YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 - Bộ GD và ĐT

Tải về
 
NONE

Bộ GD và ĐT đã công bố Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 kèm theo đáp án chi tiết. Đây là những dạng câu hỏi gần sát với đề thi chính thức THPT QG sắp tới. Đề thi gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 50 phút. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và có kết quả cao trong kì thi THPT quốc gia. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

 

   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO           KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017

         ĐỀ THI THỬ NGHIỆM                                                  Bài thi: Khoa học xã hội

                                                                                   Môn: Giáo dục công dân

(Đề thi có 05 trang)                                 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Họ, tên thí sinh: .....................................................

Số báo danh:..................................................

Câu 1. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng

A. Quyền lực nhà nước.                             B. Ý chí nhân dân.

C. Thế lực chính trị.                                    D. Sức ép chính quyền.

Câu 2. Việc phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội đã thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?

A. Giai cấp.                                                 B. Xã hội.

C. Dân tộc.                                                 D. Tôn giáo.

Câu 3. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là

A. Tuân thủ nội quy.                                 B. Thi hành pháp luật.

C. Vận dụng chính sách.                           D. Chấp hành đường lối.

u 4. Buộc các chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật là mục đích của việc áp dụng

A. Trách nhiệm pháp lí.                            B. Nghĩa vụ đạo đức.

C. Bổn phận cá nhân.                                D. Quy tắc xã hội.

Câu 5. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm

A. Hành chính.                                                                B. Hình sự.

C. Dân sự.                                                                        D. Quản thúc.

Câu 6. Cơ sở kinh doanh karaoke X chưa đảm bảo quy định phòng cháy chữa cháy nên trong quá trình sửa chữa, tia lửa từ máy hàn bắn ra đã gây hỏa hoạn làm 5 người thương vong. Trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Chủ cơ sở karaoke X.                                                B. Thợ hàn và chủ cơ sở karaoke X.

C. Lực lượng phòng cháy chữa cháy.                               D. Các đoàn thanh tra liên ngành.

Câu 7. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải

A. Có trách nhiệm bồi thường.                                    B. Ghi vào lí lịch cá nhân.

C. Chịu trách nhiệm pháp lí.                                         D. Bị quản chế hành chính.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không

A. Tách rời nhau.                                                          B. Tác động nhau.

C. Liên quan với nhau.                                                 D. Ảnh hưởng đến nhau.

Câu 9. Khi xử lí những hộ dân xây nhà trái phép, cán bộ thanh tra xây dựng X và bà A đã lớn tiếng cãi vã, xô xát nhau. Việc cả hai người cùng bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng đã thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây?

A. Trách nhiệm pháp lí.                                               B. Nghĩa vụ đạo đức.

C. Tuân thủ quy chế.                                                     D. Bổn phận công dân.

Câu 10. Vợ chồng cùng bàn bạc và lựa chọn nơi cư trú là thực hiện quyền bình đẳng trong quan hệ

A. Xã hội.                 B. Đối ngoại.             C. Nhân thân.             D. Mua bán.

Câu 11. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong

A. Quy chế chi tiêu nội bộ.                              B. Cơ hội tìm kiếm việc làm.

C. Quy trình quản lí nhân sự.                         D. Nội dung hợp đồng lao động.

Câu 12. Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là biểu hiện bình đẳng trong

A. Kinh doanh.                                                  B. Lao động.

C. Quan hệ liên ngành.                                    D. Quản lí thị trường.

Câu 13. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm quan hệ nào dưới đây?

A. Nhân thân.                                                    B. Xã hội.

C. Tài sản chung.                                              D. Tài sản riêng.

Câu 14. Vợ chồng anh H bắt con gái phải lấy chồng ngoại quốc với hy vọng cả gia đình sẽ được định cư ở nước ngoài. Vợ chồng anh H đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào dưới đây?

A. Quy trình hội nhập.                                     B. Hôn nhân, gia đình.

C. Chiến lược đầu tư.                                       D. Chính sách đối ngoại.

Câu 15. Tuy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng khi nộp hồ sơ xin đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân, chị B không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, chị B cần dựa vào nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Tìm kiếm mở rộng thị trường. B. Độc quyền phân phối hàng hóa.

C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

D. Phương thức hoạt động, quản lí doanh nghiệp.

 

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

BỘ GD&ĐT

ĐỀ MINH HỌA

 

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 – LẦN 2

Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Giáo dục công dân

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở\

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính hiện đại.

C. Tính cơ bản.

D. Tính truyền thống.

Câu 2. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 3. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

B. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

D. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 4. Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm

A. Dân sự.      B. Hình sự.          C. Hành chính            D. Kỉ luật.

Câu 5. Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái loại xe có dung tích xi - lanh bằng bao nhiêu?

A. Từ 50 cm3 đến 70 cm3

B. Dưới 50 cm3 

C. 90 cm3

D. Trên 90 cm3

Câu 6. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm

A. dân sự.    B. hình sự.     C. hành chính.     D. kỉ luật.

Câu 7. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân

A. Đều có quyền như nhau.

B. Đều có nghĩa vụ như nhau.

C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.

D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 8. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. Trách nhiệm pháp lí.

B. Trách nhiệm kinh tế.

C. Trách nhiệm xã hội.

D. Trách nhiệm chính trị.

Câu 9. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Bình đẳng về quyền lao động.

Câu 10. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động làmọi người đều có quyền lựa chọn

A. Việc làm theo sở thích của mình.

B. Việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. Thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 11. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là

A. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng.

B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

C. Người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

D. Người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái.

Câu 12. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

B. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

Câu 13: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

Câu 14. Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng

A. Trong tuyển dụng lao động.

B. Trong giao kết hợp đồng lao động.

C. Thay đổi nội dung hợp đồng lao động.

D. Tự do lựa chọn việc làm.

Câu 15. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. Nhân thân.    B. Tài sản chung.   C. Tài sản riêng.    D. Tình cảm.

Câu 16. Để giao kết hợp đồng lao động, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.

C. Tích cực, chủ động, tự quyết.

D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.

Câu 17. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện

A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các công dân.

C. quyền bình đẳng giữa các vùng, miền.

D. quyền bình đẳng trong công việc chung của nhà nước.

Câu 18. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. kinh tế.  B. chính trị.   C. văn hóa, giáo dục.   D. tự do tín ngưỡng.

Câu 19. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?

A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 20. Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.

C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. 

Trên đây là một phần của Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của Bộ GD và ĐT, để xem chi tiết và đầy đủ đáp án các em hãy xem online hoặc tải về máy.

Ngoài ra các em có thể tham khảo các tài liệu sau: 

Bộ đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của các trường THPT

Bộ đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2017 của các trường THPT Chuyên 

Hi vọng những tài liệu trên đây sẽ giúp các em một phần trong quá trình ôn luyện của mình. Chúc các em vượt qua kì thi với kết quả thật như ý. 

--MOD GDCD HOC247 (tổng hợp)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF