YOMEDIA
NONE
  • Câu hỏi:

    Phân tích nguyên tắc cơ bản được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến? Liên hệ thực tiễn?

    Lời giải tham khảo:

    Quan điểm toàn diện:

    • Cơ sở lý luận: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
    • Yêu cầu:
      • Xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó và sự vật hiện tượng khác.
      • Không xem xét phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
      • Biết phân biệt từng mối liên hệ, thấy được vị trí, vai trò của từng mối liên hệ đó đối với đối tượng đang được xem xét.
      • Vận dụng yêu cầu: Nếu vận dụng đúng và đầy đủ các yêu cầu sẽ cho ta thêm hiểu biết chi tiết hơn về sự vật, hiện tượng đang xét.
      • Liên hệ thực tiễn: Bên cạnh những nội dung đề ra chủ trương, đường lối lãnh đạo đất nước thì có 1 nhiệm vụ mà Đảng ta rất quan tâm thực hiện đó là việc đấu tranh phê bình và tự phê bình trong tập thể và trong Đảng. Việc làm này với mục đích là đi đến sự thống nhất. Không chỉ đưa ra những sai lầm cần khắc phục mà đồng thời còn đưa ra các giải pháp hợp lí. Góp ý giúp cá nhân bị phê bình thấy được khuyết điểm, khắc phục bản thân tiến bộ đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tập thể. Đặc biệt việc đấu tranh phê bình và tự phê bình trong Đảng giúp Đảng tìm ra những cá nhân yếu kém, những vấn đề tồn đọng từ đó đề ra đường lối đổi mới giúp đất nước bền vững và phát triển.

    Quan điểm lịch sử cụ thể:

    • Cơ sở lý luận: nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và nguyên lí về sự phát triển.
    • Yêu cầu:
      • Trong hoạt động nhận và hoạt động và hoạt động thực tiễn phải đặt đối tượng trong các mối liên hệ cụ thể gắn liền với điều kiện lịch sử cụ thể của không gian và thời gian.
      • Phải lấy được những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức hay đối tượng trong hoạt động thực tiễn.
      • Tránh và khắc phục quan điểm triết trung, ngụy biện.
      • Liên hệ thực tiễn: VN sau giải phóng nền kinh tế đất nước bị khủng hoảng trầm trọng, nghèo nàn, lạc hậu và chịu ảnh hưởng nặng nề sau chiến tranh. Trong tình hình đó, tại đại hội Đảng VI, Đăng đã quyết định đổi mới về quan hệ hợp tác theo hướng mở tăng cường hội nhập, kêu gọi hợp tác và đầu tư nước ngoài. Điều này không chỉ là cơ hội thay đổi đất nước mà còn đặt VN trước những thách thức khó khăn. Từ đó đến nay VN mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Hàn Xẻng… và tham gia tổ chức như WHO, ASEAN, UPU, APEC… Nhờ vậy mà VN có cơ hội tiếp xúc với những nền KH-KT tiên tiến, những phát minh mới và hiện tại đồng thời hàng hóa nước nhà cũng dần có mặt trên toàn thế giới và có một chỗ đứng vững vàng. Tuy nhiên cũng đặt VN trước những thách thức và khó khăn. Mở rộng hội nhập đòi hỏi lao động VN phải năng động, sáng tạo và tư duy nhạy bén, nhớ rõ khẩu hiệu “Hòa nhập nhưng không hoà tan” để tránh mất đi những nét truyền thống vốn có của dân tọc hay biến hóa thái quá những giá trị tốt đẹp của đất nước.
    ADSENSE

Mã câu hỏi: 93174

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học:

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

 
YOMEDIA

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

 

 

CÂU HỎI KHÁC

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF