YOMEDIA

Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 12 trường THPT Ninh Hải

Tải về
 
NONE

Đề thi ngữ văn học kì 2 lớp 12 trường Ninh Hải năm 2016 là một dạng đề thi mẫu các em có thể tham khảo và thử sức để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mong rằng đề thi sẽ giúp các em củng cố kiến thức đã học và ôn tập thật tốt cho kì thi sắp tới!

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT NINH THUẬN

TRƯỜNG THPT NINH HẢI

 

NĂM HỌC 2015 -2016

MÔN:Ngữ Văn - Chương trình: Chuẩn

Thời gian: 90phút ( không kể thời gian phát đề)

 

Phần I: Đọc hiểu:  (5,0 điểm).

    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

   "...Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng đay ra trói đứng Mị vào cột nhà.Tóc Mị xõa xuống,  A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng ra ngoài rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại..."

Câu 1: Đoạn văn trên có sự kết hợp giữa  các phương thức biểu đạt nào? (0,5đ)

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn là gì? (0,5đ)

Câu 3: Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng những câu ngắn kết hợp với những câu dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của cách viết này là gì? (1,0đ)

Câu 4: Đoạn văn trên khiến em liên tưởng tới hiện tượng nào trong cuộc sống? (1,0đ)

Câu 5: Viết một đoạn văn khoảng 15 dòng trình bày những giải pháp để chấm dứt hiện tượng trên.(2,0 đ)

Phần II. Làm văn  (5,0 điểm)

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Từ nhân vật bà cụ Tứ, em suy nghĩ gì về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam?

 

------ Hết ------

     Học sinh không được sử  dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.

Họ và tên học sinh: ……………………………; Lớp: ………; Số báo danh:…………….

Chữ ký của giám thị: …………………………..

 

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA

MÔN NGỮ VĂN 12

 

 

 

 

CÂU

 

Hướng dẫn chấm

 

ĐIỂM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đọc hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Phần I: 

1. Phương thức biểu đạt: tự sự và miêu tả.

2.Nội dung chính: đoạn văn kể và tả cảnh A Sử trói Mị để Mị không thể đi chơi tết.

Tác dụng: diễn tả sự thuần thục, dứt khoát của A Sử trong hành động trói vợ. Từ đó nhấn mạnh bản tính lạnh lùng, độc ác, dã man, mất hết nhân tính của nhân vật này.

4 Hiện tượng được liên tưởng tới: tệ nạn bạo lực gia đình/ bạo lực đối với phụ nữ.

5 Đoạn văn:

a. Yêu cầu chung: Hs phải viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, không mắc các lỗi thông thường, đảm bảo tính liên kết.

b. Yêu cầu cụ thể:

  • Giới thiệu chung về tệ nạn bạo lực gia đình.
  • Bày tỏ thái độ: phê phán, lên án mạnh mẽ hành động bạo lực đối với phụ nữ nói riêng và con người nói chung.
  • Đưa ra những giải pháp khắc phục:

+ Xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh để nghiêm trị những kẻ bạo hành ngừơi khác, đặc biệt đối với phụ nữ.

+ Giaó dục để nâng cao nhận thức con người.

+ Trang bị kiến thức, kĩ năng cho phụ nữ để họ có thể tự bảo về mình trước vấn nạn bạo lực.

+ Xã hội phải chung tay để đẩy lùi bạo lực.

+ Bài học cho bản thân: xây dựng lối sống không bạo lực, luôn biết yêu thương và bảo vệ những người xung quanh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

 

 

0.5đ

0.5đ

 

1.0đ

 

1.0đ

 

 

 

2.0đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5đ

 

 

 

 

 

2.0đ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

1.0

 

 

 

 

 

 

 

0.5đ

Làm văn

a. Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học .

- Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, dẫn chứng chính xác, văn cảm xúc, không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu, diễn đạt…

b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách,tùy theo sự sáng tạo riêng. Lập luận và lí lẽ phải chặt chẽ , thuyết phục nhưng cơ bản phải đạt được những ý sau:

* Mở bài:

- Giới thiệu khái quát luận đề: bà cụ Tứ hội tụ rất nhiều nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

*Thân bài:

+ Nội dung : HS cần phân tích được những ý cơ bản sau:

1. Phân tích:

a. Phương diện nội dung:

- Nạn đói năm 1945 đã đẩy người nông dân VN đến bờ vực của cái chết. Chính trong hoàn cảnh éo le đó, vẻ đẹp tâm hồn con người được tỏa sáng, đặc biệt là bà cụ Tứ.

+ Một người mẹ thương con, lo lắng và  hi sinh tất cả vì con.

+ Một người phụ nữ có trái tim nhân hậu: sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang một người xa lạ, nhận làm con dâu, biết cảm thông, trân trọng một người dù làm cảnh vợ theo; đối xử rất chân tình, xưng hô rất thân mật…

- Một người rất mạnh mẽ, kiên cường, dù bị đẩy vào bước đường cùng nhưng không gục ngã, tuyệt vọng mà vẫn lạc quan, yêu đời và tin tưởng mãnh liệt và cuộc sống.

b. Nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện giàu ý nghĩa

- Xây dựng nhân vật độc đáo

- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế

- Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, chân tình.

2. Liên hệ:

- Từ nhân vật bà cụ Tứ, ta liên tưởng đến những người phụ nữ Việt Nam: cần cù, chịu thương, chịu khó, thương con, luôn lo lắng, hi sinh cho con; giàu lòng nhân hậu, vị tha, khoan dung và độ lượng; mạnh mẽ, kiên cường, lạc quan. Dù cuộc sống hiện đại có nhiều thay đổi nhưng người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn giữ gìn và phát huy tốt vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

*Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề :

- Cảm nghĩ của bản thân: phụ nữ phải luôn giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN trong thời kì đất nước hội nhập.

Lưu ý:

- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức

- Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học …

 

{-- Xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Học247 xin giới thiệu đến các em học sinh đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Ninh Hải. Các em có thể tải toàn bộ tại liệu và thử sức cùng đề thi. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bộ 7 đề thi học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2016đề cương ôn thi học kì 2 Ngữ văn 12 năm 2017. Chúc các em đạ được thành quả như mong muốn!

-- MOD NGỮ VĂN HỌC247 (tổng hợp)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF