Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 423690
“Cách hữu hiệu nhất để hủy diệt một dân tộc là phủ nhận và xóa bỏ sự hiểu biết của họ về lịch sử của chính họ”. Đây là câu nói của ai?
- A. Hồ Chí Minh
- B. Võ Nguyên Giáp
- C. Giooc-giơ Ô-oen
- D. Lê-nin
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 423691
Lịch sử “là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ”. Đây là nhận định của ai?
- A. Hồ Chí Minh
- B. Võ Nguyên Giáp
- C. Ét- uốt Ha-lét Ca
- D. Lê-nin
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 423693
Em hãy nêu khái niệm của Sử học?
- A. Là khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người.
- B. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- C. Là khoa học dự đoán những gì xảy ra trong tương lai.
- D. Là tất cả những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 423694
Câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông cho thấy sử học có chức năng gì?
- A. Chức năng khoa học và chức năng xã hội.
- B. Chức năng giáo dục và chức năng dự báo.
- C. Chức năng xã hội và chức năng giao tiếp.
- D. Chức năng quản lí và chức năng khoa học.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 423697
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc của sử học?
- A. Khách quan.
- B. Trung thực.
- C. Chủ quan.
- D. Tiến bộ.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 423701
Sắp xếp các nội dung sau theo đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:
1 - Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập
2 - Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá
3 - Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
4 - Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh.
- A. 1 - 3 - 2 - 4.
- B. 4 - 3 - 2 - 1.
- C. 1 - 4 - 3 - 2.
- D. 2 - 1 - 3 - 4.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 423702
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học lịch sử suốt đời?
- A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.
- B. Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng.
- C. Lịch sử là ngành khoa học cơ bản, nền tảng của các ngành khoa học khác.
-
D.
Giúp con người mở rộng kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 423704
Đền Hùng và lễ Giỗ tổ Hùng Vương là biểu tượng của truyền thống
- A. yêu nước và đoàn kết, hướng về cội nguồn.
- B. kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.
- C. nhân đạo, yêu thương con người.
- D. nhân ái, yêu chuộng hòa bình.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 423706
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về ý nghĩa của tri thức lịch sử?
- A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng.
- B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
- C. Con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
- D. Con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 423707
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử?
- A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
- B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
- C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
- D. Dự đoán, dự báo trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 423712
Để khôi phục và làm nổi bật giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, sử học đã khai thác và sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học nào?
- A. Tâm lí học, Chính trị học, Triết học; Nhân học, Cổ sinh vật học,…
- B. Thiên văn học, Địa lí tự nhiên; Sinh học; Vật lí học; Tin học,…
- C. Địa chất học; Cổ sinh vật học; Dân tộc học; Vật lí lượng tử,…
- D. Khảo cổ học, Địa lí học, Văn hóa, Tôn giáo học, Kiến trúc, Nghệ thuật,…
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 423713
Địa lí tự nhiên cung cấp dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về
- A. lịch sử khu vực, vùng miền; các sự kiện, hiện tượng gắn với địa hình, khí hậu…
- B. quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian của con người trong lịch sử.
- C. sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.
- D. nguồn gốc nhân chủng, đặc điểm hình thể của các tộc người.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 423714
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lý do sử học là môn khoa học mang tính liên ngành?
- A. Sử học là khoa học cơ bản, nền tảng của các ngành khoa học khác.
- B. Để phục dựng quá khứ, cần kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu.
- C. Mọi sự kiện, hiện tượng lịch sử đều gắn với những điều kiện, bối cảnh cụ thể.
- D. Một số đối tượng nghiên cứu đòi hỏi nhà sử học có nền tảng kiến thức vững chắc.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 423715
Ngành khoa học nào dưới đây không thuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn?
- A. Văn học.
- B. Tôn giáo học.
- C. Chính trị học.
- D. Địa lí tự nhiên.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 423717
Ngành khoa học nào dưới đâythuộc nhóm ngành khoa học xã hội và nhân văn?
- A. Tin học.
- B. Sinh học.
- C. Nhân học.
- D. Thiên văn học.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 423720
Bộ phim nào dưới đây được lấy cảm hứng từ lịch sử?
- A. Hành trình công lý (đạo diễn: Nguyễn Mai Hiền).
- B. Hương vị tình thân (đạo diễn: Nguyễn Danh Dũng).
- C. Mùa lá rụng (đạo diễn: Quốc Trọng).
- D. Phượng khấu (đạo diễn: Huỳnh Tuấn Anh).
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 423721
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của các ngành công nghiệp văn hóa với sử học?
- A. Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử.
- B. Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá giá trị lịch sử, văn hoá… của các cộng đồng).
- C. Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng sáng tạo cho nghiên cứu lịch sử.
- D. Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 423723
Lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của du lịch?
- A. Mang lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa.
- B. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy du lịch phát triển bền vững.
- C. Đưa ra những dự báo, dự đoán về chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
- D. Quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của cộng đồng ra bên ngoài.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 423725
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 65/SL về việc bảo tồn di tích trên toàn cõi Việt Nam vào thời gian nào?
- A. Ngày 23/11/1945.
- B. Ngày 23/11/1946.
- C. Ngày 23/11/1954.
- D. Ngày 23/11/1976.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 423729
Đối với nghiên cứu lịch sử, các loại hình di sản văn hóa có vai trò là
- A. nguồn tri thức nền tảng.
- B. đề tài của sự sáng tạo.
- C. phương pháp nghiên cứu.
- D. nguồn sử liệu quan trọng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 423731
Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Mặt Trăng có tên là
- A. Thần Ra.
- B. Thần Thót.
- C. Thần A-nu-bít.
- D. Thần Ơ-di-rít.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 423739
Trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Ai Cập cổ đại, thần Ơ-di-rít là vị thần đại diện cho
- A. tình yêu vĩnh cửu.
- B. tình yêu và sắc đẹp.
- C. chiến thắng vinh quang.
- D. cái chết và sự phục sinh.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 423740
Chữ viết của người Ai Cập ra đời trong khoảng thời gian nào?
- A. Khoảng hơn 3000 năm TCN
- B. Khoảng hơn 4000 năm TCN
- C. Khoảng hơn 5000 năm TCN
- D. Khoảng hơn 6000 năm TCN
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 423743
Cho tới nay (năm 2022) đã phát hiện được bao nhiêu Kim tự tháp ở Ai Cập?
- A. 38 kim tự tháp.
- B. 139 kim tự tháp.
- C. 140 kim tự tháp.
- D. 141 kim tự tháp.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 423744
Ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo ở Ai Cập thời cổ đại?
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Thương mại
- D. Thủ công nghiệp
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 423746
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy vật ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là
- A. Ta-lét; Hê-ra-clit,…
- B. A-rít-xtốt; Xô-crat,…
- C. Pờ-la-tông; Ta-lét,…
- D. Hê-ra-clit; Xô-crat,…
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 423748
Những đại diện tiêu biểu của trường phái triết học duy tâm ở Hy Lạp và La Mã thời cổ đại là
- A. Ta-lét; Hê-ra-clit,…
- B. A-rít-xtốt; Xô-crat,…
- C. Pờ-la-tông; Ta-lét,…
- D. Hê-ra-clit; Xô-crat,…
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 423749
Một trong những thành tựu tôn giáo nổi bật của văn minh La Mã cổ đại là sự ra đời của
- A. Phật giáo.
- B. Hin-đu giáo.
- C. Thiên Chúa giáo.
- D. Nho giáo.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 423758
Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân Hy Lạp cổ đại?
- A. Ê-ô-li-iêng
- B. I-ô-niêng
- C. I-ta-li-um
- D. Đô-ni-iêng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 423759
Tộc người nào dưới đây không phải là cư dân La Mã cổ đại?
- A. Người Đra-vi-đa.
- B. Người I-ta-li-an.
- C. Người Gô-loa.
- D. Người Ê-tơ-rux-cơ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 423763
Thời cổ đại, ở phương Tây hình thành bốn trung tâm văn minh lớn là
- A. Ai Cập, Lưỡng Hà.
- B. Hy Lạp, Ấn Độ.
- C. Trung Quốc, Ấn Độ.
- D. Hy Lạp, La Mã.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 423764
Tại sao các nền văn minh lại xuất hiện sớm ở phương Đông?
- A. Kinh tế thương nghiệp phát triển mạnh.
- B. Học tập các thành tựu của phương Tây.
- C. Nhờ sự bồi đắp phù sa của các dòng sông.
- D. Nhờ có những người tài giỏi giúp đỡ.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 423766
Văn hóa là gì?
- A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
- B. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
- C. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- D. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 423767
Văn minh là gì?
- A. Tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.
- B. Toàn bộ những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- C. Toàn bộ những giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
- D. Trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 423769
Tổng thế những những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử được gọi là
- A. văn minh.
- B. văn hiến.
- C. văn hóa.
- D. văn vật.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 423770
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh nào?
- A. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.
- B. Các nước Âu - Mỹ đã hoàn thành cách mạng tư sản.
- C. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền.
- D. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 423772
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
- A. Nông dân mất đất, trở thành lao động tự do.
- B. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.
- C. Cải tiến và những tiến bộ kĩ thuật trong các công trường thủ công.
- D. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn độc quyền.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 423773
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian nào?
- A. Cuối thế kỉ XVII - đầu thế kỉ XVIII.
- B. Cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
- C. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- D. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 423775
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được khởi đầu tại quốc gia nào?
- A. Anh.
- B. Pháp.
- C. Đức.
- D. Mỹ.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 423776
Một trong những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là
- A. máy tính điện tử.
- B. Internet kết nối vạn vật.
- C. động cơ hơi nước.
- D. động cơ điện.