-
(5,0 điểm)
Trong bài thơ Thương vợ Trần Tế Xương cho ta thấy vẻ đẹp của người phụ nữ tần tảo hi sinh vì chồng con. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật người đàn bà hàng chài chịu đựng nhiều đau khổ, nhọc nhằn vì đàn con.
Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở hai nhân vật này.
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Yêu cầu cụ thể:
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.
- Mở bài:
- Giới thiệu về hai tác giả và hai tác phẩm;
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua hai nhật vật: Bà Tú trong (Thương vợ của Trần Tế Xương) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu).
- Thân bài: Phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở hai nhân vật:
- Nhân vật bà Tú:
- Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết gắn liền với bao nỗi gian truân khó nhọc. Thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để lặn lội kiếm sống. Cái gian truân khó nhọc được cụ thể hoá bằng thời gian quanh năm, bằng không gian ven sông, quãng vắng, buổi đò đông. Nghĩa là triền miên suốt năm suốt tháng không ngơi không nghỉ, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối.
- Thế nhưng cũng chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này, vẻ đẹp đầu tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó. Gánh cả một gánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cô đơn thui thủi một mình, không người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chút chểnh mảng, bỏ bê công việc.
- Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đò đông. Tất cả đều để chu tất cho gia đình: nuôi đủ năm con với một chồng.
- Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than, phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng, một duyên hai nợ thì bà Tú vẫn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình - Năm nắng mười mưa dám quản công.
- Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành một hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.
- Nhân vật người đàn bà hàng chài:
- Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được vẻ đẹp tâm hồn của chị thể hiện trong lẽ sống vì con, chịu đựng đắng cay tủi nhục vì con, mong “đàn con tôi chúng được ăn no”. Chị cố bảo vệ cho tâm hồn con trẻ khỏi bị tổn thương, khi việc ấy là không thể được, mỗi đau của chị trào tuôn thành những giọt nước mắt trên khuôn mặt rỗ. Chị cố gắng giữ mái gia đình cũng là vì đàn con.
- Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt của vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong hai nhân vật. Thí sinh có thể diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được:
- Sự tương đồng: Hai nhân vật đều mang một vẻ đẹp truyền thống sâu sắc và cao cả, họ là những người mẹ sẵn sàng hi sinh vì chồng vì con, giàu đức hi sinh cao cả.
- Sự khác biệt:
- Hình tượng bà Tú là hình ảnh người phụ nữ xưa trong xã hội phong kiến. Hiện lên trên nền thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nhân vật người đàn bà hàng chài là hình tượng người mẹ nghèo của đời thường sau giải phóng vốn còn nhiều nhọc nhằn, vất vả. Từ cuộc đời và phẩm chất cao đẹp của chị, ta thấy được nỗi đau của bi kịch đói nghèo và bạo lực gia đình.
- Nghệ thuật khắc họa nhân vật thể hiện nét độc đáo trong bút pháp của từng nhà văn.
- Kết bài: Khái quát và cảm nhận
- Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Nhân vật bà Tú:
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng
CÂU HỎI KHÁC
- Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây
- Nêu phong cách ngôn ngữ của văn bản trên ?
- Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.
- Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?
- Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao?
- Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.
- Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ở hai nhân vật ở bài thơ Thương vợ và Người đàn bà làng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.