YOMEDIA

Phân tích hình tượng cây Xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành

Tải về
 
NONE

Hình ảnh cây Xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà nu là một hình tượng nghệ thuật sâu sắc mà tác giả Nguyễn Trung Thành đã gởi gắm những thông điệp ý nghĩa của truyện ngắn. Và để hiểu sấu sắc về điều này, Học 247 mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích hình tượng cây Xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Rừng xà nu để nắm vững hơn kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này.

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích hình tượng cây xà nu, HOC247 mời các em cùng ôn luyện lại những kiến thức trọng tâm nhất về hình tượng cây xà nu trong video bài giảng Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng được trình bày một cách chi tiết, hấp dẫn và dễ hiểu; giúp các em có đủ cơ sơ lý luận để tiến hành viết bài văn nghị luận văn học phân tích hình tượng cây xà nu được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy phân tích hình tượng cây Xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu nhà văn Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng Xà nu
  • Dẫn dắt vào vấn đề: hình tượng cây Xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Rừng Xà Nu” ra đời vào thời điểm mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh cục bộ.
    • Nhan đề: là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn. Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật của nhà văn được khơi nguồn từ hình ảnh này
  • Phân tích
    • Vị trí xuất hiện: nhan đề, đầu và cuối tác phẩm, xuất hiện trong sự đối chiếu so sánh với các nhân vật ở trong truyện.
    • Nghĩa thực : Đây là một loài cây có thật ở vùng đất Tây Nguyên.
    • Nghĩa biểu tượng :
      • Cây xà nu gắn bó với cuộc sống con người Tây Nguyên:
        • Cây xà nu có mặt trong đời sống hằng ngày của người dân làng Xôman.
        • Cây xà nu tham dự vào những sự kiện trọng đại của dân làng Xôman.
        • Cây xà nu gắn với cuộc sống của người dân làng Xôman đến mức nó đã thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ, cụ Mết nói về cây xà nu với tất cả tình cảm yêu thương, gần gũi xen lẫn tự hào “không có gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”. Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của mảnh đất này.
      • Cây xà nu tượng trưng cho số phận và phẩm chất của con người Tây Nguyên trong chiến tranh cách mạng.
        • Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù tượng trưng cho những mất mát, đau thương vô bờ mà dân làng Xôman nói riêng (anh Xút, bà Nhan, mẹ con Mai…) và đồng bào Tây Nguyên nói chung đã phải trải qua trong cuộc chiến đấu.
        • Đặc tính ham ánh sáng của cây xà nu tượng trưng cho niềm khát khao tự do, lòng tin vào lý tưởng cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc kháng chiến.
        • Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên (cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, Heng) đoàn kết bên nhau trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
        • Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt, sự bất khuất, kiên cường và sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong cuộc chiến mất còn với kẻ thù.
      • Nghệ thuật miêu tả:
        • Kết hợp miêu tả cụ thể lẫn khái quát, khi dựng lên hình ảnh cả rừng xà nu, khi đặc tả cận cảnh một số cây
        • Phối hợp cảm nhận nhiều giác quan trong việc miêu tả những cây xà nu với vóc dáng tràn đầy sức lực, tràn trề mùi nhựa thơm, ngời xanh giữa ánh nắng
        • Hình tượng cây xà nu vừa hiện thực lại vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng. Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh đối chiếu thường xuyên với con người. Các hình thức ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động, hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên đồng thời gợi ra nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.
        • Hình ảnh cây xà nu xuất hiện ở đầu tác phẩm rồi kết thúc tác phẩm lại hiện ra cánh rừng xà nu bạt ngàn. Đây là một kết cấu vòng tròn. Kết cấu ấy cho phép ta nghĩ : cây xà nu không chỉ là tượng trưng cho một làng Xô Man nhỏ bé hay cho một vùng núi rừng Tây Nguyên. Có thể đó còn là biểu tượng của cả miền Nam, của cả dân tộc Việt Nam trong những tháng năm chống đế quốc Mĩ.

c. Kết bài

  • Nhìn nhận, đánh giá về hình tượng cây Xà nu
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích hình tượng cây Xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành

Gợi ý làm bài

"Rừng xà nu” là truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành , tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mạn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.

Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống mạch hồn của tác phẩm. Khi cầm bút sáng tác thiên truyện này, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí ông là cây xà nu, những cánh rừng xà nu. Hình tượng thiên nhiên ấy đã trở thành chủ âm của tác phẩm, nó chiếm giữ những vị trí quan trọng nhất của truyện ngắn: nhan đề, mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu còn trở đi trở lại nhiều lần tạo nên không gian đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sưc sống. Tác giả luôn miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hung vĩ của thiên nhiên và gợi ra những lien tưởng về con người. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với giọng văn đầy biểu cảm.

Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt suốt tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp hào hung đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Qua đó chất thơ và chất sử thi hòa làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát.  

Mong rằng, với tài liệu văn mãu trên, các em đã hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành. Chúc các em có thêm tài liệu mẫu hay để tham khảo.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF