YOMEDIA
NONE

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp


Cùng HỌC247 tìm hiểu về vai trò, đặc điểm và sự phân bố của một số ngành công nghiệp như: khai thác than, dầu khí, quặng kim loại; điện lực; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng; thực phẩm qua nội dung bài giảng của Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo dưới đây!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Công nghiệp khai thác than, dầu khí

Hình 30.1. Phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí và quặng kim loại ở một số quốc gia trên thế giới, năm 2020

- Quan sát hình 30.1 ta thấy được sự phân bố của ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí và quặng kim loại trên thế giới. Ví dụ: các quốc gia khai thác than lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, ....

- Đặc điểm và vai trò của ngành công nghiệp khai thác than, dầu khí

Bảng 30. Vai trò, đặc điểm và phàn bố công nghiệp khai thác than, dầu khí

 

Vai trò

Đặc điểm

Phân bố

Khai thác than

- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sông xã hội.

- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Công nghiệp khai thác than xuất hiện từ rất sớm.

- Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.

- Sản lượng than khai thác toàn thế giới nhìn chung vẫn tiếp tục gia tăng, từ 4,7 tỉ tấn (năm 1990) lên 7,7 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc gia sản xuất than lớn hiện nay là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, ...

Khai thác dầu khí

- Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng trong sản xuất và đời sống.

- Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.

- Là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

- Công nghiệp khai thác dầu khí xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.

- Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dung.

- Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.

- Sản lượng dầu khai thác toàn thế giới nhìn chung có sự gia tăng, từ 3,1 tỉ tấn (năm 1990) lên 4,1 tỉ tấn (năm 2020). Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, l-rắc, ...

- Sản lượng khí tự nhiên khai thác vẫn tiếp tục gia tăng, từ 1 969,7 tỉ m3 (năm 1990) lên 3 853,7 tỉ m3 (năm 2020). Các quốc gia có sản lượng khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, l-ran, Trung Quốc, ...

1.2. Công nghiệp khai thác quặng kim loại

- Vai trò: Công nghiệp khai thác quặng kim loại cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim. Đây còn là nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm: Công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng. Tuy nhiên, việc khai thác tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đổng, sắt, vàng, ... Quá trình khai thác quặng kim loại thường gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất nước.

- Phân bố:

+ Quặng sắt được khai thác nhiều Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, ...

+ Quặng bô-xít được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê (Guinea), Bra-xin, Ấn Độ, ...

+ Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa.

+ Ngoài ra, các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như: CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam, ...

1.3. Công nghiệp điện lực

- Vai trò:

+ Công nghiệp điện lực là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế; là nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại cũng như góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các quốc gia.

+ Sự phát triển của ngành công nghiệp điện lực còn góp phần nâng cao đời sống văn hoá, củng cố an ninh quốc phòng.

- Đặc điểm: 

+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.

+ Trong giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thuỷ điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuẩt từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.

Hình 30.2. Cơ cấu sản lượng điện toàn thế giới, năm 1990 và 2020 (Đơn vị: %)

- Phân bố:

+ Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng.

+ Năm 1990, sản lượng điện toàn thế giới là 11 890 tỉ kWh; năm 2020, sản lượng điện toàn thế giới là 25 865 tỉ kWh.

+ Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên bang Nga, Nhật Bản, ... Đây là những quổc gia có nền kinh tế phát triển hoặc dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ điện rất lớn như hình 30.3 dưới đây.

Hình 30.3. Phân bố công nghiệp điện lực ở một số quốc gia trên thế giới, năm 2020

1.4. Công nghiệp điện tử - tin học

- Vai trò:

+ Công nghiệp điện tử - tin học có vị trí then chốt trong nền kinh tế và tác động lan toả mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử-tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

+ Sự phát triển của công nghiệp điện tử - tin học thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa hoc-kĩ thuật cao, làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Công nghiệp điện tử-tin học là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng như: các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính; thiết bị truyền thông; sản phẩm điện tử dân dụng; thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điểu khiển; thiết bị và dụng cụ quang học; ...

+ Đây là ngành công nghiệp yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phân bố: Công nghiệp điện tử - tin học phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quổc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin,Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Việt Nam, ...

 Hình 30.4. Phân bố công nghiệp điện tử- tin học ở một số quốc gia trên thế giới, năm 2020

1.5. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Vai trò:

+ Tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của người dân.

+ Nhiều sản phẩm của ngành là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

+ Góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa dạng; dệt - may, da giày, giấy - in, văn phòng phẩm, ...

+ Vốn đầu tư thường ít, quy trình sản xuất đơn giản hơn các ngành công nghiệp khác, thời gian sản xuẩt ngắn.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành thường gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

- Phân bố: 

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp thế giới.

+ Hiện nay, ngành này phát triển mạnh ở nhiều quốc gia đang phát triển như: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, ...

Hình 30.5. Phân bố công nghiệp dệt - may và công nghiệp sản xuất thực phẩm ở một số quốc gia trên thế giới, năm 2020

1.6. Công nghiệp thực phẩm

- Vai trò:

+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Góp phẩn thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

+ Là nguyên liệu cho một sổ ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp nguổn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm:

+ Đa dạng về cơ cấu ngành: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dẩu, mỡ động, thực vật; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; xay xát và sản xuất bột; ...

+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

- Phân bố: Đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Ở nước ta, vùng than lớn nhất hiện đang khai thác thuộc tỉnh nào?

Hướng dẫn giải:

Than ở nước ta tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là vùng có trữ lượng than lớn nhất cả nước, trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%), hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 - 90%; phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long, Cẩm Phả và Uông Bí - Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 - 40 triệu tấn.

Bài tập 2: Ngành công nghiệp nào cần phải đi trước một bước trong quá trình công nghiệp hóa của một quốc gia đang phát triển?

Hướng dẫn giải:

- Trong quá trình công nghiệp hóa, công nghiệp điện lực phải đi trước một bước vì là động lực cho các ngành kinh tế và được coi như cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong toàn bộ cơ cấu hạ tầng sản xuất.

- Công nghiệp điện thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nâng cao trình độ phát triển của xã hội và là một trong những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của một quốc gia.

Bài tập 3: Nêu đặc điểm, vai trò và sự phân bố của ngành công nghiệp thực phẩm?

Hướng dẫn giải:

- Vai trò:

+ Cung cấp các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, uống hằng ngày của con người.

+ Góp phẩn thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

+ Là nguyên liệu cho một sổ ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp nguổn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

- Đặc điểm:

+ Đa dạng về cơ cấu ngành: Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; chế biến, bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; chế biến và bảo quản rau quả; sản xuất dẩu, mỡ động, thực vật; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; xay xát và sản xuất bột; ...

+ Vốn đầu tư thường ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu.

- Phân bố: Đây là ngành đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới.

Luyện tập

Học xong bài này các em cần:

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của một số ngành: khai thác than, đầu khí, quặng kim loại; điện lực; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng; thực phẩm.

- Giải thích được sự phân bố của một số ngành: khai thác than, dầu khí, quặng kim loại; điện lực; điện tử - tin học; sản xuất hàng tiêu dùng; thực phẩm.

3.1. Trắc nghiệm Bài 30 Địa lí 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 10 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 30 Địa lí 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 10 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 111 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 111 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II trang 112 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục III trang 112 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục IV trang 114 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục V trang 115 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục VI trang 116 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 116 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 116 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 116 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 100 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 102 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 102 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 103 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 103 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 6 trang 104 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 7 trang 104 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 8 trang 105 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 9 trang 105 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 30 Địa lí 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF