YOMEDIA

Dạng bài tập Hóa 11 Chương 4 Đại cương hữu cơ có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các bạn học sinh lớp 11 dễ dàng hơn trong việc ôn tập môn Hóa chuẩn bị cho năm học mới sắp đến. HỌC247 xin giới thiệu tới bạn "Dạng bài tập Hóa 11 Chương 4 Đại cương hữu cơ có đáp án". Hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn hệ thống hóa kiến thức toàn chương tốt hơn cũng như vận dụng thành thạo các kĩ năng, phương pháp tính thông qua 72 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án. Chúc các bạn đạt được kết quả cao trong kì thi tới.

ADSENSE
YOMEDIA

CHƯƠNG 5  ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỮU CƠ – HÓA HỌC 11

 

I. MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat…). Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

2. Phân loại hợp chất hữu cơ

- Thường chia thành hai loại: hiđrocacbon chỉ chứa C, H và dẫn xuất hiđrocacbon chứa C, H và một số nguyên tố khác như O, N, Cl, ...

3. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

- Đặc điểm cấu tạo: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. Cacbon luôn có hóa trị là 4.

- Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp. Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

- Tính chất hóa học: Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dể cháy. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.

4. Phép phân tích nguyên tố

a. Phân tích định tính: Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ. Nguyên tắc: chuyển các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.

b. Phân tích định lượng: Xác định thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ. Nguyên tắc: Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố có trong hợp chất như C, H, N thành chất vô cơ như CO2, H2O, N2, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành, rồi tính phần trăm khối lượng các nguyên tố.

TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Câu 1: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

            A. nhất thiết phải có cacbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P,...

            B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.

            C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

            D. th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P,...

Câu 2: Cho một số phát biểu về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ sau

1. thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.

2. có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.

3. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.

4. liên kết hóa học chủ yếu là liên kết ion.

5. dễ bay hơi, khó cháy.

6. phản ứng hóa học xảy ra nhanh.

Các câu đúng là

            A. 4, 5, 6.                     B. 1, 2, 3.                     C. 1, 3, 5.                     D. 2, 4, 6.

Câu 3: Cấu tạo hóa học là

            A. số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

            B. số lượng các nguyên tử trong phân tử.

            C. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

            D. bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.

Câu 4: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ là

            A. công thức biểu thị số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

            B. công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

            C. công thức biểu thị tỉ lệ về hóa trị của mỗi nguyên tố trong phân tử.

            D. công thức biểu thị tỉ lệ về khối lượng nguyên tố có trong phân tử.

Câu 5: Cho axetilen (C2H2) và benzen (C6H6), hãy chọn nhận xét đúng.

            A. Hai chất đó có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức đơn giản nhất.

            B. Hai chất đó khác nhau về công thức phân tử nhưng có cùng công thức đơn giản nhất.

            C. Hai chất đó khác nhau cả về công thức phân tử và công thức đơn giản nhất.

            D. Hai chất đó có cùng công thức phân tử và cùng công thức đơn giản nhất.

Câu 6: Đặc điểm chung của các cacbocation và cacbanion là

            A. kém bền và có khả năng phản ứng rất kém.

            B. chúng đều rất bền vững và có khả năng phản ứng cao.

            C. có thể dễ dàng tách được ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

            D. kém bền và có khả năng phản ứng cao.

Câu 7: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là

            A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

            B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

            C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

            D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, theo một hướng xác định.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai.

            A. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.

            B. Các chất có cấu tạo và tính chất tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm –CH2– là đồng đẳng của nhau.

            C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

            D. Liên kết ba gồm hai liên kết π và một liên kết σ.

Câu 9: Kết luận nào dưới đây là đúng?

            A. Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau không theo một thứ tự nhất định.

            B. Các chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH2–, do đó tính chất hóa học khác nhau là các đồng đẳng.

            C. Các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo gọi là các đồng đẳng.

            D. Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là các đồng phân.

Câu 10: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (–CH2–) được gọi là hiện tượng

            A. đồng phân.             B. đồng vị.                  C. đồng đẳng.             D. đồng khối.

Câu 11: Hợp chất chứa một liên kết π trong phân tử thuộc loại hợp chất

            A. không no.               B. mạch hở.                C. thơm.                      D. no, mạch hở.

Câu 12: Chọn câu phát biểu sai.

            A. Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ chỉ có hai nguyên tố C và H.

            B. Dẫn xuất của hiđrocacbon chắc chắn phải có H trong phân tử.

            C. Giữa hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no có thể là đồng phân.

            D. Có ít nhất một trong ba phát biểu trên là sai.

Câu 13: Phát biểu không đúng là

            A. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.

            B. Các chất đồng đẳng có cùng công thức cấu tạo.

            C. Các chất đồng phân có cùng công thức phân tử.

            D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết σ, sự xen phủ bên tạo thành liên kết π.

Câu 14: Nung một hợp chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, thấy thoát ra khí CO2, hơi nước và khí N2. Chọn kết luận đúng nhất.

            A. X chắc chắn chứa C, H, N và có thể có oxi.

            B. X là hợp chất chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, N.

            C. X luôn có chứa C, H và có thể không có N.

            D. X là hợp chất chứa 4 nguyên tố C, H, N, O.

Câu 29: Metol C10H20O và menton C10H18O đều có trong tinh dầu bạc hà. Biết phân tử metol không có nối đôi, còn phân tử menton có 1 nối đôi. Có thể kết luận

            A. Metol và menton đều có vòng.                B. Metol có vòng, menton là mạch hở.

            C. Metol và menton đều không có vòng.     D. Metol là mạch hở, menton có vòng.

Câu 30: Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các chất  trong X là 252, trong đó khối lượng phân tử của chất nặng nhất bằng 2 lần khối lượng phân tử của chất nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng chất trong X là

            A. C3H6 và 4.               B. C2H4 và 5.               C. C3H8 và 4.               D. C2H6 và 5.

Câu 31: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H9O2Cl là

            A. 0.                             B. 1.                             C. 2.                             D. 3.

Câu 32: Tổng số liên kết π và vòng ứng với công thức C5H12O2

            A. 0.                             B. 1.                             C. 2.                             D. 3.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hiđrocacbon X, hấp thụ hết sản phẩm cháy vào nước vôi trong được 20 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi đun nóng phần nước lọc lại có 10 gam kết tủa nữa. Vậy X không thể là

            A. C2H6.                       B. C2H4.                       C. CH4.             D. C2H2.

Câu 34: Công thức tổng quát của dẫn xuất đibrom không no mạch hở có a liên kết π là

            A. CnH2n+2–2aBr2.         B. CnH2n–2aBr2.            C. CnH2n–2–2aBr2.         D. CnH2n+2+2aBr2.

Câu 35: Hợp chất hữu cơ có công thức tổng quát CnH2n+2O2 thuộc loại

            A. ancol hoặc ete no, mạch hở, hai chức.    B. anđehit hoặc xeton no, mạch hở, hai chức.

            C. axit hoặc este no, đơn chức, mạch hở.    D. ankan.

Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mạch hở cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của X là

            A. C2H5O2N.                B. C3H5O2N.                C. C3H7O2N.                 D. C2H7O2N.

Câu 37: Trong bình kín chứa hơi este A có công thức CnH2nO2 và một lượng O2 gấp đôi lượng O2 cần thiết để đốt cháy hết A ở nhiệt độ 140°C và áp suất 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. Công thức phân tử của A là

            A. C2H4O2.                   B. C3H6O2.                   C. C4H8O2.                   D. C5H10O2.

Câu 38: Anđehit mạch hở có công thức tổng quát CnH2n–2O thuộc loại

            A. anđehit đơn chức no.

            B. anđehit đơn chức chứa một liên kết đôi trong mạch cacbon.

            C. anđehit đơn chức chứa 2 liên kết π trong mạch cacbon.

            D. anđehit đơn chức chứa 3 liên kết π trong mạch cacbon.

Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X chỉ chứa một nguyên tử N trong phân tử thu được 10,56 gam khí CO2, 7,56 gam nước và 1,344 lít N2 (đktc). Công thức của X là

            A. C2H5NH2.                B. C3H7NH2.                C. CH3NH2.                  D. C4H9NH2.

Câu 40: Anđehit mạch hở CnH2n–4O có số lượng liên kết π trong gốc hiđrocacbon là

            A. 0.                             B. 1.                             C. 2.                             D. 3.

Câu 41: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít N2 (các thể tích đo ở đktc) và 20,25 gam nước. Công thức phân tử của X là

            A. C4H9N.                    B. C3H7N.                    C. C2H7N.                     D. C3H9N.

Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Công thức đơn giản nhất của X là

            A. C2H4O.                     B. C3H6O.                     C. C4H8O.                     D. C5H10O.

Câu 43: Tổng số liên kết π và vòng có trong phân tử axit benzoic C7H6O2

            A. 3.                             B. 4.                             C. 5.                             D. 6.

Câu 44: Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C6H14

            A. 6.                             B. 7.                             C. 4.                             D. 5.

Câu 45: Số các đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10

            A. 4.                             B. 3.                             C. 6.                             D. 5.

Câu 46: Số các đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8

            A. 7.                             B. 8.                             C. 9.                             D. 10.

Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 gam CO2, 0,09 gam nước. Mặt khác khi xác định clo trong X bằng dung dịch AgNO3 thu được 1,435 gam AgCl. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 42,5. Công thức phân tử của X là

            A. CH3Cl.                     B. C2H5Cl.                    C. CH2Cl2.                    D. C2H4Cl2.

 

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

1.A

2.B

3.C

4.B

5.B

6.D

7.B

8.C

9.D

10.C

11.A

12.B

13.B

14.A

15.B

16.B

17.A

18.C

19.A

20.A

21.B

22.B

23.D

24.B

25.D

26.B

27.C

28.C

29.A

30.C

31.B

32.A

33.C

34.B

35.A

36.C

37.B

38.B

39.A

40.C

41.D

42.B

43.C

44.D

45.D

46.A

47.C

48.C

49.B

50.B

51.B

52.B

53.D

54.C

55.A

56.A

57.A

58.B

59.D

60.A

61.B

62.C

63.D

64.B

65.A

66.D

67.A

68.D

69.A

70.A

71.D

72.C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung của Dạng bài tập Hóa 11 Chương 4 Đại cương hữu cơ có đáp án​​. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính. Hy vọng tài liệu này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF