Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 427412
Trong quy định cơ bản về quyền công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước không thể hiện ở nội dung nào sau đây?
- A. Được cung cấp thông tin về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.
- B. Được sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
- C. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.
- D. Được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 427416
Ngân sách nhà nước do cơ quan nào quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước?
- A. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- B. Cơ quan địa phương.
- C. Chính phủ.
- D. Chủ tịch nước.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 427418
Mục đích chính của việc thu, chi ngân sách nhà nước là gì?
- A. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
- B. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của tổ chức.
- C. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp.
- D. Nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của cá nhân.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 427421
Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở nào?
- A. Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
- B. Luật Ngân sách nhà nước.
- C. Luật Bồi thường nhà nước.
- D. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 427423
Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
- A. Quyền sử dụng.
- B. Quyền quyết định.
- C. Quyền sở hữu và quyết định.
- D. Quyền sở hữu.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 427424
Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được gọi là gì?
- A. Kinh phí dự trù.
- B. Ngân sách nhà nước.
- C. Thuế.
- D. Kinh phí phát sinh.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 427426
Đâu không phải là nội dung về vai trò của ngân sách nhà nước?
- A. Công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.
- B. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
- C. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,... và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
- D. Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 427429
Nội dung nào dưới đây không đúng quy định quyền hạn, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến ngân sách nhà nước?
- A. Nộp đầy đủ các khoản thuế phải nộp.
- B. Nộp đúng hạn thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- C. Chỉ nộp đầy các khoản thuế khi được yêu cầu hoặc bằng hình thức cưỡng chế của pháp luật.
- D. Nộp đầy đủ các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 427432
Loại thuế nào sau đây không phải thuế trực thu?
- A. Thuế xuất khẩu.
- B. Thuế thu nhập cá nhân.
- C. Thuế nhập khẩu.
- D. Thuế giá trị gia tăng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 427434
Công dân có nghĩa vụ gì trong việc thực hiện pháp luật về thuế?
- A. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật thuế.
- B. Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế.
- C. Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 427435
Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của thuế?
- A. Thuế là công cụ để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả.
- B. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
- C. Thuế là công cụ quan trọng để Nhà nước điều tiết thị trường.
- D. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 427439
Thuế trực thu là gì?
- A. Thuế tính trên giá trị của hàng hoá trên thị trường.
- B. Thuế gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.
- C. Thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế.
- D. Thuế điều tiết trực tiếp vào giá cả của hàng hoá trên thị trường.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 427441
Thuế gián thu là gì?
- A. Thuế thu được từ người có thu nhập cao.
- B. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ.
- C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
- D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 427444
Theo quy định của các luật thuế, thuế được sử dụng nhằm sử dụng cho đối tượng nào?
- A. Công cộng.
- B. Nhà nước.
- C. Cá nhân.
- D. Tổ chức.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 427446
Dựa vào tính chất điều tiết của thuế, hệ thống thuế được phân chia thành mấy loại chính?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 427447
Vì sao Nhà nước phải thu thuế?
- A. Thuế là công cụ rất quan trọng để chính quyền can thiệp vào sự hoạt động của nền kinh tế.
- B. Chính quyền cung ứng các hàng hóa công cộng cho công dân, nên công dân phải có nghĩa vụ ủng hộ tài chính cho chính quyền.
- C. Chính quyền cần khoản chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 427450
Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của thuế?
- A. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.
- B. Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
- C. Thuế là công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 427453
Vì sao nhà nước phải thu thuế gián thu?
- A. Đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
- B. Dễ quản lí vì người sản xuất, kinh doanh không phải là người thực tế chịu thuế.
- C. Hạn chế được động cơ trốn thuế.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 427457
Mục đích tham gia hợp tác xã của các thành viên là gì?
- A. Tìm kiếm việc làm.
- B. Vì lợi ích nhu cầu chung.
- C. Phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 427461
Mô hình kinh tế hợp tác xã có đặc điểm gì?
- A. Thể hiện sự hợp tác, tương trợ với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- B. Thể hiện tính kinh tế.
- C. Mang tính xã hội.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 427464
Căn cứ vào quy mô có thể phân chia doanh nghiệp thành mấy loại chính?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 427468
Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?
- A. Được nhận nhiều ưu đãi, chính sách hỗ trợ từ nhà nước.
- B. Vốn đầu tư nhiều do hợp tác xã có nhiều thành viên.
- C. Hạn chế được rủi ro khi tham gia sản xuất, kinh doanh.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 427471
Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm pháp lí của doanh nghiệp?
- A. Có tên riêng.
- B. Có tài sản.
- C. Có trụ sở giao dịch.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 427473
Sản xuất kinh doanh có vai trò gì sau đây?
- A. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
- B. Tạo ra thu nhập cho chủ thể sản xuất kinh doanh.
- C. Giải quyết việc làm cho người lao động và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 427474
Quá trình sử dụng lao động, vốn, kĩ thuật,... để tạo ra hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho thị trường và thu được lợi nhuận được gọi là gì?
- A. Sản xuất tiêu dùng.
- B. Sản xuất kinh doanh.
- C. Sản xuất công nghiệp.
- D. Sản xuất thủ công.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 427476
Nền kinh tế nước ta có mấy mô hình sản xuất kinh doanh chính?
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 427478
Hình thức sản xuất kinh doanh với các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để sản xuất kinh doanh được gọi là gì?
- A. Mô hình kinh tế hộ gia đình.
- B. Mô hình kinh tế hợp tác xã.
- C. Mô hình kinh tế doanh nghiệp.
- D. Mô hình kinh tế khác.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 427480
Nội dung nào sau đây thể hiện đặc điểm của mô hình kinh tế hộ gia đình?
- A. Lĩnh vực hoạt động: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ.
- B. Quy mô sản xuất kinh doanh thường nhỏ.
- C. Chủ yếu sử dụng kinh nghiệm, công nghệ và sức lao động truyền thống.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 427484
Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tín dụng?
- A. Tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.
- B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- C. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- D. Hạn chế bớt tiêu dùng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 427489
Hoạt động tín dụng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
- A. Tin tưởng.
- B. Hoàn trả cả vốn và lãi suất.
- C. Hoàn trả có kì hạn.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 427490
Năm nay, D vừa thi đỗ đại học nhưng mẹ băn khoăn không biết có nên cho D đi học không vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, không đủ tiền đóng học phí. Bác K hàng xóm biết chuyện, khuyên gia đỉnh D nên vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội, nhưng mẹ D sợ không trả được Nếu là D, em sẽ làm gì?
- A. Khuyên mẹ nên đến ngân vay tiền.
- B. Khuyên mẹ nên cho mình nghỉ học đi làm phụ gia đình.
- C. Khuyên mẹ không nên đến ngân vay tiền.
- D. Khuyên mẹ không vay tiền ở một tổ chức khác.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 427494
Chính sách trợ vốn ngân hàng của Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có ý nghĩa gì?
- A. Giúp nhiều em có hoàn cảnh khó khăn thực hiện được ước mơ đến trường.
- B. Có thêm cơ hội tim được việc làm.
- C. Có thu nhập để thực hiện nghĩa vụ hoàn trả vốn vay cho ngân hàng.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 427498
Tín dụng có vai trò gì sau đây?
- A. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.
- B. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội quan trọng của Nhà nước.
- C. Huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 427502
Đặc điểm của tín dụng là gì?
- A. Người cho vay chỉ nhượng quyền sử dụng vốn cho người vay trong một khoảng thời gian nhất định.
- B. Có sự thỏa thuận giữa người vay và người cho vay về thời hạn cho vay theo quy định của pháp luật.
- C. Có sự thỏa thuận giữa người vay và người cho vay về lãi suất phải trả theo quy định của pháp luật.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 427505
Trong quá trình cho vay có sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và chi phí sử dụng dịch vụ tín dụng được gọi là gì?
- A. Tiền lãi.
- B. Tiền gốc.
- C. Tiền dịch vụ.
- D. Tiền phát sinh.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 427522
Ý nào dưới đây thể hiện bản chất của quan hệ tín dụng?
- A. Là quan hệ vay mượn có lãi hoặc không có lãi.
- B. Nhường quyền sở hữu một lượng tiền cho người khác.
- C. Quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người vay trong một thời gian nhất định có hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
- D. Cho người khác sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi để được hưởng tiền lãi.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 427523
Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng?
- A. Nhượng quyền sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định.
- B. Mức lãi suất cho vay được thỏa thuận giữa người cho vay và người vay.
- C. Dựa trên sự tin tưởng.
- D. Khi đến hạn người vay trả đủ tiền lãi sẽ được kéo dài thêm thời hạn cho vay.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 427526
Tín dụng nhà nước phản ánh quan hệ giữa những chủ thể nào?
- A. Nhà nước với các chủ thể kinh tế.
- B. Nhà nước với các nhà nước khác.
- C. Nhà nước với các tổ chức nước ngoài.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 427529
Tín dụng nhà nước có đặc điểm gì?
- A. Được Nhà nước đảm bảo khả năng thanh toán.
- B. Hoạt động tín dụng nhà nước không vì mục tiêu lợi nhuận.
- C. Đối tượng và lãi suất cho vay tín dụng nhà nước là ưu đãi do Nhà nước quy định.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 427530
Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng ngân hàng?
- A. Có tính rủi ro.
- B. Có tính thời hạn.
- C. Phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện.
- D. Cấp vốn cho bất kì ai có nhu cầu.