YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, ý nghĩa của vấn đề này trong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay?

    Lời giải tham khảo:

    Khái niệm TTXH và YTXH

    * Khái niệm TTXH: Là đời sống vật chất cùng những điều kiện sinh hoạt vật chất của XH.

    Những yếu tố cơ bản thuộc TTXH gồm hoàn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất vật chất của xã hội. Các yếu tố này tồn tại trọng sự thống nhất biện chứng, tác động lẫn nhau, trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

    ⇒ Để thúc đẩy TTXH nói chung trước hết phải thúc đẩy phương thức sản xuất.

    * Khái niệm YTXH: Là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống….. của một cộng đồng xã hội, nảy sinh từ TTXH và phản ánh TTXH của họ trong những giai đoạn phát triển nhất định.

    Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH

    TTXH quyết định YTXH. TTXH quyết định nguồn gốc, nội dung, tính chất của YTXH, khi TTXH thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi các yếu tố của YTXH với mức độ nhiệp điệu khác nhau. Khi TTXH có sự phân chia về giai cấp thì YTXH cũng mang tính giai cấp. TTXH được YTXH phản ánh một cách đa dạng, phức tạp, bị ảnh hưởng của các yếu tố trung gian (lợi ích…).

    Tính độc lập tương đối của YTXH được biểu hiện:

    Khi khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử còn nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức xã hội trong mối quan hệ với tồn tại xã hội. Tính độc lập tương đối biểu hiện ở những điểm sau đây:

    Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội

    Một số yếu tố của YTXH cũ tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong TTXH mới, có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:

    • Sức khỏe của YTXH. Ý thức xã hội chỉ là cái phản ánh của tồn tại xã hội nên luôn biến đổi sau khi tồn tại xã hội đã biến đổi.
      • Ví dụ : ý thức tư tưởng phong kiến, phản ánh xã hội phong kiến, nhưng khi xã hội phong kiến đã thay đổi thì ý thức vẫn chưa thay đổi kịp “Trọng nam khinh nữ”,“ép duyên”,“gia trưởng”
    • Do xuất phát từ bản chất của YTXH (sự phản ánh TTXH). Ý thức xã hội thường tồn tại lâu dài, chậm thay đổi do thói quen, truyền thống và do tính bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.
      • Ví dụ : Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được hơn 30 năm song ý thức tự giác chưa cao, ý thức làm chủ tập thể, lao động tập, trách nhiệm với công việc, với cộng đồng chưa cao. Do thói quen, tư tưởng, lối sống cũ để lại như: trông chờ, ỷ lại, ngại đổi mới, chậm đổi mới, ý thức trách nhiệm công dân kém..,
    • Do sự tác động của quan hệ lợi ích. Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của giai cấp, tập đoàn người trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ lạc hậu, thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ, bảo vệ lợi ích của họ.

    Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội

    Trong một điều kiện nhất định, một số yếu tố của YTXH, nhất là tư tưởng khoa học có thể vượt trước TTXH, do đó nó được biểu hiện qua hai xu hướng:

    • Vượt trước một cách đúng, đắn khoa học (xuất phát từ sự phân tích hiện thực).

    Liên hệ: Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong nô lệ, với thân phận là người dân bị mất nước. Ngay từ rất sớm người đã ý thức về con đường cứu nước giải phóng dân tộc: Người nói: Tôi muốn ra nước ngoài sang nước Pháp và một số nước khác xem họ làm ăn ra sao để về giúp đỡ đồng bào ta khỏi đói nghèo. Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa tôi đến với Lênin, tin và đi theo Lênin, theo Quốc tế III, Quốc tế cộng sản.Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.

    • Vượt trước ảo tưởng (xuất phát từ mong muốn chủ quan).

    Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội

    • Trong giai đoạn phát triển của YTXH các tư tưởng, quan điểm….thường có sự kế thừa lẫn nhau.
    • Quá trình kế thừa cho sự phát triển của YTXH là sự thống nhất giữ gìn và loại bỏ, do đó trong thực tế cần chống hai khuynh hướng sai lầm: Bảo thủ, đòi hỏi phải giữ nguyên cái cũ và phủ định sạch trơn tức xóa bỏ cái cũ, để lại hậu quả tiêu cực.
    • Tính phức tạp của quá trình kế thừa, được thể hiện: xây dựng hệ tiêu chuẩn (lợi ích), cải biên cái tích cực cũ cho phù với điều kiện mới và giữ gìn bản sắc cái cũ trong quá trình cải biên.

    Ví dụ: Tư tưởng Hồ Chí Minh: lấy “Dân làm gốc”; “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.

    Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH

    • Giữa các hình thái YTXH luôn có sự xâm nhập, ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau.
    • Ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định thường có 1 hình thái YTXH nổi lên đóng vai trò chủ đạo, chi phối các hình thái YTXH khác.
    • Sự tác động ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái YTXH có nghĩa thực tiễn (đặc biệt trong công tác tư tưởng).

    Sự tác động trở lại của YTXH tới TTXH: (đây là yếu tố quan trọng nhất)

    • YTXH có thể tác động mạnh mẽ trở lại TTXH theo hai xu hướng: Tích cực, tức là YTXH thúc đẩy sự phát triển của TTXH khi phản ánh đúng quy luật vận động của TTXH. Về mặt tiêu cực, YTXH kìm hãm sự phát triển của TTXH khi phản ánh không đúng quy luật vận động của TTXH.
    • Những nhân tố ảnh hưởng tới đến sự tác động của YTXH tới TTXH, được biểu hiện : Tính khoa học của YTXH, phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của YTXH và phụ thuộc vào vai trò của giai cấp chủ thể (hệ tư tưởng)

    ⇒ Như vậy, TTXH quyết định YTXH, YTXH có tính độc lập tương đối của nó.

    Ý nghĩa của vấn đề này trong việc xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay:

    Ý thức xã hội mới: là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới.

    Ý nghĩa của vấn đề này:

    • Để tìm hiểu 1 hiện tượng ý thức, tư tưởng nào đó thì trước hết cần tìm hiểu điều kiện KTXH nảy sinh ý thức, tư tưởng đó.
    • Ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng. Cho nên trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới phải thường xuyên tăng cường công tác tư tưởng, đấu tranh chống lại âm mưu và hành động phá hoại của những lực lượng thù địch về mặt tư tưởng; kiên trì xoá bỏ những tàn dư ý thức cũ.
    • Xây dựng ý thức xã hội mới là một bộ phận không thể tách rời với công cuộc xây dựng nền kinh tế mới, nền văn hóa mới, con người mới.
    • Cùng với sự xây dựng và phát triển nền kinh tế, đồng thời phải tiến hành xây dựng và phát triển đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của xã hội. Với một số giải pháp chủ yếu:
      • Kế thừa và đổi mới trong quá trình xây dựng ý thức xã hội mới; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
      • Quá trình xây dựng ý thức xã hội mới là quá trình kết hợp giữa “xây” và “chống”. Đấu tranh khắc phục, loại bỏ những tàn dư, tư tưởng, phong tục, tập quán lạc hậu.
      • Biết phát hiện, ủng hộ, tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển của nhân tố văn hóa mới.
      • Đẩy mạnh tăng cường giáo dục, tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng bồi dưỡng nâng cao tính chất đạo đức cách mạng để nó trở thành nền tảng của đời sống tinh thần của xã hội chúng ta hiện nay.
      • Đẩy mạnh mở cửa giao lưu, hội nhập về văn hóa để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời đưa các giá trị văn hóa dân tộc hòa nhập vào nền văn hóa chung của nhân loại.
    • Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc: “Hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người VN phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng tình nghĩa, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong giáo dục, cộng đồng và xã hội” và nêu cao tinh thần trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hóa làm cho gia đình  thật sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; ngăn chặn việc phục hồi các thủ tục, khắc phục tình trạng mê tín đang có xu hướng lan rộng trong xã hội” (VK 9 trang 114-116).
    • Phát huy vai trò của ý thức xã hội mới trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước./.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF