YOMEDIA

Nghị luận bàn về lòng tự ti và tự phụ trong xã hội hiện nay

Tải về
 
NONE

Tự ti và tự phụ là hai thái độ sống trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống và công việc. Hôm nay, HOC247 sẽ giới thiệu đến các em cách lập dàn ý và viết bài văn nghị luận xã hội về tự ti và tự phụ. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

 

Nghị luận xã hội bàn về vấn đề tự ti và tự phụ

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu và nêu vấn đề cần nghị luận
    • Trong thời buổi hiện nay, khi đất nước ta đang trên con đường hội nhập, thì đòi hỏi phải cần có những người thật sự tài năng để đưa đất nước đi lên ngang tầm với bạn bè năm châu như lời Bác Hồ đã dạy.
    • Nhưng điều đó không phải dễ khi thực tế bây giờ vẫn còn tồn tại nhiều thái độ sống chưa thực sự đúng đắn.
    • Trong đó có hai thái độ tự ti và tự phụ.

b. Thân bài

  • Khái quát (dẫn dắt vào bài)
    • Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng xấu đến tính cách, lối sống của con người.
  • Giải thích
    • "Tự ti": Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu mình.
    • "Tự phụ": Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng, mà coi thường mọi người xung quanh.
  • Phân tích, bàn luận
    • Tự ti
      • Biểu hiện
        • Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người khác.
        • Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.
        • Thiếu ý chí, không dám nghĩ, không dám làm.
        • Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người (nêu một vài dẫn chứng)
      • Nguyên nhân
        • Nhận thức, suy nghĩ sai lầm, thiếu làm chủ bản thân.
        • Thiếu trình độ về nhận thức, hiểu biết và năng lực.
        • Thiếu bản lĩnh sống, không tin tưởng vào bản thân, sợ hỏng, sợ sai
        • Mặc cảm luôn nghĩ là người bỏ đi...
      • Tác hại
        • Tự ti mang lại tác hại rất lớn
        • Hình thành một lối sống không tốt.
        • Không có ý thức vươn lên.
        • Sống khép mình trước tập thể.
        • Không tạo cho mình cơ hội và điều kiện để học tập và công tác tốt.
    • Tự phụ
      • Biểu hiện
        • Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu ngưòi tự ti cứ xem mình thấp hơn ngưòi khác thì ngưòi tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
        • Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.
        • Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác
        •  Biểu hiện của căn bệnh "ngôi sao". (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).
      • Nguyên nhân
        • Do chủ nghĩa cá nhân, hay tự đề cao cái "tôi" của bản thân.
        • Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người.
      • Tác hại
        • Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể.
        •  Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị ngưòi khác ghét bỏ, không mến trọng.
        • Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của ngưòi khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.
  • Ý kiến đánh giá
    • Tóm lại cả tự ti và tự phụ đều có tác hại rất xấu. Con người có những thái độ như thế sẽ rất khó hoà nhập cùng với người khác, khó nhận được thiện cảm từ người khác và quan trọng hơn là chất lượng công việc ngày càng thấp kém
  • Cách khắc phục
    • Mỗi cá nhân cần khiêm tốn để học tập người khác, đồng thời biết tiếp thu những lời phê bình nhận xét từ người khác để có thể hoàn thiện bản thân hơn
    • Năng động trong học tập cũng như trong công việc, không né tránh khi có chuyện mà ngược lại phải nổ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc
    • Cần biết đánh giá đúng bản thân mình, phát huy được những điểm mạnh đồng thời khắc phục những điểm yếu.
    • Biết hoà mình cùng với tập thể, sống học tập và làm việc cùng mọi người để xây dựng xã hội phát triển và ngày càng tiến bộ.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
  • Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới.

Bài văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận xã hội bàn về lòng tự ti và tự phụ trong xã hội hiện nay.

Gợi ý làm bài

         Bản thân mỗi con người ai cũng có lối sống, phẩm chất, năng lực... khác nhau. Nhưng điều đó được thể hiện ra bên ngoài khác nhau. Có người quá tự ti luôn nghĩ năng lực mình thấp kém, có người thì tự phụ nghĩ năng lực mình hơn nhiều người khác. Đó là hai căn bệnh có ảnh hưởng đến học tập và công tác.

       Vậy tự ti là gì và biểu hiện của nó như thế nào? Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên thiếu tự tin trong công việc. Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhúng nhường, không khoe khoang.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Những tính xấu này thường có ảnh hưỡng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác dể khắc phục bản thân, chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hưởng xấu đến học tập và công việc.

        Tóm lại chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản thân. Tự tin nhưng không tự ti, tự hào nhưng không tự phụ có như thế mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mới phát huy tốt sở trường của mình.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận xã hội bàn về lòng tự ti và tự phụ trong xã hội hiện nay sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Đồng thời, tài liệu nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn nghị luận xã hội được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo. 

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF