YOMEDIA

Thuyết minh lễ hóa vàng trong truyền thống của dân tộc Việt Nam

Tải về
 
NONE

Trên đây là hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy, lập dàn ý và viết bài văn thuyết minh lễ hóa vàng. Tư liệu trên đây được thể hiện một cách chi tiết, ngắn gọn và dễ hiểu nhất dành cho các em. Hi vọng qua tư liệu này, các em sẽ có được những sự tham khảo hữu ích để rèn luyện kĩ năng chọn ý, lập dàn bài và làm bài văn thuyết minh về một nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Chúc các em thành công, học tập tốt!

ADSENSE
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Thuyết minh về một nét đẹp văn hoá truyền thống của Việt Nam Lễ hóa vàng

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Có một lễ rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam theo đạo Phật và theo cúng tổ tiên là lỗ cúng hóa vàng để tiễn đưa ông bà vào ngày mùng 3 Tết hoặc sáng ngày mùng 4 Tết.

b. Thân bài

  • Nguồn gốc của tục hóa vàng
    • Nói về nguồn gốc của tục hóa vàng là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng: Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được.
    • Tuệ Nương bèn giả chết để thực hiện phương kế bán giấy. Ngày thứ 3, trước khi đi chôn, Thái Mạc đem một ôm giấy ra đốt bên cạnh quan tài vợ. Sau khi Thái Mạc đốt giấy xong thì Tuệ Nương ở trong quan tài kêu to gọi chồng, đẩy nắp quan tài bước ra hát rằng: “Dương gian tiền năng hành tứ hải. Âm gian chỉ tại tố mãi mại. Bất thị trượng phu bả chỉ thiêu. Thùy khẳng phóng ngã hồi gia lai”.
    • Nghĩa là: “Trên dương gian đồng tiền có thể làm được mọi việc ở mọi nơi, dưới âm phủ giấy cũng có thể dùng để mua bán. Nếu không phải chồng đốt cho giấy thì ai lại cho tôi quay về dương gian”. Nói rồi lại mang thêm 2 bó giấy nữa để đốt.
    • Những người chứng kiến đều tin là đốt giấy thành tiền cho người âm phủ rất có lợi nên ai nấy đều về nhà lấy tiền đến nhà Thái Mạc mua giấy về đốt hóa vàng. “Tin lành” đồn xa, người các nơi tranh nhau đến nhà Thái Mạc mua giấy. Không đến 2 ngày, bao nhiêu giấy ế của hai vợ chồng Tuệ Nương đã hết sạch.
  • Đặc điểm
    • Từ sáng mùng 4 Tết, tại các nghĩa trang đã đông đầy người của các gia đình đi tảo mộ, đem theo cuốc, xẻng để đắp lại các ngôi mộ và  rẫy cỏ trên mộ trước khi cúng lễ.
    • Mọi người đem theo lễ vật thường là xôi gà, hoa quả, vàng hương, trầu và rượu... và có cả pháo để cúng cáo thổ thần và cúng mời người thân về dự lễ vàng tiễn đưa họ về âm phủ sau ba ngày Tết, và đốt pháo khi hương (nhang) tàn.
    • Lễ tất (lễ xong), sau khi hóa vàng (có trẻ em phụ cùng người lớn đốt và vẩy rượu xung quanh chỗ hóa vàng), người lớn đốt pháo và trẻ em cũng đua theo.
    • Sau buổi lễ, trẻ em phụ gia đình mang một phần lễ vật về nhà, phần còn để cho trẻ chăn trâu.
    • Sau khi đợt nhang thứ nhất tàn, đốt đợt hai, nhang cháy được phân nửa thì gia chủ thường là bố lễ tạ, hạ vàng mã xuống hóa, hạ cơm xuống bày ra bàn, phản hoặc sập v.v... tùy nhà, chờ hóa vàng xong thì mọi người cùng ăn.
    • Trong khi hóa vàng các em tráng nhi phụ bố mang hai cây mía dựng hai bên bàn thờ ra hơ lửa hóa vàng để các cụ, ông bà “có đòn gánh, gánh đồ lễ về và dùng để đánh đuổi lũ ma quỷ đói muốn cướp lễ vật”.
    • Trong lúc dùng cơm, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ, sôi nổi. Sau đó thường là mọi người cùng vui xuân với các bàn bài: rút bất, tam cúc...
  • Ý nghĩa của tục hóa vàng
    • Hoá vàng chính là việc con cháu gửi đồ dùng, tiền vàng đã chuẩn bị trên bàn thờ gia tiên trong dịp Tết cho người cõi âm.
    • Có những gia đình chỉ làm hết tết gói gọn trong gia đình. Nhưng cũng có những người còn mời thông gia, hàng xóm thân thiết tới dùng cơm lễ hoá vàng, coi như là dịp gặp mặt nhau ngày đầu xuân.
    • Hóa vàng tiễn các cụ xong ai cũng có cảm giác Tết đã hết. Người kinh doanh lại bắt đầu mở hàng kinh doanh như mọi ngày. Người làm công việc khác cũng vậy. Nhưng dù làm bất cứ nghề gì đi chăng nữa, ai ai cũng hy vọng lòng thành của mình được các cụ chứng giám và phù hộ cho làm ăn suôn sẻ cả năm.
    • Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
    • Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

c. Kết bài

  • Lễ hóa vàng là một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những ý nghĩa cao đẹp của nó.

Bài văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn thuyết minh về một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam là lễ hội hóa vàng.

Gợi ý làm bài

        Trong ba ngày Tết, từ mùng 1 đến hết mùng 3, ngoài thì giờ để đi lễ chùa, đình, đền, miếu, mạo, nhà thờ v.v... dâng cỗ trên bàn thờ để cúng lỗ gia tiên và đi lễ tết để chúc Tết họ hàng, bà con thân tộc, bạn bè. đồng nghiệp, các thầy cô giáo... là thì giờ để mọi người nhất là các em nhỏ vui chơi. Nhưng có một lễ rất quan trọng đối với đa số người Việt Nam theo đạo Phật và thờ cúng tố tiên là lễ cúng hóa vàng để tiễn đưa ông bà vào ngày mùng 3 Tết hoặc có gia đình thì tổ chức vào ngày mùng 4 Tết như ở Thị cầu (Bắc Ninh) sau khi đã đi viếng mộ vào sáng ngày mùng 4 Tết, theo như tục lệ vùng này.

        Nói về nguồn gốc của tục hóa vàng là do ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tích kể rằng:  Vào đời Hán có đôi vợ chồng là Thái Mạc và Tuệ Nương học nghề làm giấy chưa thạo đã về quê mở xưởng. Giấy làm ra xấu và khó viết chữ nên bị ế không bán được.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

        Thay cho lời kết, xin trích dẫn ý kiến của PGS Nguyễn Văn Huy, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Trưởng ban Di sản văn hóa phi vật thể Hội Di sản văn hóa Trung ương: “nhu cầu đi lễ và lên đồng ở các đền phủ là nhu cầu có thực để giải tỏa những vấn đề về tâm linh. Việc cấm đốt vàng mã tại đền phủ là khó có thể thực hiện được. Vấn đề chính là  giúp cho người dân và cộng đồng của mình tự nhận thức và tự quản lý, điều chỉnh việc đốt vàng mã như thế nào cho hợp lý, cho hợp với thuần phong mỹ tục, hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.” Lễ hóa vàng là một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những ý nghĩa cao đẹp của nó 

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu thuyết minh về một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam là lễ hội hóa vàng sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF