YOMEDIA
NONE

Tuần 2 - Chính tả Nghe - viết: Mười năm cõng bạn đi học - Tiếng Việt 4


Qua bài giảng Chính tả: Nghe - viết Mười năm cõng bạn đi học giúp các em rèn luyện kĩ năng nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn “Mười năm cõng bạn đi học”. Đồng thời, luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x , ăng/ăn.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn viết từ khó

  • Chú ý các từ khó,dễ lẫn khi viết chính tả
    • Phía Bắc: Tuyên Quang, Ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, liệt,
    • Phía Nam: Ki-lô-mét, khúc khuỷu, gập ghềnh, quản
  • Hướng dẫn học sinh cách trình bày vở khi viết
    • Đầu dòng viết hoa
    • Xuống dòng lùi vào một ô ly

1.2. Tìm hiểu nội dung đoạn văn

Câu 1. Bạn Sinh đã làm gì để giúp đỡ Hanh?

  • Sinh cõng bạn đi học suốt 10 năm.

Câu 2. Việc làm của Sinh đáng trân trọng ở điểm nào?

  • Tuy còn nhỏ nhưng Sinh không quản khó khăn, ngày ngày cõng Hanh tới trường với đoạn đường dài hơn 4 ki-lô-mét, qua đèo, vượt suối, khúc khuỷu, gập gềnh.

1.3. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4): Nghe viết bài "Mười năm cõng bạn đi học" (SGK TV4 tập 1 trang 16)

  • Luyện viết một hai lần bằng cách bạn đọc (hoặc người thân), em viết và ngược lại.
  • Tự kiểm tra lỗi của nhau

Câu 2 (trang 16 sgk Tiếng Việt 4): Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn bài "Tìm chỗ ngồi" (SGK TV4, tập 1, trang 16)

Truyện vui nước ngoài

TÌM CHỖ NGỒI

Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát (sau / xau), bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế (rằng / rằn):

- Thưa ông! Phải (chăng / chăn) lúc ra ngoài tôi vô ý giẫm vào chân ông?

- Vâng, nhưng (sin / xin) bà đừng (băng khoăng / băn khoăn), tôi không (sao / xao)!

- Dạ không! Tôi chỉ muốn hỏi để (sem / xem) tôi có tìm đúng hàng ghế của mình không.

  • Em chọn cách viết đúng như sau
    • "Lát sau hàng ghế rằng phải chăng ...nhưng xin bà ... băn khoăn ... Không sao ...hỏi xem"

Câu 3 (trang 17 sgk Tiếng Việt 4): Giải các câu đố chữ đã cho trang SGK trang 17

a)

Đế nguyên - tên một loài chim

Bỏ sắc - thường thấy ban đêm trên trời.

(Là chữ gi?)

b)

Để nguyên - vằng vặc trời đêm

Thêm sắc - màu phấn cùng em tới trường.

(Là chữ gì?)

 

  • Để giải thích các câu đố, em cần bám vào những yếu tố đã cho, yếu tố nào dễ tìm nhất, lựa chọn nhất thì bắt đầu từ yếu tố đó
    • Câu (a) Yếu tố "chim" rất khó đoán, nhưng yếu tố thường thấy ban đêm trên trời thì dễ đoán hơn. Ban đêm trên trời em thường thấy nhất là "sao" với "trăng". Để loại trừ một trong hai sự vật đó chọn một, thì em sử dụng phương pháp thế lần lượt để loại trừ dần. Nếu em chọn chữ "sao" mà thêm dấu sác nữa thì thành "sáo" (tên một loài chim). Như vậy chữ mà em tìm đã bao hàm được hai yếu tố đã cho. Vì vậy chữ cần tìm là chữ "sáo"
    • Câu (b) Em cũng sử dụng phương pháp như trên để tìm. Chữ cần tìm, chính là chữ "trăng" (trăng thêm sắc là trắng màu phấn trắng)
  • Thông qua bài giảng Chính tả: Nghe - viết Mười năm cõng bạn đi học các em cần được những nội dung kiến thức trọng tâm nhất. Đồng thời, rèn luyện những kĩ năng cơ bản và cần thiết cho một tiết chính tả như:
    • Nghe, viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn.
    • Viết đúng tên riêng: Vinh Quang, Chiêm Hoá,Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh.
    • Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x, ăn/ăng.
    • Tìm đúng các chữ có vần ăn/ăng hoặc âm đầu s/x.

>>> Bài giảng tiếp theo: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nhân hậu, đoàn kết.

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF