YOMEDIA

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Tải về
 
NONE

Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những nội dung hay xoay quanh truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Và để hiểu rõ hơn đề tài này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu dưới đây. Chúc các em có thêm tài liệu hay.

ADSENSE
YOMEDIA

Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam mời các em cùng tham khảo thêm video bài giảng tìm hiểu bức tranh phố huyện nghèo và hình ảnh chuyến tàu đêm - hai trong ba nội dung trọng tâm thuộc tác phẩm Hai đứa trẻ của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Từ đó giúp các em cảm nhận được giá trị hiện thực và nhân đạo được thể hiện sâu sắc và tinh tế thông qua hình ảnh phố huyện nghèo nàn, tâm tối cùng những kiếp người tàn, những kiếp người quẩn quanh, khổ cực nơi phố huyện hằng ngày vẫn cố thức để đợi chuyến tàu mang chút ánh sáng, nhịp sống của một thế giới khác. 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ
  • Dẫn dắt vào vấn đề: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Tóm tắt truyện
    • Chủ đề câu chuyện
    • Giá trị hiện thực : Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau…
    • Giá trị nhân đạo: Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.
  • Nội dung
    • Giá trị hiện thực
      • Miêu tả chân thực bức tranh thiên nhiên phố Huyện
      • Miêu tả sinh động cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, bế tắc của những cư dân nơi phố Huyện
      • Phản ánh hiện thực của người dân trước cách mạng 1945
      • Cảnh đợi tàu phản ánh ao ước, khát khao, những mong đợi của người dân phố Huyện nơi đây
    • Giá trị nhân đạo
      • Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèo
      • Xót xa trước cảnh nghèo đói, tăm tối, quẩn quanh của những kiếp người nơi phố Huyện ( gia đình chị Tí, bác Xẩm, bác Siêu….)
      • Cảm thương cho cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạc của họ
        • Phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo nơi phố Huyện, cần cù, chịu thương chịu khó (những kiếp người nơi phố Huyện vẫn cứ dọn hàng, vẫn cứ tiếp tục sự sống, suy trì sự sống dẫu cho đó chỉ là cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạc….)
        • Giàu lòng thương yêu (Những chi tiết, cảm xúc của Liên trước cảnh vật và con người phố Huyện)
      • Sự cảm thông, trân trọng của Thạch Lam trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn
      • Tác giả trân trọng những ước mơ, hoài niệm của hai chị em Liên và An bằng những từ ngữ, lời văn nhẹ nhàng thấm đẫm cảm xúc
      • Hơn nữa, qua cảnh đợi tàu, tác giả đã phần nào nói lên tấm lòng của mình đối với những kiếp người nhỏ nhoi giữa cuộc đời. Dường như nhà văn muốn thức tỉnh, muốn hướng họ đến với một cuộc sống mới, tốt hơn, tràn ngập ánh sáng và nhịp sống….

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá chung về vấn đề
  • Mở rộng vấn đề bằng những cảm xúc và suy nghĩ của mỗi cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Gợi ý làm bài

Trên văn đàn văn học Việt Nam trước cách mạng tháng tám, Thạch Lam chưa được xếp ở vị trí số một nhưng cũng là một tên tuổi rất đáng coi trọng và khẳng định, Thạch Lam tuy có viết truyện dài nhưng sở trường của ông là truyện ngắn, bởi ở đó tài năng nghệ thuật được bộc lộ một cách trọn vẹn, tài hoa. Nguyễn Tuân viết: “Nói đến Thạch Lam người ta vẫn nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn là truyện dài”. Đóng góp của Thạch Lam không chỉ ở nghệ thuật mà nó còn giúp ta thanh lọc tâm hồn: “Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương”. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam cũng là “một bài thơ trữ tình đầy xót thương” như thế. Thạch Lam tuy có chân trong Tự lực Văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ lại theo một hướng riêng.

Ông xây dựng cho mình một thế giới nhân vật khác. Ông lặng lẽ hướng ngòi bút của mình về phía những người nghèo khổ với tấm lòng trắc ẩn chân thành. Thế giới nhân vật là những lớp người nghèo khổ cơ cực bế tắc nói chung, những nhân vật của Thạch Lam thật nhỏ bé và tội nghiệp: Họ thường nép mình trong bóng tối của một không gian hẹp thường là nơi phố huyện tiêu điều, xơ xác hoặc những xóm nghèo ngoại ô Hà Nội. Nhân vật của ông chủ yếu là con người thân phận, họ thường tìm kiếm nơi ẩn nấu trong gia đình, giữa bốn bức tường hoặc trong sân vườn, có nghĩa là tách khỏi cuộc đời, nơi xã hội đầy bất trắc bên ngoài. Có lẽ như thế con người mới cảm nhận hết về mình và về cuộc sống xung quanh. Dường như họ thu mình trước thực tại để xót mình và thương người, để bâng khuâng man mác khi hồi tưởng về quá khứ? Không dám nhìn về tương lai, mang nặng một mặc cảm mờ mịt trong lòng khi nghĩ về mai sau.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Tất cả các nhân vật đó đã hiện ra dưới cái nhìn xót thương của người tái hiện. Và nỗI thương cảm của Liên đối với mấy đứa trẻ đi nhặt rác, với chị Tí, với bác Siêu, với cụ Thi điên cũng là cảm xúc của chính Thạch Lam. Thạch Lam đã hoá thân vào nhân vật để nói cái cảm quan xót thương của mình. Đoàn tàu với thoáng sáng vụt qua rất nhanh rồi tắt lịm đã thay đổI một chút ít không khí của thế giới hiện tại, phải chăng đó là khát vọng thoát khỏI cuộc sống tù đọng dù chỉ trong chốc lát của Thạch Lam. Nhà văn day dứt về một kiếp sống tàn lụi, héo úa, đơn điệu, hư vô chứ không chỉ có xót thương thông thường. Chính vì vậy mà ông trình bày hiện thực của phố huyện mang ý nghĩa khái quát lớn của xã hộI Việt Nam về sự trì trệ. Nếu đặt trong dòng thời sự văn học buổi ấy, ta thấy Thạch Lam phản ánh khá rõ nét một hoàn cảnh, tâm lí thời đại mà Nam Cao đã phải từng thốt lên: “Cuộc đời đang cùn đi, gỉ đi, nổi váng lên”…

Mong rằng với bài văn mẫu, sơ đồ tư duy và dàn bài chi tiết về đề tài Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Học 247 đã mang đến cho các em thêm một tài liệu văn mẫu hay trong kho tàng văn mẫu của các em. Chúc các em học tốt hơn tác phẩm Hai đứa trẻ với tài liệu trên

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF