YOMEDIA
NONE

Công nghệ 10 Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch


Mục tiêu của Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch nhằm giúp các em biết phương pháp và trồng được cây trong dung dịch; rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành, tính cẩn thận, tỉ mỉ; thực hiện đúng quy trình, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Mời các em cùng theo dõi bài học dưới đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. CHUẨN BỊ

  • Bình thủy tinh hoặc bình nhựa có dung tích từ 0,5 - 5 lít
    • Bình có nắp đậy, có đục 3 lỗ (để trồng cây và thông khí)
    • Nên chọn bình có màu tối, để không cho ánh sáng xuyên qua
  • Dung dịch dinh dưỡng
    • Dung dịch dinh dưỡng Knôp
    • Dung dịch dinh dưỡng Sông gianh
    • Dung dịch dinh dưỡng VINA-01

Hình 1. Dung dịch dinh dưỡng

  • Cây thí nghiệm
    • Cây ưa nước và có thời gian sinh trưởng ngắn
    • Cây có bộ rể thẳng
  • Máy đo pH hoặc bộ dụng cụ để xác định độ pH của dung dịch
  • Cốc thủy tinh dung tích 1000ml
  • Ống hút dung tích 10ml
  • Dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0,2%

1.2. QUY TRÌNH THỰC HÀNH

Bước 1: Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng

  • Lấy dung dịch Knôp đổ vào bình trồng cây, chú ý không nên đổ quá đầy

Hình 2. Chuẩn bị dung dịch

Bước 2: Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng

  • Dùng máy đo pH để kiểm tra pH của dung dịch.
  • Dùng dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0,2% để điều chỉnh

Hình 3. Kiểm tra và điều chỉnh pH

Độ pH của một số cây trồng:

  • Lúa: từ 5,5 đến 6,5
  • Ngô: từ 6,5 đến 7,0
  • Đậu,đỗ: từ 6,5 đến 7,0
  • Cà chua: từ 5,5 đến 6,5
  • Bắp cải: trên 7,0
  • Hoa cúc: 6,0 đến 6,5

Bước 3: Chọn cây

  • Chọn những cây khỏe mạnh, có rễ mọc thẳng

Hình 4. Chọn cây

Bước 4. Trồng cây trong dung dịch

  • Luồn rể cây qua lỗ ở nắp hộp
  • Một phần rể ngập trong dung dịch, phần không ngập để hô hấp

Hình 2. Trồng cây trong dung dịch

Bước 5. Theo dõi sinh trưởng của cây

Chỉ tiêu theo dõi

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần n

Chiều cao của phần trên mặt nước (cm)

       

Màu sắc lá

       

Số lượng lá

       

Sự phát triển của rễ

       
Hoa         

Bảng 1. Bảng theo dõi sự sinh trưởng của cây

Bài tập minh họa

Câu 1 

Dung dịch dinh dưỡng KNốp có chứa những thành phần nào?

Gợi ý trả lời:

Dung dịch Knôp có thành phần như sau (g/lít nước cất):

  • Ca(NO3)2 : 1,0
  • KH2PO4 : 0,25
  • MgSO4.7H2O: 0,25
  • KCl: 0,0125
  • FeCl3: 0,0125

Khi pha trộn cần tuân thủ trình tự pha các chất như trên, để tránh hiện tượng kết tủa. 

Câu 2 

Dựa vào đâu để điều chỉnh độ pH của dung dịch dinh dưỡng?

Gợi ý trả lời:

Điều chỉnh độ pH của dung dịch dinh dưỡng

  • Dùng máy đo pH để kiểm tra pH của dung dịch.
  • Dùng dung dịch H2SO4 0,2% và NaOH 0,2% để điều chỉnh

Câu 3 

Vì sao khi trồng cây trong dung dịch, không để ngập bộ rễ vào nước?

Gợi ý trả lời:

Khi trồng cây trong dung dịch, không để ngập bộ rễ vào nước. Điều chỉnh cây sao cho một phần bộ rễ ngập vào dung dịch giúp cho cây hút chất dinh dưỡng, còn phần rễ cây không ngập trong dung dịch hút oxi giúp cho cây hô hấp.

3. Luyện tập Bài 14 Công Nghệ 10 

Sau khi học xong Bài 14: Thực hành trồng cây trong dung dịch, các em cần ghi nhớ qui trình trồng cây trong dung dịch gồm 5 bước:

  • Bước 1. Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng
  • Bước 2. Điều chỉnh pH của dung dịch dinh dưỡng 
  • Bước 3. Chọn cây
  • Bước 4. Trồng cây trong dung dịch
  • Bước 5. Theo dõi sinh trưởng của cây

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 14 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

4. Hỏi đáp Bài 14 Chương 1 Công Nghệ 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON