Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 315755
Điện năng đo được bằng dụng cụ nào?
- A. Ampe kế
- B. Công tơ điện
- C. Vôn kế
- D. Đồng hồ đo điện đa năng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 315757
Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của cường độ dòng điện?
- A. A
- B. mA
- C. kA
- D. cả 3 đáp án trên
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 315759
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng gì?
- A. Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ
- B. Một đường cong đi qua gốc tọa độ
- C. Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ
- D. Một đường cong không đi qua gốc tọa độ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 315761
Đặt một hiệu điện thế (U = 12V ) vào hai đầu một điện trở. Cường độ dòng điện là (2A ). Nếu giảm hiệu điện thế đi 2 lần thì cường độ dòng điện là bao nhiêu?
- A. 3A
- B. 1A
- C. 0,5A
- D. 0,25A
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 315762
Biểu thức nào xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc nối tiếp?
- A. \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
- B. \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)
- C. \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)
- D. \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 315763
Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?
- A. \({R_{AB}} = {R_1} + {R_2}\)
- B. \({I_{AB}} = {I_1} = {I_2}\)
- C. \(\frac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \frac{{{R_2}}}{{{R_1}}}\)
- D. \({U_{AB}} = {U_1} + {U_2}\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 315764
Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở R2 thì tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = 4\). Vậy tỉ số \(\frac{{{l_2}}}{{{l_1}}}\) là bao nhiêu?
- A. 4
- B. 2
- C. 0,5
- D. 0,25
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 315769
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện như thế nào?
- A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không thay đổi
- B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm tỉ lệ với hiệu điện thế
- C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có lúc tăng, lúc giảm
- D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 315773
Bóng đèn có điện trở 8Ω và cường độ dòng điện định mức là 2A. Tính công suất định mức của bóng đèn?
- A. 32W
- B. 16W
- C. 4W
- D. 0,5W
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 315778
Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở
- B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở
- C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ
- D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 315780
Biểu thức nào xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?
- A. \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
- B. \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)
- C. \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)
- D. \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 315783
Lập luận nào sau đây là đúng về điện trở của dây dẫn?
- A. tăng lên gấp bốn khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
- B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi.
- C. giảm đi bốn lần khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn.
- D. tăng lên gấp bốn khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 315784
Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây?
- A. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
- B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng
- C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng
- D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 315786
Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết:
- A. Thời gian sử dụng điện của gia đình.
- B. Công suất điện mà gia đình sử dụng.
- C. Điện năng mà gia đình sử dụng.
- D. Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 315789
Biểu thức đúng của định luật Ohm là gì?
- A. \(I = \frac{R}{U}\)
- B. \(I = \frac{U}{R}\)
- C. \(U = \frac{I}{R}\)
- D. \(U = \frac{R}{I}\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 315791
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
- A. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế
- B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế
- C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế
- D. Giảm khi hiệu điện thế tăng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 315793
Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?
- A. Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch
- B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch
- C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch
- D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 315795
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
- A. U = U1 = U2
- B. U = U1 + U2
- C. U ≠ U1 = U2
- D. U1 ≠ U2
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 315798
Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài 2m có điện trở R1, dây kia dài 6m có điện trở R2. Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\) = ?
- A. 1/2
- B. 3
- C. 1/3
- D. 2
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 315799
Điện năng là gì?
- A. Năng lượng điện trở
- B. Năng lượng điện thế
- C. Năng lượng dòng điện
- D. Năng lượng hiệu điện thế
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 315802
Biến trở là một thiết bị có thể điều chỉnh yếu tố nào?
- A. chiều dòng điện trong mạch
- B. cường độ dòng điện trong mạch
- C. đường kính dây dẫn của biến trở
- D. tiết diện dây dẫn của biến trở
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 315808
Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:
- A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây
- B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây
- C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
- D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 315811
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi I, I1, I2 lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
- A. I = I1 = I2
- B. I = I1 + I2
- C. I ≠ I2 = I2
- D. I1 ≠ I2
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 315813
Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?
- A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ
- B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch
- C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch
- D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 315816
Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 125mA. Mỗi đoạn dây dài 1m của cuộn dây có điện trở bằng bao nhiêu?
- A. 240Ω
- B. 20Ω
- C. 2Ω
- D. 200Ω
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 315818
Câu phát biểu dưới đây phát biểu nào là đúng khi nói về mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chay qua 1 dây dẫn với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Cường độ dòng điện chạy qua 1 dây dẫn:
- A. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó
- B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó
- C. có độ lớn bằng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó
- D. luôn bằng 1 nửa hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 315821
Có 2 điện trở R1 và R2 (với R1 = R2 =r). Gọi Rnt và Rss lần lượt là điện trở tương đương của chúng khi được mắc nối tiếp và mắc song song. Kết quả nào sau đây là đúng:
- A. Rnt = 2.Rss
- B. Rnt =4. Rss
- C. Rss =2 Rnt
- D. Rss =4 Rnt
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 315824
Hai dây nhôm cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5Ω và 6 Ω dây thử 1 dài 15m. Chiều dài của dây thứ 2 là bao nhiêu?
- A. 16m
- B. 17m
- C. 18m
- D. 20m
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 315828
Công thức nào biểu diễn sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn (l), tiết diện dây dẫn(S), điện trở suất vật liệu làm dây(ρρ) là đúng?
- A. \({R = \rho \frac{S}{l}}\)
- B. \({R = \rho \frac{l}{S}}\)
- C. \({R = S\frac{{{\rho ^2}}}{l}}\)
- D. \({R = \rho \frac{{{S^2}}}{l}}\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 315831
Một đoạn mạch gồm 2 điện trở R1=10Ω và R2 =20 Ω mắc nối tiếp với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện chạy qua mạch là bao nhiêu?
- A. I = 0,2A
- B. I = 0,3A
- C. I = 0,4A
- D. I = 0,6A
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 315834
Một bóng đèn có ghi 12V-6W mắc vào nguần điện 12V. Điện trở của bóng đèn là là bao nhiêu?
- A. 12Ω
- B. 36Ω
- C. 48Ω
- D. 24Ω
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 315842
Cho mạch điện như hình vẽ:
R1=R2=2R3 vôn kế V chỉ 12 V, A chỉ 2A
Hiệu điện thế hai đầu mạch là:
- A. U=15V
- B. U=18V
- C. U=20V
- D. U=24V
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 315843
Bóng đèn bị đứt dây tóc cần phải thay bóng đèn khác. Biện pháp nào sau đây đảm bảo an toàn điện?
- A. Nếu đèn dùng phích cắm thì phải rút phích cắm trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng khác
- B. Nếu đèn không dùng phích cắm thì phải ngắt công tắc, tháo cầu trì trước khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng khác
- C. Đảm bảo cách điện giữa người và nền nhà (đứng trên ghế nhựa hay bàn gỗ) trong khi tháo bóng đèn hỏng và lắp bóng đèn khác
- D. Các phương án A,B,C đều đảm bảo an toàn điện
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 315844
Nếu đồng thời tăng điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn lên 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ tăng lên như thế nào?
- A. 4 lần
- B. 8 lần
- C. 12 lần
- D. 16 lần
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 315845
Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị hãy cho biết thông tin nào dưới đây là sai?
- A. khi hiệu điện thế U = 30V thì cường độ dòng điện là 1,5A
- B. khi hiệu điện thế U = 60V thì cường độ dòng điện là 3A
- C. khi hiệu điện thế U = 15V thì cường độ dòng điện là 1A
- D. giá trị của hiệu điện thế luôn gấp 20 lần giá trị của cường độ dòng điện
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 315846
Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài dây giảm đi 1 nửa? Biết rằng hiệu điện thế không đổi?
- A. tăng lên gấp đôi
- B. không thay đổi
- C. giảm đi một nửa
- D. giảm đi còn 1/4
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 315847
Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, biết tiết diện 0,3mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. Biết điện trở suất của nicrom p = 1,1.10-6Ωm. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là:
- A. I = 2A
- B. I = 4A
- C. I = 6A
- D. I = 8A
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 315848
Một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài, cùng tiết diện. So sánh điện trở của hai dây dẫn?
- A. Rđồng = Rnhôm
- B. Rđồng > Rnhôm
- C. Rđồng < Rnhôm
- D. Rđồng =2 Rnhôm
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 315849
Công suất điện cho biết điều gì?
- A. khả năng thực hiện công của dòng điện
- B. năng lượng của dòng điện
- C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian
- D. mức độ mạnh, yếu của dòng điện
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 315850
Hai bóng đèn có điện trở 6Ω, 24Ω mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện không đổi 12V. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn lần lượt là:
- A. 5,4V và 6,6V
- B. 4,8 và 7,2V
- C. 3,6V và 8,4V
- D. 2,4V và 9,6V