YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2017 lần 3 môn Sinh học trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu Đề thi thử THPT QG 2017 môn Sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội theo cấu trúc của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tài liệu này sẽ giúp các em tự luyện tập với đa dạng các câu hỏi trắc nghiệm và nhiều góc độ để rèn luyện kĩ năng giải toán Sinh học, ôn tập và đánh giá khả năng ghi nhớ cũng như tư duy làm bài nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kì thi THPT QG 2017 sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 3 MÔN SINH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐH SP – HÀ NỘI

 

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút

Câu 1: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1). Sản phẩm của gen có thể là ARN hoặc chuỗi polipeptit.

(2). Nếu gen bị đột biến có thể làm cho mARN không được dịch mã

(3). Từ 2 loại nucleotit A và U, có thể tạo ra 8 codon mã hóa các axit amin.

(4). Cơ thể mang alen đột biến luôn bị ảnh hưởng ngiêm trọng về sức sống và sinh sản.

     A. 3                               B. 2                               C. 4                               D. 1

Câu 2: Cho các nhận định sau:

(1). Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân tiến hành phun hóa chất, tiêu độc khử trùng loại trừ diện để mầm bệnh, sau đó mới tiến hành gieo trồng lúa lại là diễn thể thứ sinh.

(2). Tùy vào điều kiện phát triển thuận lợi hay không mà diễn thể nguyên sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định hay quần xã suy thoái.

(3). Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã chỉ là nhân tố quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật, diễn thể sinh thái xảy ra chủ yếu do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh.

(4). Dù cho nhóm loài ưu thế có hoạt động mạnh mẽ làm thay đổi điều kiện sống nhưng không có loài nào có khả năng cạnh tranh với nó.

(5). Nhờ nghiên cứu diễn thể sinh thái, con người có thể chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý các tài nguyên thiên nhiên.

(6). Rừng thứ sinh thường có hiệu quả kinh tế thấp hơn rừng nguyên sinh.

     A. 3                               B. 2                               C. 5                               D. 4

Câu 3: Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂ AaBb x ♀ AaBb. Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn ra bình thường, cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, sự kế hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?

     A. 9 và 6                      B. 12 và 4                    C. 4 và 12                     D. 9 và 12

Câu 4: Quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có đặc điểm:

     A. Kích thước cơ thể lớn, sinh sản ít.        

     B. Kích thước cơ thể nhỏ, sinh sản nhanh.

     C. Kích thước cơ thể lớn, sử dụng nhiều thức ăn.

     D. Kích thước cơ thể nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu 5: Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật?

(1). Mật độ cá thể

(2). Loài ưu thế

(3). Loài đặc trưng

(4). Nhóm tuổi

(5). Phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng.

     A. 3                               B. 4                               C. 1                               D. 2

Câu 6: Bằng chứng tiến hóa nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới?

     A. Bằng chứng giải phẫu so sánh                  B. Bằng chứng tế bào học

     C. Bằng chứng sinh học phân tử                  D. Bằng chứng phối sinh học

Câu 7: Gen ngoài nhân được tìm thấy ở:

     A. Ti thể, lục lạp và AND vi khuẩn               B. Ti thể, lục lạp

     C. Ti thể, trung thể và nhân tế bào              D. Ti thể, lục lạp và riboxom

Câu 8: Các đặc điểm sau

(1). Có kích thước ngắn

(2). Có các gen đánh dấu

(3). Có thể nhân lên trong các tế bào nhận

(4). Kích thước tương đương gen vi khuẩn

(5). Có điểm cắt cho enzim giới hạn

(6). Dễ lây nhiễm vào virut

Có bao nhiêu đặc điểm là không đúng với plasmit:

     A. 4                               B. 2                               C. 1                               D. 3

Câu 9: Bằng các làm tiêu bản tế bào đề quan sát bộ NST thì không phát hiện sớm trẻ mắc hội chứng nào sau đây?

     A. Hội chứng Claiphento                               B. Hội chứng Tớc-nơ

     C. Hội chứng AIDS                                          D. Hội chứng Đao

Câu 10: Nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định là:

     A. Giao phối ngẫn nhiên, CLTN

     B. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên

     C. Di nhập gen, đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên

     D. CLTN, di nhập gen, giao phối không ngẫu nhiên

Câu 37: Tính trạng hình dạng quả ở một loài thực vật do tác động bổ sung của hai cặp gen không alen A và B quy định. Trong đó, kiểu gen A và B đứng riêng đều quy định quả bầu, kiểu gen có cả A và B quy định quả tròn. Thể đồng hợp lặn cho quả dài. Cho các phép lai sau:

1.      AaBb x aabb                                            2.      AaBb x aaBb

3.      AaBB x Aabb                                           4.      AaBb x Aabb

5.      AABb x aaBb                                           6.      Aabb x aaBb

Số trường hợp có chung tỉ lệ phân li kiểu hình là:

     A. 2                               B. 0                               C. 3                               D. 1

Câu 38: Cho cây hoa đỏ, quả trơn lai với cây hoa trắng, quả dài, người ta thu được đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình như sau:1/4 cây hoa đỏ, quả tròn; 1/4 cây hoa đỏ, quả dài; 1/4 cây hoa trắng, quả tròn; 1/4 cây hoa trắng, quả dài. Từ kết quả của phép lai này, kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng nhất?

     A. Gen quy định màu hoa và gen quy định hình dạng quả nằm trên cùng NST.

     B. Gen quy định màu hoa và gen quy định hình dạng quả nằm trên các NST khác nhau.

     C. Chưa thể ruta ra được kết luận chính xác về việc các gen khác alen có nằm trên cùng một NST hay trên hai NST khác nhau.

     D. Gen quy định màu hoa và gen quy định hình dạng quả nằm trên cùng 1 NST nhưng giữa chúng đã xảy ra trao đổi chéo.

Câu 39: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhát có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

     B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

     C. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ă thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.

     D. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

Câu 40: Đặc điểm nổi bật của đại Cổ Sinh là:

     A. Sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ                                      

     B. Sự phát triển của cây hạt trần và bò sát

     C. Sự phát triển của cây hạt kín, chim, thú                                     

     D. Chuyển đời sống từ nước lên cạn của SV

 

Đáp án

1-B

2-B

3-D

4-B

5-A

6-A

7-A

8-B

9-C

10-C

11-B

12-C

13-B

14-A

15-D

16-A

17-D

18-C

19-D

20-D

21-A

22-D

23-D

24-B

25-B

26-A

27-A

28-C

29-C

30-B

31-A

32-B

33-A

34-D

35-D

36-D

37-C

38-C

39-D

40-D

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong đề thi của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thuộc Bộ đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học năm 2017. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net và tải về máy tính.

Các em quan tâm có thể xem thêm:

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới. Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON