YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện?

    Lời giải tham khảo:

     Tính tất yếu của sự ra đời chủ nghĩa Mác

    * Những điều kiện, tiền đề khách quan

    * Vai trò nhân tố chủ quan

    TH Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Nó ra đời do những đòi hỏi của thực tiễn chính trị - xã hội và là quá trình phát triển hợp quy luật của TH và nhận thức khoa học. Nó được chuẩn bị bởi những tiền đề sau:

    Về những điều kiện, tiền đề khách quan

    * Điều kiện kinh tế-xã hội

    • Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển nhờ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 (tiêu biểu Anh, Pháp, Đức), phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên đà phát triển mạnh mẽ và CNTB được xác lập và giữ địa vị thống trị, giai cấp công nhân công nghiệp ra đời.
    • Sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ trường chính trị. Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.

    * Tiền đề về khoa học tự nhiên

    • Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX khoa học tự nhiên đã có bước phát triển vượt bậc về chất, chuyển từ trình độ thực nghiệm lên trình độ lý luận.
    • Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của G. R. Mayơ (1814 - 1878); Thuyết tiến hoá của S. R. Đácuyn (1809 - 1882); Thuyết tế bào của M. G. Slaiđen (1804 - 1892) và T. Svanơ (1810 - 1882): Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế, chật hẹp và những bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới;

    => Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì nó một sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân mà còn là sự phát triển hợp logíc của lịch sử tư tưởng nhân loại.

    * Tiền đề về lý luận

    • Một là: triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.
    • Hai là: thừa kế và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc là A.Xơmít và Đ. Ricácđô là một nhân tố không thể thiếu được góp phần làm hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác.
    • Ba là: cải tạo một cách phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu tiêu biểu là Xanh Ximông và S.Phuriê. Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ khí lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng.

    Vai trò nhân tố chủ quan của Mác và Angghen

    C.Mác (5.5.1818 - 14.3.1883), sinh ra tại Triơ (Trier), tỉnh Ranh nước Đức trong một gia đình lao động, bố là luật sư. Ănghen (28.11.1820 - 5.8.1895) trong một gia đình chủ xưởng dệt; không có cơ hội tốt nghiệp trung học, học nghề kinh doanh từ rất sớm.

    ⇒ Tình yêu thương những người công nhân nói riêng, những người lđ nói chung, tinh thần hy sinh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng họ, niềm tin sâu sắc vào lý tưởng CM của giai cấp công nhân, cùng sự thông minh hơn người là những nhân tố chủ quan đóng vai trò quan trọng nhất cho sự hình thành và phát triển của CN Mác nói chung và TH Mác nói riêng.

    Thực chất của cuộc cách mạng Triết học do Mác và Ănghen thực hiện.

