YOMEDIA

Phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu dưới đây với đề tài Phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà là tài liệu văn mẫu lớp 9 được HỌC247 sưu tầm và đăng tải. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình tiếp thu bài học của các em, giúp những tiết học Văn thêm sinh động và hiệu quả hơn. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

phân tích văn bản phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

2. Dàn bài gợi ý chi tiết

a. Mở bài

  • Bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lên Anh Trà nói về phong cách làm việc, phong cách sống giản dị mà vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Góp phần khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng với những danh hiệu cao quý: Lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới.

b. Thân bài

  • Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Do đi nhiều, sống ở nhiều nơi trên thế giới nên trình độ hiểu biết văn hóa nhân loại của Bác Hồ đã đạt tới mức uyên thâm.
    • Trường học của Bác chính là hiện thực sôi động của lịch sử nhân loại nửa đầu thế kỉ XX.
    • Ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác đã không ngừng học tập để nâng cao hiểu biết. Cách học của Bác rất biệt: Học ở trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống phong phú xung quanh.
    • Điều quan trọng là Bác đã tiếp thu một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp với vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, để từ đó tạo cho mình một bản sắc riêng: Rất Việt Nam và cũng rất hiện đại.
  • Nét đẹp trong lối sống giản dị, thanh tao của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Lối sống giản dị, thanh cao của Bác thể hiện qua tác phong làm việc, sinh hoạt của Người (Nơi ở, bữa ăn, đồ dùng,... đều mộc mạc, đơn sơ).
    • Khiêm tốn, chân thành, cởi mở,... là phẩm chất nổi bật của Bác. Những đức tính đó tạo nên sức cảm hóa và thuyết phục mạnh mẽ đối với mọi người.
    • Đời sống thanh bạch của Bác thực sự là đời sống văn minh của Bác nêu gương sáng cho cả thế giới ngày nay.
    • Bác hi sinh tất cả, chỉ quên mình để lo cho dân, cho nước. Lí tưởng cách mạng cao cả của Bác mãi mãi là ngọn đuốc dẫn đường cho dân tộc trong hành trình đi tới tương lại tươi sáng.

c. Kết bài

  • Tác giả khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ là bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao đối với nhiều thế hệ.
  • Từ lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ, chúng ta hãy phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích bài “Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà.

Gợi ý làm bài

Bài mẫu 1

Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” của Lê Anh Trà, in trong cuốn “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990). Bài văn khẳng định nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh, đó chính là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa sự vĩ đại và sự giản dị.

Phần đầu của văn bản nói về vốn tri thức văn hóa nhân loại vô cùng sâu rộng của Hồ Chí Minh: “Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…, và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”.

Cha ông ngày xưa nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Bác đi nhiều nơi nên học hỏi được nhiều. Nhưng vấn đề là học bằng cách nào? Để có được vốn văn hóa sâu rộng ấy, trước hết, Bác phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ: “Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga…”; nắm vững ngôn ngữ để học qua sách vở, qua giao tiếp. Bên cạnh đó, còn phải học hỏi qua lao động, qua công việc: “Người đã làm nhiều nghề”. Bằng những cách ấy, Bác đã có được một vốn tri thức đạt đến mức “sâu sắc”, “uyên thâm”. Điều đáng nói ở đây là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài: “Người đã chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”. Bác tiếp thu trên nền tảng sâu vững của văn hóa dân tộc để tạo nên những giá trị độc đáo: “... Điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyên được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”.

Phần thứ hai của văn bản nói về lối sống giản dị mà thanh cao của Hồ Chí Minh. Tác giả đã giới thiệu lối sống ấy một cách cụ thể bằng những chi tiết tiêu biểu, từ ngôi nhà cho đến trang phục và cách ăn uống. Mở đầu là một lời bình luận đầy ấn tượng: “Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình”. Nghệ thuật đối lập đã làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi. Tác giả khiến người đọc hình dung trong sự đối chiếu các hình ảnh: Cung điện của những ông vua ngày xưa, những tòa nhà nguy nga tráng lệ của các vị nguyên thủ quốc gia, và ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, có ai ngờ hình ảnh đơn sơ mang đậm hồn nông thôn như thế, “chỉ vẻn vẹn có vài phòng”, “với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ” lại là nơi ở, nơi làm việc của một vị Chủ tịch nước. Trong bài “Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại”, khi nói về đức tính giản dị của Bác Hồ, bác Phạm Văn Đồng cũng nhắc đến ngôi nhà sàn “luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn”. Chủ nhân ngôi nhà sàn đơn sơ ấy “cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn”. Và “việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”. Am hiểu văn hóa nhân loại mà cách sống lại hết sức dân tộc, rất Việt Nam. Khép lại đoạn văn kể về lối sống của Bác cũng là một lời bình luận đầy thuyết phục: “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ nào, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống giản dị và tiết chế đến mức như vậy”.

--- Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để tải tài liệu về máy ---

Phong cách của Bác cho ta thấy được vẻ đẹp của cuộc sống “an bần lạc đạo”, gắn bó với thú quê đạm bạc mà thanh cao của người xưa: Bất giác, ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao...”

Hai câu thơ trên miên tả cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi ông tìm về chốn núi rừng để vui thú lâm tuyền. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thi vị hóa cuộc sống thanh bần của mình giữa thiên nhiên tuyệt đẹp.

Còn ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng đang lãnh đạo toàn dân đánh Mĩ. Thú quê trong văn chương xưa nhiều khi chỉ là tượng trưng, nay hoàn toàn là sự thật trong cuộc sống của Bác. Điều ấy thể hiện Hồ chí Minh là con người giản dị nhưng vô cùng vĩ đại.

Không phải là Bác bắt chước cảnh sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó mà lối sống ấy đã được Bác nâng lên thành một quan niệm thẩm mĩ đúng đắn: Trong cuộc đời, cái đẹp chính là sự giản dị, tự nhiên.

Kết thúc bài văn, tác giả nhận xét: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như vị danh nho xưa hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh tao, một cách di dưỡng tinh thần, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”. Lời bình luận này đã đề cao giá trị và sức thuyết phục kì diệu của phong cách Hồ Chí Minh. Cả thế giới có thể tìm thấy ở bác tấm gương sáng suốt đời cống hiến, hi sinh cho quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của nhân loại.

Điều may mắn to lớn nhất của dân tộc Việt Nam là có được một lãnh tụ kiệt xuất như Hồ Chí Minh. Thực ra, đó không chỉ là hạnh phúc của riêng dân tộc Việt Nam mà là của chung nhân loại và chống bạo lực. Trong đó, Hồ Chí Minh là đại diện tiêu biểu nhất của phía chống bạo lực, là hình tượng cao cả, lớn lao, xứng đáng với niềm tự hào chung của nhân loại.

Bài viết của tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ chí Minh. Là bài học nhân sinh có tác dụng giáo dục lớn lao cho các thế hệ mai sau. Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, chúng ta cần có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương bác Hồ vĩ đại.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu: Phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà. Để xem được đầy đủ nội dung, mời các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247 để tải tài liệu về máy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em biết cách tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. Đồng thời, giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Phong cách Hồ Chí Minh và phần soạn bài Phong cách Hồ Chí Minh để ôn tập lại một cách đầy đủ nhất những kiến thức trọng tâm của bài học. Và để nâng cao kiến thức bài học, khám phá những điều mới mẻ, Hoc247 mời các em tham khảo thêm bài văn mẫu giới thiệu về nơi ở và nơi làm việc của Bác qua bài học. Chúc các em có thêm nhiều tài liệu hay, nhiều kiến thức mới và bổ ích.

-- MOD Ngữ văn HỌC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF