Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 426732
Nhận thức lịch sử là gì?
- A. Là phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
- B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
- C. Là tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
- D. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 426734
Sử học là gì?
- A. Là khoa học nghiên cứu lịch sử xã hội loài người.
- B. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- C. Là những nhận thức của con người về quá khứ.
- D. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 426735
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
- A. quá trình hình thành và phát triển của các sinh vật trên Trái Đất.
- B. sự ra đời và chu kì vận động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
- C. cuộc sống hiện tại và trong tương lai của xã hội loài người.
- D. quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 426736
Các chức năng của Sử học bao gồm:
- A. khoa học, xã hội và giáo dục.
- B. khách quan, trung thực và khoa học.
- C. xã hội, văn hóa và giáo dục.
- D. trung thực, khoa học và giáo dục.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 426738
Tri thức lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi cá nhân và xã hội?
- A. Góp phần hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- B. Là cơ sở để mỗi cá nhân học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau.
- D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 426740
Việc thu thập thông tin, sử liệu có vai trò như thế nào trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử?
- A. Là cơ sở để khám phá và sáng tạo ra lịch sử loài người.
- B. Là cơ sở để tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác.
- C. Giúp con người kết nối được quá khứ với tương lai.
- D. Góp phần làm phong phú các nguồn sử liệu về quá khứ.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 426741
Tri thức lịch sử có mấy dạng tồn tại?
- A. Một.
- B. Hai.
- C. Ba.
- D. Bốn.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 426744
Yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình khôi phục các sự kiện lịch sử là
- A. nguồn sử liệu.
- B. quan điểm lịch sử.
- C. nhận thức lịch sử.
- D. hiện thực lịch sử.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 426746
Nội dung nào sau đây không chứng minh Sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?
- A. Sử học có đối tượng nghiên cứu liên quan đến nhiều ngành khoa học.
- B. Sử học tập trung nghiên cứu sâu vào chuyên môn của các ngành khoa học.
- C. Sử học có khả năng liên kết các môn học, các ngành khoa học với nhau.
- D. Sử học sử dụng tri thức các ngành khoa học để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 426748
Đối tượng nghiên cứu của Sử học và các ngành khoa học nhân văn khác là
- A. các hành tinh.
- B. các sinh vật trên Trái Đất.
- C. xã hội loài người.
- D. các hiện tượng tự nhiên.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 426750
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
- A. Cung cấp tri thức về sự hình thành và phát triển của các ngành.
- B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên môn của các ngành khoa học.
- C. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
- D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 426752
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
- A. Quan hệ tương hỗ, tác động qua lại.
- B. Tồn tại độc lập và tách biệt với nhau.
- C. Chỉ Sử học tác động lên các ngành khoa học.
- D. Chỉ các ngành khoa học tác động đến Sử học.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 426756
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
- A. Cung cấp mọi thông tin về các di sản văn hóa, thiên nhiên.
- B. Thúc đẩy các ngành khoa học xã hội và nhân văn phát triển.
- C. Đem lại hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
- D. Phục dựng bức tranh lịch sử về di sản văn hóa, thiên nhiên.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 426757
Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
- A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội.
- B. Góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
- C. Hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, cộng đồng.
- D. Làm phong phú và hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 426758
Chủ thể đóng vai trò bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là:
- A. tự nhiên.
- B. các di sản.
- C. con người.
- D. khí hậu.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 426759
Di sản văn hóa là sản phẩm của
- A. thiên nhiên.
- B. lịch sử.
- C. văn hóa.
- D. tự nhiên.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 426760
Văn hóa xuất hiện cùng với sự xuất hiện của
- A. nhà nước.
- B. chữ viết.
- C. Trái Đất.
- D. loài người.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 426761
Khi nào thì nhân loại bước vào thời kì văn minh?
- A. Khi công cụ bằng đá ra đời.
- B. Khi Nhà nước và chữ viết ra đời.
- C. Khi con người xuất hiện trên Trái Đất.
- D. Khi con người biết trồng trọt.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 426763
Thành tựu văn hóa nào sau đây không phải là biểu hiện của văn minh?
- A. Thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.
- B. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc).
- C. Đền Pác-tê-nông (Hy Lạp cổ đại).
- D. Đồ trang sức của người nguyên thủy.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 426765
Văn hóa có điểm gì khác biệt so với văn minh?
- A. Có sự đối lập với dã man, nguyên thủy.
- B. Phản ánh giai đoạn phát triển cao của xã hội.
- C. Chỉ ra đời khi Nhà nước và chữ viết xuất hiện.
- D. Là toàn bộ giá trị mà con người sáng tạo ra.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 426768
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?
- A. Sản xuất công nghiệp.
- B. Trồng trọt lương thực.
- C. Chăn nuôi gia súc.
- D. Buôn bán với bên ngoài.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 426769
Nhà nước Ai Cập cổ đại theo thể chế nào sau đây?
- A. Dân chủ chủ nô.
- B. Cộng hòa quý tộc.
- C. Quân chủ chuyên chế.
- D. Quân chủ lập hiến.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 426773
Người Ai Cập cổ đại tính được số pi (π) bằng bao nhiêu?
- A. 3,1617.
- B. 3,1516.
- C. 3,1416.
- D. 3,1716.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 426775
Cư dân Ai Cập cổ đại có tín ngưỡng nào sau đây?
- A. Sùng bái đạo Nho.
- B. Sùng bái tự nhiên.
- C. Sùng bái đạo Phật.
- D. Sùng bái Ki-tô giáo.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 426778
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
- A. Hắc Long và Mê Công.
- B. Dương Tử và Mê Công.
- C. Hoàng Hà và Trường Giang.
- D. Hắc Long và Trường Giang.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 426780
Tộc người giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là:
- A. người Hán.
- B. người Mãn.
- C. người Thái.
- D. người Mông Cổ.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 426782
Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?
- A. Dân chủ tư sản.
- B. Dân chủ chủ nô.
- C. Quân chủ lập hiến.
- D. Quân chủ chuyên chế.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 426784
Giai cấp đông đảo nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kì trung đại là
- A. địa chủ.
- B. thương nhân.
- C. nông dân.
- D. thợ thủ công.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 426786
Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ cổ - trung đại?
- A. Thể chế nhà nước dân chủ chủ nô.
- B. Nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa.
- C. Nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông.
- D. Dân cư đa dạng về chủng tộc và tộc người.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 426788
Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?
- A. Vương triều A-ri-a.
- B. Vương triều Ha-ráp-pa.
- C. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
- D. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 426789
Loại văn tự nào sau đây là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại?
- A. Chữ Hán.
- B. Chữ Nôm.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ Phạn.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 426791
Kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ thời cổ - trung đại chủ yếu chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
- A. Tôn giáo.
- B. Văn học.
- C. Khoa học.
- D. Triết học.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 426793
Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là
- A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- C. nông nghiệp và thương nghiệp.
- D. thủ công nghiệp và công nghiệp.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 426794
Nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại theo chế độ nào sau đây?
- A. Dân chủ chủ nô.
- B. Cộng hòa đại nghị.
- C. Quân chủ lập hiến.
- D. Quân chủ chuyên chế.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 426796
Đền Pác-tê-nông là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia cổ đại nào?
- A. Ai Cập.
- B. Ấn Độ.
- C. Hy Lạp.
- D. La Mã.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 426798
Người được mệnh danh là “cha đẻ của y học phương Tây” là
- A. Pli-ni-út.
- B. Ptô-lê-mê.
- C. Tuy-xi đít.
- D. Hi-pô-crát.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 426800
Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở quốc gia nào?
- A. Pháp.
- B. Hà Lan.
- C. I-ta-li-a.
- D. Anh.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 426803
Phong trào Văn hóa Phục hưng do giai cấp nào khởi xướng?
- A. Tư sản.
- B. Vô sản.
- C. Quý tộc.
- D. Tăng lữ.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 426806
Tôn giáo nào sau đây đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu nửa đầu thời kì trung đại?
- A. Phật giáo.
- B. Hồi giáo.
- C. Nho giáo.
- D. Cơ Đốc giáo.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 426808
Ai là tác giả của tác phẩm Thần khúc?
- A. Đan-tê.
- B. Bô-ca-xi ô.
- C. Sếch-xpia.
- D. Xéc-van-téc.