    • Thứ nhất, Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, mac và angghen đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học nhân loại.
      • Trong triết học của Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được Mác làm giàu bằng phương pháp biện chứng, còn phương pháp biện chứng được ông đặt trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất.
      •  Lần đầu tiên trong lịch sử triết học nhân loại, Mac và Ang ghen đã giải thích được quy luật phát triển xã hội loài người một cách khoa học, khách quan toàn diện lịch sử cụ thể. Do vậy, TH của Mac và Ang ghen là TH duy vật triệt để nhất, hoàn bị nhất. Với quan niệm duy vật về lịch sử, Mac đã kết thúc thời kỳ nghiên cứu xã hội, lịch sử 1 cách tùy tiện, lộn xộn, mở ra một thời kỳ mới trong nghiên cứu xã hội, lịch sử- chỉ ra quy luật hình thành vận động và phát triển của XH, lịch sử. Vì vậy, đây chính là bước phát triển cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện
    • Hai là, Với sự ra đời của TH Mac, các quy luật vận động, phát triển của xã hội loài người đã được lý giải phân tích trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
      • Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã đóng một vai trò to lớn đối với sự phát triển của xã hội, của khoa học và triết học. Tuy nhiên, đó là chủ nghĩa duy vật không triệt để. Nghĩa là nó chỉ duy vật trong giải thích thế giới tự nhiên, nhưng còn duy tâm trong giải thích xã hội, lịch sử, tinh thần. Do vậy, chủ nghĩa duy vật trước C.Mác đã không đánh đổ được chủ nghĩa duy tâm một cách hoàn toàn.
      • Mác và Ăng ghen đã chứng minh một cách khoa học rằng sự ra đời cũng như diệt vong của CNTB là một tất yếu khách quan như nhau và đều do tất yếu kinh tế quy định. Chính sự phát triển của kinh tế, mà trước hết của LLSX, đến một trình độ nhất định sẽ mâu thuẫn với những quan hệ SX đã trở nên lỗi thời. Mâu thuẫn này đòi hỏi phải được giải quyết để thúc đẩy kinh tế phát triển. Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn này chính là mâu thuẫn giữa giai cấp đại diện cho LLSX tiến bộ - GCCN với giai cấp đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hâu – GCTS. Thông qua cách mạng xã hội, mâu thuẫn được giải quyết, phương thức sản xuất mới được ra đời. Chính điều này đã thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp lên cao.
    • Ba là, sự ra đời của TH Mác đã làm cho CNXH không tưởng có căn cứ khoa học để thực sự trở thành khoa học.
      • Sự ra đời của TH Mac đã làm cho giai cấp CN có được lý luận khoa học, cách mạng dẫn dắt trong cuộc đấu tranh giải phóng bản thân và giải phóng nhân loại. Chính sự kết hợp lý luận của CN Mac nói trung, TH Mac nói riêng với phong trào công nhân đã tạo ra bước chuyển về chất của phong trào từ tự phát lên tự giác.
    • Bốn là, với sự sáng tạo ra CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, Mac và Ang ghen đã khắc phục được sự đối lập giữa TH với hoạt động thực tiễn của con người.
      • Trên cơ sở đó, TH của 2 ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ. Trước khi TH Mac ra đời thì các nhà TH thường tập trung chủ yếu vào giải thích thế giới mà ít chú ý tới cải tạo thế giới. Trung tâm chú ý của TH Mac không chỉ là giải thích thế giới mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới. Có thể nói, không một nhà TH nào trước Mác hiểu được thực tiễn và vai trò của nó đối với cải tạo thế giới. Ngay cả Phoi Bắc, đại biểu lớn nhất của CNDV trước Mac, “chỉ coi hoạt động lý luận là hoạt động đích thực của con người, còn thực tiễn thì chỉ được ông xem xét và xác định trong hình thức biểu hiện Do thái bẩn thỉu của nó mà thôi”. Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức nói riêng vào TH nói trung, Mac và Ăng ghen đã làm cho TH của 2 ông hơn hẳn về chất so với toàn bộ TH trước đó. Trong TH của hai ông, không có sự đối lập giữa TH với hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là hoạt động thực tiễn của GCVS. Do vậy, TH của Mac và Ăng ghen đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của GCVS và của toàn thể nhân loại tiến bộ.
    • Năm là, với sự sáng tạo ra CNDV biện chứng và CNDV lịch sử, Mac và Ăng ghen đã khắc phục sự đối lập giữa TH với các khoa học cụ thể.
      • Quan hệ giữa triết học Mác với các khoa học cụ thể là quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Các khoa học cụ thể cung cấp cho triết học Mác các tư liệu, dữ kiện, thông số khoa học để triết học Mác khái quát. Ngay sự ra đời của triết học Mác cũng không thể thiếu những tiền đề khoa học tự nhiên. Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, triết học Mác đóng vai trò thế giới quan, phương pháp luận trung nhất. Thực tiễn phát triển mạnh mẽ của các khoa học cụ thể càng làm tăng vai trò thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác. Như vậy, sự ra đời của triết học Mác đã chấm dứt mâu thuẫn giữa triết học với các khoa học cụ thể.
      • TH Mac có sự thống nhất giữa CNDV với phương pháp biện chứng, giữa lý luận với thực tiễn, giữa tính Đảng với tính khoa học cho nên nó là học thuyết mở, luôn tự đổi mới, phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng của nhân loại. Vì vậy, TH Mac luôn là nền tảng của nhận thức khoa học, là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của GCCN và nhân loại tiến bộ.

    * Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong TH Mác:

    Sự kết hợp lý luận của CN Mác với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của pt, từ trình độ tự phát lên tự giác:

    • TH Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân - một giai cấp cách mạng nhất, tiến bộ nhất.
    • TH Mác đã chấm dứt tham vọng của nhiều nhà THDT coi TH là khoa học của các khoa học.
    • Từ TH cổ đại đến TH cổ điển Đức tới hệ thống TH Heghen: TH là khoc học của các loại khoa học, TH đẻ ra các khoa học
    • TH là TG quan khoa học và pp luận chung cần thiết cho sự phát triển của các khoa học.

    Vận dụng: khủng hoảng TH, các nhà duy vật dao động trượt sang CNDT, CNDT cho rằng vật chất không tồn tại... đưa đến đn vật chất của Lênin

    * Ý nghĩa thực tiễn:

    • Đến nay các nguyên lý của TH Mác vẫn còn nguyên giá trị
    • Các lực lượng thù địch vẫn luôn tấn công TH Mác do đó chúng ta cần bảo vệ, phát triển TH Mác trong điều kiện mới cho phù hợp.
    ADSENSE

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF