YOMEDIA
NONE

Hướng dẫn soạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Hướng dẫn soạn bài "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" Trích Những người khốn khổ - V.Huy-Gô

Theo dõi Vi phạm
ADSENSE

Trả lời (1)

  • I. Tác giả - Tác phẩm

    1. Tác giả

    Vích-to Huy-gô (1802-1885) là một thiên tài của văn học Pháp và thế giới. Thời thơ ấu,ông phải trải qua những giằng xé trong tình cảm do giữa cha và mẹ ông có mâu thuẫn. Tuy nhiên với trí thông minh và năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được coi là "thần đồng", Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý báu cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, cũng như bao ấn tượng mãnh liệt từ những chuyến hành trình vất vả theo cho chuyển quân từ nơi này đến nơi khác. Huy Gô sống trong một thế kỉ đầy bão tố cách mạng. Vì thế mà những sáng tác của ông là những "tiếng vọng âm vang của thời đại". Tên tuổi Huy gô đã được cả thế thới ngưỡng mộ không chỉ vì những kiệt tác văn chương mà còn do những hoạt động không ngừng nghỉ của ông vì sự tiến bộ của loài người.

    2. Tác phẩm

    Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền có một vị trí đặc biệt trong diễn biến cốt truyện về nhân vật trung tâm, đó là: lần đầu tiên,ông Ma đơ len, khi buộc phải xuất đầu lộ diện, đã chọn một giải pháp quyết liệt để đối phó với cường quyền và tìm lối thoát cho nạn nhân. Nếu trong Những người khốn khổ Huy gô nhiều lần miêu tả "cuộc đấu tranh vĩ đại giữa ông Thiện và ông Ác" thì đoạn này có thể coi như một pha mở đầu cuộc đấu tranh ấy của nhân vật trung tâm.

    Tuy chỉ là một đoạn trích, nhưng Người cầm quyền khôi phục uy quyền có tính chất rất tiêu biểu cho bút pháp của Huy gô. Đồng thời, qua đó người đọc cũng thấy được những nét đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn.

    II. Trả lời câu hỏi

    1. Như đã nói, ở đoạn trích này thể hiện nổi bật cho những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn. Trong những đặc trưng ấy, phải khẳng định rằng việc xây dựng nên hai nhân vật hoàn toàn đối lập nhau là một trong những dấu hiệu quan trọng. Trong đoạn trích cũng như trong toàn thiên truyện, Giăng Van-giăng được lý tưởng hóa, tuyệt đối hóa trong vẻ đẹp tâm hồn. Nhân vật giống như một anh hùng trong truyện cổ, đối lập với cường quyền. Trong khi đó ở tuyến bên kia, Gia-ve lại là một kẻ đại ác.

    Ở đoạn trích này Huy-gô cũng đã rất thành công trong việc làm nổi bật hình tượng với hao phẩm chất hoàn toàn đối lập. Dứng trước cái ác, chỉ với mong ước có thêm thời gian để đưa Cô-dét về cho Phăng-tin mà Giăng Van-giăng đã sẵn sàng chấp nhận tất cả. Đối lập với Giăng Van-giăng là hình ảnh một Gia-ve độc ác. Trong đoạn trích, sự độc ác của Gia ve mới chỉ được thể hiện bằng vẻ mặt đắc chí và bằng những lời nói cộc lốc, thô lỗ. Nhưng khi kịch tính của truyện dần lên cao, hẵn đã sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Với hắn điều quan trọng nhất không thể nào đánh mất cơ hội tiêu diệt Giăng Van giăng.

    2. Với mỗi nhân vật chính trong trích đoạn Huy gô lại thành công trên những phương diện nghệ thuật khác nhau.

    Khi thể hiện tính cách  của Gia ve, Huy gô đã sử dụng rất nhiều những so sánh và ẩn dụ. Đó đều là những so sánh có tính chất phóng đại và đều nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Tất cả những hình ảnh so sánh ấy giúp ta hình dung một cách rất sâu sắc về Gia ve với những nét điển hình của một tên ác thú.

    Đối lập với Gia ve, ở Giăng van giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy chiếu ẩn dụ. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tói đoạn kết, những chi tiết về Giăng van giăng lại giúp ta có thể liên tưởng đến nhiều ý nghĩa biểu tượng mang tính lí tưởng.

    Những lời nói, hành động và ý nghĩa của Giăng van giăng trong đoạn cuối gợi lên những vẻ đẹp phi thường, lãng mạn. Hình ảnh đó nổi bật lên trên cái ác và cường quyền. Nó là nơi quy tụ và phát tiết của tình thương yêu.

    3. Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chi tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (Trữ tình ngoại đề). Khái niệm này được giải thích như sau:

    "Trữ tình ngoại đề chỉ một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩa, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trong tác phẩm...

    Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật.

    4. Đoạn trích này thể hiện nhiều dấu hiệu nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn

    - Những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc: phóng đại, so sánh và tương phản,

    - Tuy nhiên điều quan trọng hơn là tất cả những biện pháp này đều bị chi phối bởi đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn đó là trong khi đối lập thực tế với lí tưởng, chủ nghĩa lãng mạn hướng về khuynh hướng khẳng định thế giới lí tưởng.

    - Thế giới lí tưởng của Huy gô có thể nhuốm màu ảo tưởng, song điều điều này vẫn bồi đắp cho con người một tình cảm và lí tưởng đẹp đẽ, không thể thiếu.

     

     

      bởi Lương Ca Ca 06/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF