YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Phân tích tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội? Liên hệ với việc quá độ lên CNXH ở VN?

    Lời giải tham khảo:

    • Để chuyển từ xã hội TBCN lên XHCN- xã hội mà chủ nghĩa xã hội phát triển trên chính cơ sở vật chất- kỹ thuật của nó, cần phải trải qua 1 thời kỳ quá độ nhất định.

    Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên CNXH được lý giải từ các căn cứ sau:

    • Một là: chủ nghĩa TB và chủ nghĩa xã hội khác nahu về bản chất. CNTB được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu TBCN về TLSX, dựa trên chế độ công hữu về TLSX chủ yếu, tồn tại dưới 2 hình thức là nhà nước tập thể, không còn các giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có 1 thời kỳ lịch sử nhất định.
    • Hai là: CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có tình độ cao. Quá trình phát triển CNTB đã tạo ra tiền đề vật chất- kỹ thuật nhất định cho CNXH, nhưng muốn cho tiền đề vật chất kĩ thuật đó phục vụ CNXH cần có thời gian tổ chức, sắp xếp lại.
    • Ba là: các quan hệ XHCN không tự nảy sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN. Sự phát triển của CNTB dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tạo ra điều kiện, tiền đề cho sự hình thành các quan hệ Xã hội mới XHCN, do vậy cần phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.
    • Bốn là: xây dựng CNXH là 1 công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó.

    Liên hệ:

    • Vận dụng những quan điểm cơ bản mà V.I. Lênin đã nêu ra về đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở “những nước tiểu nông”, Đảng ta và  nhân  dân  ta  đã  có  những  thành  quả  bước  đầu  trong  xây  dựng  chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Nhưng khoảng thời gian 1975-1985, chúng ta đã phạm một số sai lầm, trong đó có biểu hiện chủ quan, nóng vội, giản đơn, nhất là về quản lý kinh tế do đó đã biến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể trở nên trừu tượng, hình thức bề ngoài – nhiều tư liệu sản xuất chung của xã hội, nhất là đất đai, trở nên không có chủ cụ thể…  Đó là một trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực, các tiềm năng của toàn dân ta, của đất nước ta và không phát huy hết nội lực, không tranh thủ được sự hợp tác quốc tế. Vì vậy, kinh tế, xã hội đã lâm vào trì trệ, khủng hoảng…
    • Đại hội  Đảng  Cộng  sản  Việt  Nam  lần  thứ  VI  đánh  dấu  sự  mở  đầu chính thức công cuộc đổi mới đất nước theo định  hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta xác định đúng đắn, bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế. Đổi mới toàn diện, nhưng có trọng điểm đúng: trên cơ sở ổn định, phát triển kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, đồng thời và từng bước đổi mới hệ thống chính trị…  để phát triển đất nước đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
    • Chúng ta đã có nhận thức ngày càng rõ hơn về “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, có thể thấy rõ những bước cụ thể hoá về phát triển “bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định đó là “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Đến Đại hội IX Đảng ta có nhận thức càng rõ hơn nữa: “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 93371

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học:

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF