Câu hỏi (16 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 118104
Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng và viết chữ cái trước phương án đó vào bài làm của em.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 118109
Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
-
A.
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.
-
B.
Người nói nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp.
-
C.
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn.
-
D.
Người nói muốn gây một sự chú ý để gười nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
-
A.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 118111
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai:
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.”
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không?
-
A.
Có
-
B.
Không
-
C.
Cả A, B đều đúng.
- D. Cả A, B đều sai.
-
A.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 118112
Nói “một chữ có thể diễn tả rất nhiều ý” là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng.
-
A.
Hiện tượng nhiều nghĩa của từ.
-
B.
Hiện tượng đồng nghĩa của từ.
-
C.
Hiện tượng đồng âm của từ
-
D.
Hiện tượng trái nghĩa của từ.
-
A.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 118113
Từ nào trong những từ sau không phải là từ Hán Việt
-
A.
Thanh minh
-
B.
Giai nhân
-
C.
Tố nga
-
D.
Dập dìu
-
A.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 118114
Phép tu từ từ vựng nói giảm, nói tránh có liên quan trực tiếp đến phương châm hội thoại nào?
-
A.
Phương châm về lượng
-
B.
Phương châm về chất
-
C.
Phương châm quan hệ
-
D.
Phương châm lịch sự.
-
A.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 118115
Cụm từ “tấm son” trong câu thơ “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” (Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du) tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
-
A.
Hoán dụ
-
B.
Nhân hóa
-
C.
Ẩn dụ
-
D.
So sánh.
-
A.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 118116
Các thuật ngữ trọng lực, chuyển động đều, lực đẩy, thuộc lĩnh vự khoa học nào?
-
A.
Vật lí
-
B.
Toán học
-
C.
Văn học
-
D.
Sinh học
-
A.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 118117
Trong các câu sau câu nào sai về lỗi dùng từ.
-
A.
Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần!
-
B.
Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ nôm của Nguyễn Du.
-
C.
Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
-
D.
Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự.
-
A.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 118118
Phần 2: Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
( Theo Tuốc-ghê-nhép)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 118119
Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là gì?
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 118120
Tìm một câu văn có yếu tố miêu tả trong văn bản?
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 118121
Hãy cho biết người ăn xin và cậu bé trong câu chuyện đã nhận được của nhau cái gì? Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 118122
Bài học rút ra từ văn bản trên là gì?
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 118123
Phần 3: Tập làm văn (5,0 điểm)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 118124
Kể lại một giấc mơ, trong đó em được gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.