YOMEDIA

Đề kiểm tra KSCL Ngữ văn lớp 11 Trường THPT Khoái Châu

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập tốt hơn, vững tin vào bản thân hơn trước khi đến với đợt KSCL sắp tới, Học 247 mời các em thử sức với đề khảo sát chất lượng lần 3 môn Ngữ văn lớp 11 của trường THPT Khoái Châu năm học 2013-2014. Chúc các em có thêm một đợt KSCL như ý.

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ THI KHẢO SÁT LẦN 3, NĂM HỌC 2013-2014

Môn: Ngữ văn ; Khối:11

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

Họ và tên HS: …………………………………….; Lớp ………..

Câu 1: (2,0 điểm):

            Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.

Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nhau (hùa vào nhau) mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết được người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn vì khi chết thì biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà  không tự biết rằng mình khỏe.

Vậy thì giá trị chúng ta là ở tư tưởng.

Ta tự cao dựa vào tư tưởng chứ đừng cậy ở không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân (luân thường đạo lí của con người).

Tôi không căn cứ vào không gian để tìm thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định tư tưởng một cách hoàn toàn; dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian nàỳ, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.

( Theo Pa-xcan, bản dịch của Nghiêm Toản, trong Luận văn thị phạm).

Câu 1a. Câu văn nào có vai trò nêu chủ đề của văn bản? (0,5 điểm).

Câu 1b. Nội dung chính của văn bản là gì?   Hãy đặt tên cho văn bản? (0,5 điểm).

Câu 1c. Theo anh (chị) thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc là gì? (0,5 điểm).

Câu 1d. Văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Vì sao? (0,5 điểm).

Câu 2: (3,0 điểm):

            Đọc kỹ đề văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về giá trị của con người. 

Câu 2a. Anh (chị ) lập dàn ý cho đề văn trên. (1,5 điểm)

Câu 2b. Chọn một luận điểm trong dàn ý vừa lập và triển khai cụ thể bằng một đoạn văn.(1,5 điểm)

Câu 3: (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về khổ thơ sau trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

...“Gió theo lối gió, mây đương mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”...

---------Hết--------

 

 



TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đáp án 06 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT LẦN 3

NĂM HỌC 2013 - 2014

Môn: Ngữ văn ; Khối: 11

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

 

Câu 1:

a. Câu 1a. Câu văn nào có vai trò nêu chủ đề của văn bản? Nội dung chính của văn bản là gì? ( 0,5 điểm).

  • Mục đích hỏi: Xác định câu chủ đề của văn bản?
  • Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi.
  • Câu 1 nêu chủ đề của văn bản.
  • Hoặc chép lại câu “Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng”.
  • Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi. Hoặc xác định câu nêu chủ đề là các câu khác trong văn bản.

b. Câu 1b. Nội dung chính của văn bản là gì?  Hãy đặt tên cho văn bản?  (0,5 điểm)

  • Mục đích hỏi: Nội dung chính của văn bản?  (0,5 điểm).
  • Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi, với 2 ý: ý 1 nêu nội dung, ý 2 đặt nhan đề cho văn bản.
  • Về ý 1: Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Con người nhỏ yếu nhưng có tư thế lớn lao trong vũ trụ vì con người có tư tưởng.
    • Điều làm nên giá trị của con người là ở tư tưởng chứ không phải là sự giàu có của không gian, đất cát.
    • Giá trị đích thực của con người chính là tư tưởng.
    • Tầm vóc lớn lao, bao trùm vũ trụ của con người là ở tư tưởng.
    • Các câu trả lời tương tự...
  • Về ý 2: Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Giá trị con người.
    • Giá trị của con người.
    • Tư tưởng và tầm vóc của con người.
    • ...
  • Mức 50% số điểm: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi nhưng chưa sâu sắc (chỉ hiểu được nghĩa cụ thể chưa nêu được ý nghĩa khái quát). Đặt nhan đề đúng chủ đề nhưng chưa ngắn gọn.
  • Về ý 1:  Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Con người là cây sậy mềm yếu nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
    • Con người là cây sậy có tư tưởng.
    • Các câu trả lời tương tự...
  • Về ý 2: Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Con người có giá trị khi có tư tưởng.
    • Giá trị của con người là ở tư tưởng.
    • Tư tưởng làm nên giá trị con người.
    • ...
  • Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi. Đặt nhan đề không đúng nội dung cơ bản của văn bản
  • Về ý 1: Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Nói về cây sậy.
    • Nói về tạo hóa, về không gian.
    • Người ta yếu nhất trong tạo hóa.
    •  ...
  • Về ý 2: Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Cây sậy.
    • Không gian vũ trụ.
    • Vũ trụ và cây sậy.

c. Câu 1c. Theo anh (chị) thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc là gì? (0,5 điểm):

  • Mục đích hỏi: Nhận biết về ý nghĩa xã hội của văn bản ( Thông điệp về lối sống rèn luyện bồi đắp tư tưởng – thế giới tinh thần)
  • Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Con người phải biết rèn tập để có suy nghĩ, tư tưởng cho hay, cho đúng, không nên quá coi trọng vật chất.
    • Con người cần đề cao tư tưởng, rèn luyện để có tư tưởng lành mạnh, tích cực, giàu có.
    • Tầm vóc lớn lao và sự giàu có của con người trong vũ trụ chính là ở chỗ rèn tập để có tư tưởng tiến bộ tốt đẹp chứ không phải là ở chỗ giàu có về của cải.
    • Các câu trả lời tương tự...
  • Mức 50% số điểm: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi nhưng chưa sâu sắc. Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Giá trị chúng ta là ở tư tưởng.
    • Ta tự cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng cậy không gin, thời gian.
    • Các câu trả lời tương tự...
  • Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Tác giả nói chuyện về cây sậy.
    • Tác giả nói chuyện về giá trị của mình.
    • ...

d. Câu 1d. Văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Vì sao? ( 0,5 điểm):

  • Mục đích hỏi: Nhận biết những dấu hiệu của văn bản nghị luận.
  • Mức tối đa: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi. Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Đây là văn bản nghị luận. Vì nội dung đề cập đến quan điểm, một chính kiến; sử dụng các thao tác lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
    • Đây là văn bản nghị luận về vấn đề xã hội. Vì nội dung đề cập đến quan niệm về giá trị của con người; kết cấu rõ ràng, tách ý mạch lạc, suy luận lô gic.
    • Các câu trả lời tương tự...
  • Mức 50% số điểm: Thí sinh trả lời đúng ý của câu hỏi nhưng chưa đủ, chưa sâu sắc (chỉ nêu đúng loại văn bản mà chưa giải thích vì sao hoặc giải thích không đúng đặc trưng của loại văn bản nghị luận). Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Đây là văn bản nghị luận.. Lời kể ngắn gọn. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu.
    • Đây là văn bản nghị luận. Giọng điệu tự sự, khách quan.
    • Đây là văn bản nghị luận. Văn bản kể chuyện ngắn gọn, bất ngờ.  Kết cấu chặt chẽ.
    • Các câu trả lời tương tự...

Lưu ý phần gạch chân là phần giải thích sai.

  • Mức không đạt: Thí sinh trả lời không đúng ý của câu hỏi (hỏi về hình thức của văn bản). Có thể theo một trong các hướng sau:
    • Văn bản tự sự.
    • Văn bản văn học.
    • Văn bản báo chí.
    • ...

Câu 2: ( 3,0 điểm):

Đọc kỹ đề văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về giá trị của con người. 

Câu 2a. Anh (chị ) lập dàn ý cho đề văn trên. (2,0 điểm)

Câu 2b. Chọn một luận điểm trong dàn ý vừa lập và triển khai cụ thể bằng một đoạn văn. (1,0 điểm)

  • Mục đích : Đây là bài văn đánh giá năng lực nhận thức và hiểu biết xã hội của học sinh, đồng thời kiểm tra kĩ năng lập dàn ý, kỹ năng triển khai ý và diễn đạt của học sinh trong bài văn nghị luận.  Học sinh phải tổ chức được các ý của bài văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi câu và lỗi diễn đạt. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được những ý cơ bản về giá trị của con người.

* Câu 2a. Lập dàn ý cho đề văn trên.

  • Mức tối đa: Thí sinh phải tổ chức được các ý của bài văn theo trật tự hợp lí có tính khoa học, có sức thyết phục. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được những ý cơ bản về cơ bản về giá trị của con người.

Sau đây là một số gợi ý về nội dung cần đạt. Giám khảo tham khảo và linh hoạt trong quá trình đánh giá bài viết của thí sinh:

 

Ý

Nội dung cần đạt

Điểm

MB

Giới thiệu vấn đề: Giá trị của con người chủ yếu là ở phương diện nào...

0,25

TB

1.

Lí giải:

+ Giá trị của con người là gì?

+ Biểu hiện của những giá trị con người?

 

0,25

2.

Bàn luận (bình luận, phân tích, chứng minh) về giá trị của con người.

- Vì sao giá trị con người không nằm ở vật chất (không gian, vóc dáng, bề ngoài, giàu của cải, đất đai).

+ Đời người hữu hạn, con người nhỏ bé trước vũ trụ...

+ Trước không gian, thời gian mọi thứ về vật chất đều dễ bị biến đổi, tan biến...

- Vì sao giá trị con người nằm ở tinh thần, tư tưởng, tình cảm...

+ Con người có trí tuệ, có tư tưởng, có sự sáng tạo, có ý chí, nghị lực, có tình thương...  Vì vậy có thể có những phát minh, khám phá, những cống hiến lớn lao cho nhân loại...

+ ...

 

0,5

 

 

 

 

0,5

3

 

 

 

 

KB

Bài học nhận thức và hành động

- Phê phán lối sống coi trọng vật chất, coi trọng hình thức...

- Rèn tập, bồi dưỡng ý thức, tư tưởng, tình cảm, đời sống tâm hồn để có nền tảng luân thường đạo lý vững chắc, tốt đẹp.

- Phấn đấu hài hòa đời sống vật chất, đời sống tinh thần để có cuộc sống có ý nghĩa.

Khẳng định ý nghĩa của vấn đề

0,5

 

  • Mức 50% số điểm:

Thí sinh lập ý chưa đủ, hoặc có ý không phù hợp với vấn đề.

  • Mức không đạt: Sai lạc về nội dung và phương pháp.

Lưu ý: Giám khảo linh hoạt trong quá trình đánh giá bài viết của thí sinh.

* Câu 2b. Viết đoạn văn triển khai một luận điểm trong dàn ý vừa lập.

  • Yêu cầu về nội dung: Trình bày trọn vẹn một luận điểm, cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
  • Yêu cầu về hình thức: sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, không mắc các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt.
  • Mức tối đa: Đạt yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
  • Mức 50% số điểm:

Thí sinh trình bày đúng hướng nội dung lựa chọn nhưng có thể mắc một số lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt.

  • Mức không đạt: Sai lạc về nội dung và phương pháp.

Lưu ý: Giám khảo linh hoạt trong quá trình đánh giá bài viết của thí sinh.

Câu 3: Cảm nhận của anh chị về khổ thơ sau trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử.

...“Gió theo lối gió, mây đương mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”...

  • Mục đích : Đây là bài văn đánh giá năng lực nhận thức và kỹ năng cảm nhận tác phẩm thơ của học sinh, đồng thời kiểm tra kĩ năng triển khai ý và diễn đạt của học sinh trong bài văn nghị luận. Học sinh phải tổ chức được các ý của bài văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi câu và lỗi diễn đạt. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo được những ý cơ bản về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Sau đây là gợi ý:

Ý

Nội dung cần đạt

Điểm

MB

- Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử.

- Giới thiệu vẻ đẹp bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ( vẻ đẹp về cảnh vật và tâm trạng của nhân vật trữ tình).

- Giới thiệu đoạn thơ.

0,5

TB

1.

a. Cảm nhận chung về bài thơ và đặt đoạn thơ trong mạch kết cấu của văn bản.

- Hoàn cảnh sáng tác.

- Âm điệu, giọng điệu: buồn, trầm lắng, tha thiết.

- Giới thiệu ngắn gọn nội dung khổ 1. Chỉ bằng vài nét đơn sơ tác giả đã bắt lấy linh hồn của một vùng quê thôn Vĩ tươi sáng, mượt mà, thơ mộng, giàu sức sống, con người dịu dàng, phúc hậu. Qua đó thể hiện tình cảm tha thiết, đắm say và niềm khao khát trở về thôn Vĩ của chủ thể trữ tình.

- Đặc sắc riêng của khổ cần tìm hiểu: Cảnh sông nước, mây trời đêm trăng xứ Huế mênh mang, huyền ảo, đượm buồn. Qua đó thể hiện nỗi buồn, nỗi khát khao giao cảm với đời và niềm dự cảm về số phận mong manh của nhân vật trữ tình.

 

0,5

2.

Cảm nhận về khổ thơ

*  Về cảnh :

- Cảnh thực mà như mơ đượm nỗi u buồn.

+ Cảnh thực: dòng sông, bờ bãi, ánh trăng, con thuyền gợi thần thái của xứ Huế trầm lắng, mông mơ.

+ Cảnh ảo mộng: dòng sông trăng, thuyền chở trăng, bến sông trăng.

+ Cảnh u buồn: Sự vật li tán, xa cách, chia lìa, phiêu tán; nhạt nhòa, rời rạc, buồn tẻ. (Kết hợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ... )

* Tâm trạng của nhân vật trữ tình:

+ Nỗi buồn cô đơn.

+ Mong mỏi, đợi chờ, khát khao giao cảm với đời, giàu mộng tưởng ( hình ảnh dòng sông trăngthuyền chở trăng)

+ Ẩn chứa mặc cảm day dứt, biểu lộ nỗi niềm lo lắng của một số phận ngắn ngủi, mong manh, không có tương lai.

═>Cảnh vật hài hòa...  nhuốm màu tâm trạng của chủ thể trữ tình.

(Kết hợp phân tích nhịp điệu, từ ngữ, hình ảnh, các biệp pháp tu từ... )

 

1,5

 

 

 

 

 

 

 

1,5

3

 

- Giới thiệu khổ còn lại: Cảnh sương khói và hình bóng khách đường xa nhạt nhòa, xa xôi, hư ảo. Qua đó thể hiện sự mơ tưởng , hoài nghi của chủ thể trữ tình về tình đời tình người.

0,5

KB

- Khái quát vẻ đẹp của khổ thơ, bài thơ.

- Nêu giá trị của bài thơ.

0,5

  • Mức tối đa: Nội dung và hình thức tốt ( văn có sức thuyết phục, có cảm xúc)
  • Mức 50% số điểm:  Thí sinh trình bày đúng nội dung khổ thơ nhưng có thể chưa sâu sắc, thiếu mạch lạc, mắc một số lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt.
  • Mức không đạt: Sai lạc về nội dung và phương pháp.

            Lưu ý: Giám khảo linh hoạt trong quá trình đánh giá bài viết của thí sinh.

- Hết –

Người ra đề và soạn đáp án: Đỗ Thị Minh Hiếu

 

{-- Xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là đề thi KSCL lần 3 của trường THPT Khoái Châu ở bộ môn Ngữ văn 11, các em có thể thử sức và tim cho mình những cách học tập, ôn tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức hay và bổ ích, chuẩn bị cho đợt khảo sát chất lượng sắp tới một cách chu đáo hơn. Chúc các em đạt được điểm cao trong đợt khảo sát chất lượng tới.

-- MOD NGỮ VĂN HỌC247 (tổng hợp)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF