YOMEDIA

74 bài tập trắc nghiệm Sinh 11 chủ đề Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 11 chủ đề Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Tài liệu bao gồm các kiến thức cơ bản của từng dạng bài, giúp các em đi sâu vào kiến thức chủ chốt. Hi vọng tài liệu này sẽ đem lại nhiều điều bổ ích cho các em.

ADSENSE
YOMEDIA

TRẮC NGHIỆM THEO CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 11

CHỦ ĐỀ 1: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ TRAO ĐỔI KHOÁNG Ở THỰC VẬT

 

1. Trao đổi nước ở thực vật

Câu l.  Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

          A. nước.                            C. các hợp chất hữu cơ tổng họp ở rễ.

          B. các ion khoáng.             D. nước và các ion khoáng.

Câu 2. Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?

          A. toàn bộ bề mặt cơ thể.  B.                      lông hút của rễ.

          C. chóp rễ.                         D.                      khí khổng.

Cầu 3. Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?

          A. qua lông hút rễ              B.                      qua lá

          C. qua thân                        D.                      qua bề mặt cơ thể

Câu 4. Loại mạch dẫn nào sau đây Làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên lá?

          A. Quản bào và mạch gỗ.  C. Mạch gỗ và tế bào kèm.

          B. Mạch ống và quản bào. D. Ống rây và mạch gỗ.

Câu 5. Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?

          A. Các quản bào và ống rây.                       C. Ống rây và mạch gỗ.

          B. Mạch gỗ và tế bào kèm.                         D. ống rây và tế bào kèm.

Câu 7. Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hoà tan chiếm 10-20% hàm lượng, đó là chất nào sau đây?

  1. Tinh bột.                          B. Prôtêin.                  C. Sacarôzơ.                    D. ATP.

Câu 8. Đai caspari có vai trò:

          A. cố định nitơ.                 B. vận chuyển nước và muối khoáng.

          C. tạo áp suất rễ.                D. kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ.

Câu 9. Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?

          A. Tế bào mạch gỗ ở rễ.    B. Tế bào mạch rây ở rễ.

          C. Tế bào nội bì.                                                    D. Tế bào biểu bì.

Câu 10. Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây?

  1. Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá.
  2. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá.
  3. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
  4. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ.

Câu 11. Thành phần dịch mạch rây thường chủ yếu gồm các chất nào sau đây?

  1. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng mới hấp thu.
  2. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng ở rễ.
  3. Chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại.
  4. Chất hữu cơ và nhiều ion khoáng khác làm pH dịch mạch rây từ 8,0 - 8,5.

Câu 12. Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

  1. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.
  2. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
  3. Vận tốc bé và không được điều chỉnh.
  4. Vận tốc bé và được điều chỉnh.

Câu 13. Trong các loại tế bào sau đây, tế bào nào có lục lạp để quang hợp?

          A. Tế bào lông hút.                                                B. Tế bào hỉnh hạt đậu.

          C. Tế bào thân.                                                      D. Biểu bì lá.

Câu 14. Nước liên kết có vai trò nào sau đây?

  1. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
  2. Làm giảm nhiệt độ cơ thể khi thoát hơi nước.
  3. Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
  4. Đảm bảo độ bền vững của hệ keo trong chất nguyên sinh.

Câu 15. Trong các trường hợp sau đây, trường họp nào sẽ tạo ra phản ứng đóng quang chủ động?

  1. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng.
  2. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
  3. Lượng axit abxixic trong lá giảm.
  4. Cây ở ngoài ánh sáng và thiếu nước.

Câu 16. Sự mở khí khổng có ý nghĩa nào sau đây?

  1. Giúp lá dễ hấp thu ion khoáng từ rễ đưa lên.
  2. Giúp lá nhận CO2 để quang hợp.
  3. Để khí oxi khuếch tán từ lá đi ra không khí.
  4. Tạo lực vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan khác.

Câu 17. Áp suất thẩm thấu ở dịch tế bào của các cây sau đây được sẳp xếp từ lớn đến nhỏ theo thứ tự là

  1. Bèo hoa dâu, rong đuôi chó, bí ngô, sú vẹt.
  2. Bèo hoa dâu, bí ngô, rong đuôi chó, sú vẹt.
  3. Rong đuôi chó, bèo hoa dâu, bí ngô, sú vẹt.
  4. D. Sú vẹt, bí ngô, bèo hoa dâu, rong đuôi chó.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.
  2. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ trên lá xuống rễ.
  3. Chất hữu cơ được dự trữ ở củ chủ yếu được tổng hợp ở lá.
  4. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Câu 19. Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con đường nào sau đây?

          A. Mạch rây.                                                          B. Tế bào chất.

          C. Mạch gỗ.                                                           D. Cả mạch gỗ và mạch rây.

Câu 20. Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục trong mạch dẫn của cây. Nguyên nhân là vì

  1. các phân tử H2O có sức căng bề mặt lớn.
  2. các phân tử H2O có tính phân cực.
  3. các phân tứ H2O có độ nhớt cao.
  4. các phân tử H2O có độ nhớt thấp.

Câu 21. Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hòa tan luôn phải đi qua cấu trúc nào sau đây?

          A. Khí khổng.                                                        B. Tế bào nội bì.

          C. Tế bào lông hút.                                                D Tế bào nhu mô vỏ.

Câu 22. Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau đây?

  1. Lực hút do thoát hơi nước của lá.
  2. Lực đấy của áp suất rễ.
  3. Lực di chuyến của chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
  4. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn.

Câu 23. Dịch mạch rây được vận chuyển từ lá xuống rễ là nhờ

  1. quá trình cung cấp năng lượng của hô hấp.
  2. sự chênh lệch áp suât thâm thấu giữa cơ quan cho và cơ quan nhận
  3. lực hút của thoát hơi nước và lực đấy của rễ.
  4. lực đẩy của áp suất rễ và thoát hơi nước.

Câu 24. Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?

  1. Lực thoát hơi nước.
  2. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
  3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
  4. Áp suất rễ.

Câu 25. Lực đóng vai trò chính cho quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá lả lực nào sau đây?

  1. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
  2. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)
  3. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
  4. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.

Câu 26. Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.
  2. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
  3. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét.
  4.  Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây.

Câu 27.  Đối với các lá già, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận nào sau đây?

          A. Các khí khổng của lá.   B. Các tế bào biểu bì lá.

          C. Các tế bào gân lá.                                  D. Các tế bào mô dậu.

Câu 28. Trong các đặc điểm dưới đây, tế bào lông hút của rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

  1. Thành tế bào dàv.
  2. Không thấm cutin.
  3. Có không bào nằm ở trung tâm lớn.
  4. Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoat động hô hấp của hệ rễ mạnh.
  5. Là tế bào biểu bì ở rễ.
  6. Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng.

          A.2.                       B. 3.                              C.4.                      D.5.

Câu 29. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?

          (1) Hiện tượng rỉ nhựa.     (2) Hiện tượng ứ giọt.

          (3) Hiện tượng thoát hơi nước.                  (4) Hiện tượng đóng mở khí khổng.

   A.2.                       B. 3.                              C. 1.                     D.4.

Câu 30. Khi vận chuyển trong mạch gỗ của thân cây, các phân tử nước liên kết với nhau thành một dòng liên tục là nhờ

          A. lực đẩy của rễ.              B. nước có tính phân cực.

          C. lực hút của lá.               D. nước bám vào thành mạch dẫn.

Câu 31. Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
  2. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
  3. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
  4. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.

Câu 32. Trong cùng một cây, địch tế bào biểu bì rễ thường có áp suất thẫm thấu cao hơn so với dung dịch đất. Có bao nhiêu nguyên nhân sau sau đây đúng?

  1. Quá trình thoát hơi nước ở lá tạo động lực phía trên để hút nước từ rễ.
  2. Tế bào lông hút chứa chất tan ở nồng độ cao làm tăng áp suất thẩm thấu.
  3. Hoạt động hô hấp ở rễ mạnh làm tăng lượng chất tan có trong tế bào chất của rễ.
  4. Dung dịch đất có nhiều chất tan làm tăng áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.

          A. 4.                      B. 3.                                C. 2.                               D.  1.

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn một phần nội dung trong Bộ 74 bài tập trắc nghiệm Sinh 11 chủ đề Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt ,nâng cao kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm Sinh học và đạt thành tích cao hơn trong học tập .

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF