Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 244482
Khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng thì phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Năng lượng phôtôn càng nhỏ khi cường độ chùm ánh sáng càng nhỏ.
- B. Năng lượng của phôtôn càng lớn khi tần số của ánh sáng ứng với phôtôn đó càng nhỏ.
- C. Phôtôn có thể chuyển động hay đứng yên tùy thuộc vào nguồn sáng chuyển động hay đứng yên.
- D. Ánh sáng được tạo bởi các hạt gọi là phôtôn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 244490
Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính quỹ đạo K là r0. Bán kính quỹ đạo M là
- A. 3r0
- B. 4r0
- C. 9r0
- D. 16r0.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 244494
Bức xạ có tần số nhỏ nhất trong số các bức xạ: hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen, gamma là
- A. hồng ngoại.
- B. gamma
- C. Rơn-ghen.
- D. tử ngoại.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 244501
Chọn câu đúng. Hạt nhân \(_{11}^{24}Na\) có
- A. 11 prôtôn và 13 nơtron.
- B. 13 prôtôn và 11 nơtron.
- C. 24 prôtôn và 11 nơtron.
- D. 11 prôtôn và 24 nơtron.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 244505
Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng
- A. từ trường quay.
- B. cộng hưởng
- C. cảm ứng điện từ.
- D. tự cảm.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 244512
Công thoát êlectron của một kim loại là A = 4,2eV. Giới hạn quang điện của kim loại này là
- A. 295,8nm.
- B. 0,518μm.
- C. 0,757μm.
- D. 2,958μm.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 244519
Mạch dao động bắt tín hiệu của một máy thu vô tuyến điện gồm L=2μH và C = 1800pF. Nó có thể thu được sóng vô tuyến điện với bước sóng bằng bao nhiêu?
- A. 100 m
- B. 50 m
- C. 113 m
- D. 113 mm
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 244526
Cho hạt nhân nguyên tử đơteri có khối lượng 2,0136u. Cho biết mP = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri bằng:
- A. 2,432MeV.
- B. 2,234eV.
- C. 2,234MeV.
- D. 22,34MeV.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 244532
Đại lượng nào cho dưới đây đặc trưng cho mức độ bền vững của một hạt nhân ?
- A. Năng lượng liên kết riêng.
- B. Năng lượng liên kết.
- C. Số hạt prôlôn.
- D. Số hạt nuclôn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 244535
Tia Rơn-ghen (tia X) có:
- A. cùng bản chất với tia tử ngoại.
- B. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
- C. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường.
- D. cùng bản chất với sóng âm.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 244540
Một ánh sáng đơn sắc tần số f truyền trong chân không thì nó có bước sóng bằng
- A. λ = f/c
- B. λ = 2cf
- C. λ = c. f
- D. λ = c/f
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 244545
Trong phản ứng hạt nhân không có định luật bảo toàn nào sau đây?
- A. định luật bảo toàn động lượng.
- B. định luật bảo toàn số prôtôn
- C. định luật bảo toàn số nuclôn.
- D. định luật bảo toàn điện tích.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 244558
Cho phản ứng hạt nhân: \(_4^9Be + _1^1p \to _Z^AX + _3^6Li\). Hạt nhân X là
- A. Prôtôn.
- B. Hêli.
- C. Triti.
- D. Đơteri.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 244563
Chất phóng xạ Iot có chu kì bán rã 8 ngày đêm. Ban đầu có 1,00g chất này thì sau 1 ngày đêm còn lại là:
- A. 0,92g.
- B. 0,87g.
- C. 0,78g.
- D. 0,69g.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 244569
Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm; khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm. Tại điểm M cách vân trung tâm 9mm ta có
- A. vân tối thứ 4.
- B. vân sáng bậc 5.
- C. vân tối thứ 5.
- D. vân sáng bậc 4.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 244579
Mạch dao động gồm tụ điện C và cuộn cảm L=0,25μH. Tần số dao động riêng của mạch là f = 10 MHz. Cho π2=10. Điện dung của tụ là
- A. 0,5 nF.
- B. 1 nF.
- C. 4 nF.
- D. 2 nF.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 244586
Mạch dao động điện từ tự do gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch
- A. tăng 4 lần.
- B. giảm 2 lần.
- C. không đổi.
- D. tăng 2 lần.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 244604
Khoảng vân giao thoa thu được trên màn thay đổi như thế nào khi đưa hệ thống từ không khí vào trong môi trường có chiết suất n?
- A. Giữ nguyên
- B. Tăng lên n lần
- C. Giảm n lần
- D. Tăng n2 lần
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 244608
Câu nào đúng? Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
- A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
- B. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
- C. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
- D. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 244613
Câu nào đúng? Chùm tia ló ra khỏi lăng kính trong một máy quang phổ, trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là:
- A. Một chùm phân kỳ màu trắng
- B. Một chùm phân kỳ nhiều màu
- C. Một tập hợp nhiêu chùm tia song song, mỗi chùm có một màu
- D. Một chùm tia song song
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 244617
Câu nào đúng? Cường độ của chùm ánh sáng đơn sắc truyền trong môi trường hấp thụ ánh sáng
- A. giảm tỉ lệ nghịch với bình phương độ dài đường đi.
- B. giảm tỉ lệ nghịch với độ dài đường đi.
- C. giảm theo hàm số mũ của độ dài đường đi.
- D. không phụ thuộc độ dài đường đi.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 244626
Trong một thí nghiệm của Young về giao thoa ánh sáng: hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = l,5m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm (chính giữa) một khoảng 5,4mm có vân sáng bậc:
- A. 6
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 244636
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng như sau: các khe sáng được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc λ = 0,5μm, khoảng cách giữa 2 khe là 0,2mm khoảng cách từ 2 khe tới màn là 80cm. Điếm M cách vân trung tâm 0,7cm thuộc:
- A. vân sáng bậc 4
- B. vân sáng bậc 3
- C. vân tối thứ 3
- D. vân tối thứ 4
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 244644
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng khoảng vân đo được là 1,2mm. Nếu thí nghiệm được thực hiện trong một chất lỏng thì khoảng vân là 1 mm. Chiết suất của chất lỏng là:
- A. 1,33
- B. 1,2
- C. 1,5
- D. 1,7
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 244651
Khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,589μm trong giao thoa Y-âng thì quan sát được 13 vân sáng còn khi dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ thì quan sát được 11 vân sáng. Bước sóng λ có giá trị
- A. 0,696μm
- B. 0,6608μm
- C. 0,6860μm
- D. 0,6706μm
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 244655
Thực hiện giao thoa ánh sáng với 2 nguồn kết hợp cách nhau 4mm bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6μm. Vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm là 0,9mm. Tính khoảng cách từ hai nguồn đến màn?
- A. 20cm
- B. 2.103 mm
- C. 1,5m
- D. 2cm
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 244661
Trong thí nghiệm Young có nguồn là ánh sáng trắng, độ rộng quang phổ bậc 3 là l,8mm thì quang phổ bậc 8 rộng:
- A. 2,7mm
- B. 3,6mm
- C. 3,9mm
- D. 4,8mm
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 244665
Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm là 4,5.10-7m và khoảng cách hai khe là 0,5mm, từ hai khe đến màn giao thoa là 2m. Xét điểm M ở bên phải và cách vân trung tâm 5,4mm; điểm N ở bên trái và cách vân trung tâm 9mm. Từ điểm M đến N có bao nhiêu vân sáng?
- A. 8
- B. 9
- C. 7
- D. 10
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 244668
Ánh sáng vàng có bước sóng λ=0,555μm. Năng lượng của photon ánh sáng vàng này tính theo đơn vị electron vôn (eV) bằng
- A. 3,5eV
- B. 35,6eV
- C. 2,2eV
- D. 3,52eV
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 244671
Một nguồn sáng có công suất 2mW, phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,835μm. Số photon mà nguồn sáng phát ra trong một giấy bằng
- A. 4,8.1015
- B. 4,8.1014
- C. 8,4.1015
- D. 8,4.1014
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 244679
Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 4,5μm. Năng lượng kích hoạt của chất đó là
- A. 4,416eV
- B. 2,760eV
- C. 0,276eV
- D. 0,441eV
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 244695
Cho hạt nhân \(_{27}^{60}Co\) có độ hụt khối bằng 4,544u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{27}^{60}Co\) là
- A. 42,3 MeV/nuclon
- B. 57,5 MeV/nuclon
- C. 70,5 MeV/nuclon
- D. 156,7 MeV/nuclon.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 244708
Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện?
- A. Electron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng với bước sóng ánh sáng thích hợp.
- B. Electron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào kim loại đó.
- C. Electron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi nguyên tử này va chạm với nguyên tử khác.
- D. Electron bứt ra khỏi kim loại khi kim loại bị nung nóng.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 244717
Chiếu tới bề mặt của một kim loại bức xạ có bước sóng λ, giới hạn quang điện của kim loại đó là λ0. Biết hằng số Plăng là h, vận tốc ánh sáng trong chân không là c. Để có hiện tượng quang điện xảy ra thì:
- A. λ>λ0
- B. λ<hc/λ0
- C. λ≥hc/λ0
- D. λ≤λ0
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 244728
Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây?
- A. Khúc xạ ánh sáng.
- B. Giao thoa ánh sáng.
- C. Phản xạ ánh sáng.
- D. Quang điện.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 244731
Photon sẽ có năng lượng lớn hơn nếu nó có:
- A. Bước sóng lớn hơn
- B. Tần số lớn hơn
- C. Biên độ lớn hơn
- D. Vận tốc lớn hơn
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 244742
Công thoát electron của một kim loại là 7,64.10-19 J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,18μm, λ2 = 0,21μm và λ3 = 0,35μm. Lấy h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108 m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?
- A. Hai bức xạ (λ1 và λ2).
- B. Không có bức xạ nào trong ba bức xạ trên.
- C. Cả ba bức xạ (λ1, λ2 và λ3).
- D. Chỉ có bức xạ λ1.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 244747
Cho công thoát electron của kim loại là A = 2eV. Bước sóng giới hạn quang điện của kim loại là:
- A. 0,621μm
- B. 0,525μm
- C. 0,675μm
- D. 0,58μm
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 244757
Bước sóng giới hạn quang điện là λ0 = 0,6μm. Công thoát của kim loại đó là:
Chọn h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s.
- A. 4,31.10-20 J
- B. 3,31.10-19 J
- C. 5,31.10-8 J
- D. 3,31.10-17 J
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 244764
Cường độ dòng điện qua ống là 10mA. Số electron đến đập vào đối âm cực trong 10 giây là:
Cho e = 1,6.10-19 C.
- A. 6,25.108
- B. 6,35.1017
- C. 6,25.1017
- D. 6,25.1019