YOMEDIA

Cảm nhận bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão

Tải về
 
NONE

Thuật Hoài là một trong những bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn 10. Và để hiểu hơn về bài thơ, nắm được những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật, Hoc 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu cảm nhận bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão dưới đây. Chúc các em có thêm bài văn mẫu hay.

ADSENSE
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ Thuật Hoài và tác giả Phạm Ngũ Lão
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Hoàn cảnh sáng tác :Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước ta.Trước tình hình ấy,vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc.Sau đó,Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc đẻ trấn giữ đất nước.Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều đến hào khí trong bài thơ.
    • Tựa đề: Thuật có nghĩa là bầy tỏ, hoài là mang trong lòng.Thuật hoài nghĩa là bầy tỏ khát vọng , hoài bão. Đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Điều đáng chú ý của baìo thơ này ở chỗ người tỏ lòng là một vị tướng đang giữ trọng trách nặng nề nơi biên ải.
  • Cảm nhận
    • Hai câu đầu:
      • Câu 1 khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế và hành động .
        • Hoành sóc nghĩa là cặp ngang ngọn giáo. Người trai càm giáo đã mấy thu sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước
        • Tư thế ấy lại đặt trong không gian kỳ vĩ của giang san.Tất cả những chi tiết trên đã dựng lên bức chân dung oai phong lẫm liệt của người trai thời loạn.
      • Câu 2 là hình ảnh ba quân.
        • Ngày xưa, quân lính thường chia làm ba đội gọi là tiền quân, trung quan, hậu quan. Vì thế, câu thơ nói đến ba quân là ca ngợi sức mạnh của toàn dân tộc.
        • Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu: Đây là hình ảnh ước lệ quen thuộc thường gặp trong thơ cổ nhưng đặt trong hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ,hình ảnh này lại gợi lên những cảm xúc chân thực vì phản ảnh hào khí của thời đại.
      •  Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau. Thời đại hào hùng tạo nên những con người anh hùng, ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức mạnh làm nên hào khí của thời đại. Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của tác giả về quân đội của mình, về con người và thời đại của mình. Tác giả nói về chính mình vừa nói tiếng nói cho cả thế hệ.
    • Hai câu sau:
      • Bày tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình. Đó là lập công danh nam tử, tức là công danh của đấng làm trai theo lý tưởng phong kiến. Người xưa quan niệm, làm trai là phải có sự nghiệp và danh tiếng để lại muôn đời.
      • Chí làm trai được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi. Phạm Ngũ Lão đã bầy tỏ khát vọng được đóng góp cho đất nước, xứng đáng là kẻ làm trai. Khát vọng thật đẹp và cao cả.
      • Câu thơ kết lại là nỗi thẹn:
        • Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình tài giỏi như Vũ Hầu để lập công giúp nước. Đây là nỗi thẹn cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách.
        • Điều đó nói nên khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước.

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá về truyện
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Cảm nhận bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão

Gợi ý làm bài

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng giỏi, tuy vậy ông cũng thích đọc sách viết thơ, tuy ít nhưng đều mang đậm chất lòng yêu nước, tiêu biểu là bài thơ thuật hoài. Thuật Hoài là nỗi lòng của nhà thơ, thể hiện khí phách của những anh yêu nước thời trần.

Thuật hoài được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, được chia làm hai phần. Hai câu đầu khắc họa rõ hình tượng con người và hình thượng người quân đội thời Trần với vẻ đẹp hào hung và đầy nhuệ khí, hai câu sau chính là nổi lòng, sự lo lắng của tác giả.

“Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,

Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu. ”

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Đối với Phạm Ngũ Lão, ông cảm thấy “thẹn”, vì bản thân ông chưa có tài mưu lược lớn để giúp giết giặc, bảo vệ nước như Vũ Hầu Gia Cát Lượng, ông thẹn vì so với cha ông chưa có gì đáng nói. Nhưng qua lời thẹn đó ta lại thấy một lời thề mãi mãi trung thành, lời thề suốt đời tận tùy với chủ tướng Trần Hưng Đạo. Lấy cái “thẹn” để thể hiện khát vọng, hoài bão để làm được những việc to lớn, xứng đáng hơn. Những người tài giỏi xưa nay đều chất chứa trong mình một nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí và cái tâm của con người thời Trần. Những con người sẵn sàng hi sinh để giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Qua bài thơ, cho ta biết được sự yêu nước của phạm ngũ lão, và những vị anh hùng của nhà trần yêu nước, biết hi sinh vì đất nước. Đồng thời tác phẩm thể hiện hào khí Đông A.

Mong rằng, với tài liệu trên, Học 247 đã mang đến cho các em thêm một tài liệu hay và bổ ích, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức về bài thơ Tỏ lòng được tốt hơn. Hi vọng, đề tài cảm nhận bài thơ Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão đã mang đến cho các em những kiến thức hay và thú vị.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF