YOMEDIA
NONE

Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu


Mục đích của bài Chương trình máy tính và dữ liệu nhằm giúp các em biết được: Khái niệm dữ liệukiểu dữ liệu, một số phép toán với kiểu dữ liệu số, các kí hiệu toán học sử dụng để kí hiệu các phép so sánh và sự giao tiếp giữa người và máy tính. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các em cùng theo dõi nội dung bài học dưới đây.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu

Để quản lí và tăng hiệu quả xử lí, các ngôn ngữ lập trình thường phân chia dữ liệu thành thành các kiểu khác nhau

Một số kiểu dữ liệu thường dùng:

Tên kiểu

Phạm vi giá trị

Integer

Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 – 1

Real

Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9x10-39 đến 1,7x1038 và số 0

Char

Một kí tự trong bảng chữ cái

String

Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự

Bảng 1. Một số kiểu dữ liệu thường dùng

Trong pascal, để cho chương trình dịch hiểu dãy chữ số là kiểu xâu. Ta phải đặt dãy chữ số đó trong cặp dấu nháy đơn

Ví dụ: 'Chao cac ban'; '5324'

1.2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số

Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal:

Kí hiệu

Phép toán

Kiểu dữ liệu

+ Cộng

Số nguyên, số thực

- Trừ

Số nguyên, số thực

*

Nhân

Số nguyên, số thực

/ Chia

Số nguyên, số thực

div

Chia lấy phần nguyên

Số nguyên

mod

Chia lấy phần dư

Số nguyên

Bảng 2. Kí hiệu của các phép toán số học trong Pascal

Quy tắc tính các biểu thức số học trong ngôn ngữ Pascal:

  • Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên
  • Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân, phép chia lấy phần nguyên (div) và phép chia lấy phần dư (mod) được thực hiện trước
  • Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
  • Trong ngôn ngữ lập trình chỉ được sử dụng dấu ngoặc tròn

1.3. Các  phép so sánh

Ngoài phép toán số học, ta thường so sánh các số:

Kí hiệu

Phép so sánh

Ví dụ

= Bằng

5 = 5

<

Nhỏ hơn

3 < 5

>

Lớn hơn

9 > 6

Khác

6 ≠ 5

Nhỏ hơn hoặc bằng

5 ≤ 6

Lớn hơn hoặc bằng

9 ≥ 6

Bảng 3. Kí hiệu của các phép so sánh trong Toán học

  • Kết quả của phép so sánh chỉ có thể là ĐÚNG hoặc SAI
  • Khi viết chương trình, để so sánh dữ liệu (số, biểu thức,..) ta phải sử dụng các kí hiệu do ngôn ngữ lập trình quy định
  • Trong ngôn ngữ Pascal:

Kí hiệu trong Pascal

Phép so sánh

Kí hiệu trong toán học

= Bằng =
<

Nhỏ hơn

<
>

Lớn hơn

>
<> Khác
<=

Nhỏ hơn hoặc bằng

>=

Lớn hơn hoặc bằng

Bảng 4. Kí hiệu của các phép so sánh trong Pascal

1.4. Giao tiếp người - máy tính

  • Là quá trình trao đổi dữ liệu hai chiều giữa con người và máy tính khi thực hiện chương trình
  • Con người: thực hiện kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung…
  • Máy tính: đưa thông báo, kết quả, gợi ý, …
  • Tương tác giữa người - máy là do người lập trình tạo ra và thường thực hiện nhờ các thiết bị chuột, bàn phím, màn hình

a. Thông báo kết quả tính toán

Thông báo kết quả tính toán là yêu cầu đầu tiên đối với mọi chương trình

Ví dụ 1:

Hình 1. Thông báo kết quả tính toán

b. Nhập dữ liệu

  • Một trong những tương tác thường gặp là chương trình yêu cầu nhập dữ liệu
  • Chương trình sẽ tạm ngừng để chờ người dùng "nhập dữ liệu" từ bàn phím
  • Chương trình hoạt động tiếp theo tùy thuộc vào dữ liệu được nhập vào

Ví dụ 2:

Hình 2. Yêu cầu nhập dữ liệu

c. Tạm dừng chương trình

  • Tạm ngừng trong một khoảng thời gian nhất định

Ví dụ 3:

Hình 3. Tạm ngừng trong một khoảng thời gian nhất định

  • Tạm ngừng cho đến khi người dùng nhấn phím

Ví dụ 4:

Hình 4. Tạm ngừng cho đến khi người dùng nhấn phím

d. Hộp thoại

Hộp thoại được sử dụng như một công cụ cho việc giao tiếp người - máy tính trong khi chạy chương trình.

Ví dụ 5: Hộp thoại sau có thể xuất hiện khi người dùng thực hiện thao tác kết thúc chương trình:

Hình 5. Hộp thoại sau khi thực hiện thao tác kết thúc chương trình

Bài tập minh họa

Câu 1

Cho bài toán sau:

Biết bán kính của hình tròn là một số chẵn R. Tính chu vi (CV) và diện tích (S) của hình tròn

Em hãy lựa chọn kiểu dữ liệu thích hợp trong Pascal cho R, CV và S?

Gợi ý trả lời:

  • R: kiểu integer;
  • CV, S: kiểu real;

Câu 2

Em hãy viết biểu thức số học trong Pascal tương ứng với các biểu thức số học trong Toán học ở trong bảng dưới đây:

Trong toán học Trong pascal
\(15a – 30b + 12\)

 15*a - 30*b + 12

\((X^{2} + 2X +5) - 4XY\)

 (X*X + 2*X + 5) – 4*X*Y

\(\)\(\frac{X+5}{a+3}-\frac{Y}{b+5}(X+2)^{2}\)

 (X+5)/(a+3) – Y/(b+5)*(X+2)*(X+2)

Câu 3

Thực hiện các phép tính sau bằng các phép toán Pascal:

a. 7 chia 2 bằng 3 dư 1

b. 17 chia 5 bằng 3 dư 2 

Gợi ý trả lời:

a. 7 div 2 = 3; và 7 mod 2 = 1;

b. 17 div 5 = 3; và 17 mod 5 = 2; 

3. Luyện tập Bài 3 Tin học 8

Sau khi học xong bài Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:

  • Dữ liệu và kiểu dữ liệu
  • Các phép toán với dữ liệu kiểu số
  • Các phép so sánh
  • Sự giao tiếp giữa người và máy tính

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 8 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 8 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 26 SGK Tin học 8

Bài tập 2 trang 26 SGK Tin học 8

Bài tập 3 trang 26 SGK Tin học 8

Bài tập 4 trang 26 SGK Tin học 8

Bài tập 5 trang 26 SGK Tin học 8

Bài tập 6 trang 26 SGK Tin học 8

Bài tập 7 trang 26 SGK Tin học 8

4. Hỏi đáp Bài 3 Tin học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 8 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF