YOMEDIA

70 câu trắc nghiệm Hidrocacbon no Hóa 11 có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 70 câu hỏi trắc nghiệm Hidrocacbon no môn Hóa học 11. Tài liệu ngoài câu hỏi trắc nghiệm còn tổng hợp lại lí thuyết trọng tâm của Chuyên đề bao gồm AnkanXicloankan. Hi vọng tài liệu ôn tập này sẽ giúp các em ghi nhớ và tư duy gắn kết các kiến thức Hóa học lớp 11, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới.

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIĐROCACBON NO

 

KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

A. ANKAN

I. ĐỊNH NGHĨA: ankan (parafin) là những hiđrocacbon no, mạch hở.

II. CÔNG THỨC CHUNG: CnH2n+2 (n ≥ 1).

III. TÊN GỌI:

+ Tên thay thế:

Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + an

+ Tên thường:

Nếu chỉ có một nhánh duy nhất CH3 ở nguyên tử C số 2 thì thêm tiền tố iso, nếu có 2 nhánh CH3 ở C số 2 thì thêm tiền tố neo. Chú ý phân biệt isoankan với isoankyl và neoankan với neoankyl. Isooctan là 2,2,4 – trimetylpentan.

IV. ĐỒNG PHÂN: Mạch Cacbon

V. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:

B. XICLOANKAN

I. ĐỊNH NGHĨA: Xicloankan là hiđrocacbon no mạch vòng. Trong chương trình hóa học phổ thông thường chỉ xét xicloankan đơn vòng.

II. CÔNG THỨC CHUNG

Công thức tổng quát của monoxicloankan: CnH2n (n ≥ 3).

III. TÊN GỌI:

Tên thay thế:

Số chỉ vị trí mạch nhánh (nếu có nhiều nhánh) + tên nhánh + xiclo + tên mạch chính + an

IV. ĐỒNG PHÂN

+ Đồng phân anken

+ Đồng phân về độ lớn của vòng (n ≥ 4)

+ Đồng phân vị trí nhánh trên vòng (n ≥ 5)

+ Đồng phân về cấu tạo nhánh (n ≥ 6)

+ Đồng phần hình học với vòng 3 cạnh.

V. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Các phản ứng tương tự ankan do phân tử xicloankan chỉ chứa các liên kết xichma bền tương tự như ankan nên xicloankan cũng có một số phản ứng tương tự như ankan.

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ 70 câu hỏi trắc nghiệm Hidrocacbon no Hóa học lớp 11 nhé!

 

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIĐROCACBON NO

Câu 1: Hợp chất hữu cơ X có tên gọi là: 2 - clo - 3 - metylpentan. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH3CH2CH(Cl)CH(CH3)2.                                       B. CH3CH(Cl)CH(CH3)CH2CH3.

C. CH3CH2CH(CH3)CH2CH2Cl.                                   D. CH3CH(Cl)CH3CH(CH3)CH3.

Câu 2: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12 ?

A. 3 đồng phân.                     B. 4 đồng phân.                     C. 5 đồng phân.                     D.6 đồng phân

Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C6H14 ?

A. 3 đồng phân.                     B. 4 đồng phân.                     C. 5 đồng phân.                     D.6 đồng phân

Câu 16: khi clo hóa một ankan có công thức phân tử C6H14, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là:

A. 2,2-đimetylbutan.                                                  B. 2-metylpentan.                 

C. n-hexan.                                                                 D. 2,3-đimetylbutan.

Câu 17: Khi clo hóa hỗn hợp 2 ankan, người ta chỉ thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của 2 ankan đó là:

A. etan và propan.                                                     B. propan và iso-butan.

C. iso-butan và n-pentan.                                         D. neo-pentan và etan.

Câu 18: Khi brom hóa một ankan chỉ thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất có tỉ khối hơi đối với hiđro là 75,5. Tên của ankan đó là:

A. 3,3-đimetylhecxan.                                               C. isopentan.

B. 2,2-đimetylpropan.                                               D. 2,2,3-trimetylpentan

Câu 19: Khi cho ankan X (trong phân tử có phần trăm khối lượng cacbon bằng 83,72%) tác dụng với clo theo tỉ lệ số mol 1:1 (trong điều kiện chiếu sáng) chỉ thu được 2 dẫn xuất monoclo đồng phân của nhau. Tên của X là:

A. 3-metylpentan.                  B. 2,3-đimetylbutan.            C. 2-metylpropan.                 D. butan.

Câu 20: Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là:              

A. 3.                                         B. 4.                                         C. 2.                                         D. 5.

Câu 30: Không thể  điều chế CH4 bằng phản ứng nào ?

A. Nung muối natri malonat với vôi tôi xút.                                                          

B. Canxicacbua tác dụng với nước.

C. Nung natri axetat với vôi tôi xút.                                   

D. Điện phân dung dịch natri axetat.

Câu 31: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây ?

A. Nhiệt phân natri axetat với vôi tôi xút.                  B. Crackinh butan 

C. Từ phản ứng của nhôm cacbua với nước.         D.  A, C.

Câu 32:  Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là:

A. metan.                              B. etan.                                       C. propan.                              D. n-butan.

Câu 39: Craking n-butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A  qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x  mol CO2.

a. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là:

A. 57,14%.                              B. 75,00%.                                 C. 42,86%.                              D. 25,00%.

b. Giá trị của x là:

A. 140.                                    B. 70.                                           C. 80.                                       D. 40.

Câu 40: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2  bằng 12. Công thức phân tử của X là:

A. C6H14.                                 B. C3H8.                                       C. C4H10.                                  D. C5H12.

Câu 41: Khi crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 29. Công thức phân tử của X là:

A. C6H14.                                 B. C3H8.                                       C. C4H10.                                  D. C5H12

Câu 42: Craking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là:

A. 39,6.                                   B. 23,16.                                      C. 2,315.                                 D. 3,96.

Câu 43: Craking 40 lít n-butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần n-butan chưa bị craking (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là:

A. 40%.                                   B. 20%.                                        C. 80%.                                   D. 20%.

Câu 44: Craking  m gam n-butan thu được  hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Đốt cháy hoàn toàn A thu được 9 gam H2O và 17,6 gam CO2. Giá trị của m là

A. 5,8.                                     B. 11,6.                                         C. 2,6.                                       D. 23,2.

Các em có thể tải về hoặc xem Online để xem toàn bộ 70 câu hỏi trắc nghiệm Hidrocacbon no Hóa học lớp 11 nhé!

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM HIDROCACBON NO

1.B

2.A

3.C

4.B

5.D

6.D

7.A

8.D.A

9.B

10.D

11.C

12.B

13.C

14.C

15.B

16.D

17.A

18.B

19.B

20.C

21.A

22.B

23.D

24.D

25.D

26.C

27.B

28.A

29.B

30.B

31.D

32.A

33.B

34.B

35.C

36.A

37.A

38.D

39.B.C

40.D

41.C

42.B

43.A

44.A

45.A

46.D

47.A

48.A

49.C.C

50.B.D

51.B

52.C

53.B.D

54.D

55.A

56.C

57.B

58.D

59.A

60.B

61.D

62.C

63.B

64.A

65.C

66.D

67.B

68.B

69.D

70.D.A

 

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Bộ 70 câu hỏi trắc nghiệm Hidrocacbon no môn Hóa học lớp 11 của Bộ Trắc nghiệm theo chuyên đề Hóa học lớp 11. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net và tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm:

  • Bộ câu hỏi trắc nghiệm Đại cương Hóa hữu cơ có đáp án
  • Đề cương ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 11 có đáp án
  • Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hidrocacbon không no có đáp án
  • Bộ câu hỏi trắc nghiệm  Hidrocacbon thơm - Hidrocacbon thiên nhiên có đáp án
  • Bộ câu hỏi trắc nghiệm Dẫn xuất Halogen - Ancol - Phenol có đáp án
  • Bộ câu hỏi trắc nghiệm Anđehit - Xeton - Axit cacboxylic có đáp án

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF