải có người đọc mới hình thành sự đối thoại. 

    Ngay từ xưa, Heghen trong Triết học tinh thần đã yêu cầu việc xem xét tác phẩm trong hệ thống "tác giả — tác phẩm — người đọc" vì ông cho rằng sự tồn tại của tác phẩm chỉ tồn tại trong ba yếu tố quan hệ hữu cơ với nhau ấy thôi. Còn người Trung Quốc xưa, lại cho rằng tác phẩm tồn tại trong lòng của ng-ời tri kỉ chứ không trên trang giấy; vì thế việc viết văn là việc của tấm lòng. Chính vì thế, tác phẩm chỉ thực sự tồn tại khi người ta ý thức được về nó mà thôi. Người đọc là người cứu tác phẩm ra khỏi hầm mộ của sách, giúp nó sống lại và bước đi giữa cuộc đời và hồn người. Tác phẩm tái sinh trong lòng bạn đọc.Vì thế, mỗi tác phẩm là một tiếng mời gọi tha thiết tấm lòng bạn đọc đến với mình, tri âm với mình để mình có được một đời sống mới. Sức sống của tác phẩm không nằm ở lối ra lệnh của nhà binh hay truyền giáo của tu sĩ mà nằm ở trường nhìn, trường cảm của từng cá nhân đọc khác nhau.

    Mặt khác, trong quá trình sáng tạo của nhà văn, độc giả có vai trò nhất định, chi phối quá trình sáng tạo và chi phối cả nội dung, hình thức của tác phẩm. Trong quá trình tiếp nhận, độc giả có vai trò đồng sáng tạo. Tác phẩm là một bộ mã, nhà văn là người kĩ mã, bạn đọc giải mã. Ở Việt Nam, quan niệm về quá trình tiếp nhận và vai trò của bạn đọc đã được thấu thị qua những lăng kính khoa học đáng tin cậy. Dễ dàng nhận thấy những luận điểm đó khá gần gũi với nhận định của J.Paul.Sartre. Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể xuất hiện trong vận đông. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng. 

    Cần nhận thức đúng giá trị của người đọc và vai trò của tác giả từ đó thấy được đọc là một sự sáng tạo. Nếu người đọc không có khả năng cảm nhận làm sống dậy thế giới hình sắc đằng sau con chữ thì có nghĩa cũng không cảm nhận được giá trị của tác phẩm. Tuy nhiên không thể cường điệu vai trò của người đọc lên địa vị trung tâm của hoạt động văn học bởi vì một lẽ giản đơn là chưa có sáng tác thì dứt khoát không thể có tiếp nhận.

    3.2. Các loại hình người đọc

    Loại hình học người đọc văn chương chia ra nhiều loại người đọc khác nhau:

    Ðứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra bốn loại. Thứ nhất là người đọc tiêu thụ. Ðây thường là loại người đọc đọc  ngấu nghiến cốt truyện, ham thích tình huống éo le gay cấn, nhiều khúc mắc cạm bẫy. Loại này đọc lướt nhanh vào giờ nhàn rỗi, tìm thú giải trí, có những đánh giá dễ dãi. Thứ hai là, loại đọc điểm sách. Loại  người này có ý thức tìm ở văn chương những thông tin mới về cuộc sống, đạo đức … để thông báo cho độc giả của các báo. Thứ ba là loại người đọc chuyên nghiệp - những người giảng dạy nghiên cứu phê bình ở các trung tâm nghiên cứu.

    Thứ tư là những người sáng tác - nhà văn, nhà thơ đọc theo cảm hứng bất chợt hoặc để tham gia viết những trang phê bình ngẫu hứng.

    Ðứng ở góc độ sáng tác người ta chia người đọc ra làm ba loại. Thứ nhất:

    người đọc thực tế. Tức là những người đọc, người tiếp nhận sáng tác tồn tại một cách cụ  thể, cá thể. Họ là những người A, người B nào đó trong đời sống, tiếp nhận văn chương theo cá tính, theo sở thích cá nhân. Như vậy, trước mắt người sáng tác có biết bao nhiêu người đọc thực tế. Nhưng nhà văn không viết để đáp ứng cho từng người cụ thể mà viết cho người đọc nói chung. Thứ hai: người đọc giả thiết. Ðây là loại độc giả của từng tác giả. Loại này tồn tại trong tác giảsuốt quá trình sáng tác từ nảy sinh ý đồ cho đến kết thúc. Nhà văn có chủ đích hướng tới họ là chủ yếu. Thứ ba: người đọc hữu hình hay người đọc bên trong là loại người đọc tồn tại bên trong tác phẩm như một nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn, nhưng không phải nhân vật mà là hiện thân của người đọc bên ngoài tác phẩm. Tố Hữu viết bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, suốt bài thơ tác giả nói với cụ Nguyễn cụ thể nhưng thực tế Tố Hữu chủ yếu viết cho người đọc thực tế hôm nay, nói với người hôm nay. Trong thơ Tố Hữu dạng nhân vật này thường hay xuất hiện dưới đại từ em như một đối tượng thân thiết gần gũi để tâm sự:

    -  Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan

    -  Em ạ ! Cu-ba ngọt lịm đường

    -  Ðứng ở góc độ thời gian, người ta chia người đọc ra làm ba loại: Thứ nhất: người đọc hiện tại, tức loại người đọc đang sống đồng thời với tác giả, họ thực sự tiếp nhận tác phẩm của tác giả và lên tiếng khen chê trực tiếp với tác giả. Trong số người đọc hiện tại, có thể chia ra làm nhiều lớp theo cách khác nhau: người đọc bình thường; người đọc của người đọc - nhà phê bình; người đọc thiếu nhi, thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức… Thứ hai: người đọc quá khứ. Ðây là loại người đọc không thể và không bao giờ tiếp nhận tác phẩm cả. Nhưng nhiều khi nó quyết định thành bại của tác phẩm. khi Tố Hữu viết Kính gửi cụ Nguyễn Du thì đây phải là bức thư gửi cụ Nguyễn Du nào đó đang sống thực sự ở đâu đó, mà là gửi cho linh hồn cụ Nguyễn Du. Và chính Nguyễn Du lúc sinh thời cũng đã có loại người đọc như thế. đó là Tiểu Thanh (xem bài thơ Ðộc Tiểu Thanh ký.  Nhân vật nàng trong màu tím hoa sim của Hữu Loan cũng lại là một người đọc quá khứ. Thứ ba: người đọc tương lai.

    Loại người đọc này chưa tồn tại thực tế sẽ có thể, hoặc không thực sự đọc tác phẩm nhưng vẫn xuất hiện trong quá trình làm tác phẩm của tác giả, và có khi là chủ đích hướng tới của nhà văn. Nhà văn muốn gởi thế kỉ mai sau, muốn nói chuyện với người

    300 năm sau như Nguyễn Du đã nói:

    Bất tri tam bách dư niên hậu

    Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như

    Stendhal thì chờ người đọc nửa thế kỉ sau.

    Lại có cách chia người đọc theo ý thức hệ. Cách này, chia người đọc ra làm 2 loại. Thứ nhất: người đọc bạn bè, đây là loại người đọc chỉ hướng, cùng quan điểm xã hội, lập trường tư tưởng. Phần lớn các tác giả có đông đảo bạn đọc loại này. Ðây là loại bạn đọc chí cốt mà Tố Hữu đã nói: Tôi buộc hồn tôi với mọi người. để hồn tôi với bao hồn khổ.Thứ hai: loại người đọc đối thủ. Loại người đọc này trái với chí hướng, lập trường giai cấp xã hội của mình. chẳng hạn cụ Ngáo trong bài thơ Hởi cụ Ngáo của Tố Hữu.

    3.3. Có nhiều cách đọc trong tiếp nhận văn học

    Cách đọc kiểu tri âm: là tiếp nhận tác phẩm theo đúng ý đồ của tác giả. Sự cắt nghĩa và hiểu tác phẩm ở người đọc trùng khít với ý định của tác giả ký gởi vào tác phẩm từ giữa ý đồ tác giả, ý đồ của người lý giải nằm trong cùng một vòng tròn đồng tâm. Tri âm là biểu hiện tột cùng của sự hiểu biết, cảm thông lẫn nhau. Tiếp nhận theo kiểu này là tiếp nhận mang tính chủ quan, người ta quan niệm rằng tác phẩm được viết là để dành riêng cho những người sánh văn chương, có khả năng đi sâu tìm hiểu dụng tâm, dụng ý, nỗi lòng của tác giả, chứ không phải viết ra cho đông đảo độc giả công chúng ngoài xã hội thưởng thức, ti

      bởi Super Misoo 16/10/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF