Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 414462
Chữ viết đầu tiên của loài người là gì?
- A. Chữ tượng hình.
- B. Chữ tượng ý.
- C. Chữ giáp cốt.
- D. Chữ triện.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 414463
Loài người được xem là kết quả của quá trình tiến hóa từ đâu?
- A. Người tối cổ.
- B. Vượn.
- C. Vượn người.
- D. Người tinh khôn.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 414465
Vật liệu chủ yếu người nguyên thủy sử dụng để làm công cụ lao động là gì?
- A. Vỏ ốc.
- B. Đồ gốm.
- C. Đá, kim loại.
- D. Gỗ, xương, sừng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 414467
Hiện nay trên thế giới sử dụng một thứ lịch chung nào?
- A. Dương lịch và âm lịch.
- B. Dương lịch.
- C. Âm lịch.
- D. Công lịch.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 414468
Những tấm bia nghi tên người đỗ tiến Sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) thuộc loại tư liệu nào?
- A. Tư liệu chữ viết
- B. Tư liệu truyền miệng
- C. Tư liệu hiện vật
- D. Cả tư liệu hiện vật và chữ viết
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 414470
Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?
- A. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc, bộ lạc.
- B. Bầy người nguyên thuỷ, Người tinh khôn.
- C. Bầy người nguyên thuỷ, Người tối cổ.
- D. Bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 414471
Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của người Ai Cập cổ đại là gì?
- A. Vườn treo Ba-bi-lon.
- B. Đền thờ các vị thần.
- C. Các kim tự tháp.
- D. Các khu phố cổ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 414476
Lao động đã ______?
- A. Tạo ra thức ăn cho người nguyên thủy
- B. Giúp người nguyên thủy tiến hóa nhanh về hình dáng
- C. Giúp đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú hơn
- D. Làm cho loài Vượn người tiến hóa dần thành người tối cổ, người tinh khôn đồng thời nó thúc đẩy xã hội loài người phát triển tiến bộ hơn.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 414481
Đâu là khái niệm đúng về tư liệu chữ viết?
- A. Tư liệu chữ viết là những câu truyện truyền thuyết
- B. Tư liệu chữ viết là những bản ghi; sách được in, khắc bằng chữ viết, vở chép tay…
- C. Tư liệu chữ viết là những hình vẽ trên vách đá.
- D. Tư liệu chữ viết là những câu truyện cổ tích.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 414483
Răng hóa thạch của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt Nam?
- A. Lạng Sơn
- B. Bình Dương
- C. Điện Biên
- D. Đà Nẵng
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 414485
Ý nào sau đây không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc?
- A. Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau tạo thành.
- B. Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi.
- C. Có quan hệ gắn bó với nhau.
- D. Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 414486
Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua mấy giai đoạn?
- A. 2 giai đoạn
- B. 3 giai đoạn
- C. 4 giai đoạn
- D. 5 giai đoạn
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 414489
Dấu tích của người tối cổ được tìm thấy trên đất nước Việt Nam chủ yếu là gì?
- A. Răng hóa thạch
- B. Công cụ đá
- C. Rìu đá
- D. Các đáp án trên đều đúng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 414491
Người nguyên thủy thường sống ở đâu?
- A. Trong các mái đá
- B. Trong hang động
- C. Trong các túp lều
- D. Các đáp án trên đều đúng
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 414494
Tết Trung Thu ở Việt Nam được tính theo hệ lịch nào?
- A. Dương lịch
- B. Âm lịch
- C. Công lịch
- D. Các đáp án trên đều đúng
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 414495
Lý do chính khiến người nguyên thuỷ phải hợp tác lao động với nhau là gì?
- A. quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
- B. yêu cầu công việc và trình độ lao động.
- C. đời sống còn thấp kém nên phải hợp tác với nhau để kiếm sống.
- D. tất cả mọi người được hưởng thụ bằng nhau.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 414498
Những bức hình khắc trên vách hang của người nguyên thủy cho biết điều gì?
- A. Người nguyên thủy vẽ rất đẹp
- B. Người nguyên thủy đã có ý thức về nghệ thuật, cái đẹp
- C. Người nguyên thủy không biết vẽ
- D. Các đáp án trên đều đúng
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 414500
Người xưa làm ra Âm lịch bằng cách nào?
- A. dựa vào chu kì quay của trái đất xung quanh mặt trăng.
- B. dựa vào chu kì quay của mặt trăng xung quanh trái đất.
- C. dựa vào chu kì quay của trái đất xung quanh mặt trời.
- D. dựa vào chu kì quay của mặt trời xung quanh trái đất.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 414502
Để biết và phục dựng lại lịch sử người ta không dựa vào nội dung nào sau đây?
- A. chữ viết
- B. tư liệu hiện vật
- C. tư liệu truyền miệng
- D. tranh ảnh minh họa
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 414503
Học lịch sử giúp em hiểu biết kiến thức gì?
- A. biết thêm nhiều truyện hay về lịch sử dân tộc.
- B. hiểu được cội nguồn dân tộc và xã hội loài người.
- C. biết ơn và kính trọng các thế hệ đi trước đã dựng xây và bảo vệ đất nước.
- D. biết được nhiều anh hùng đã có công với nước trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 414507
Trên Trái Đất, nước ta nằm ở đâu?
- A. nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.
- B. nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
- C. nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.
- D. nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 414511
Thông thường trên bản đồ, để thể hiện ranh giới giữa các quốc gia, người ta dùng loại kí hiệu nào?
- A. kí hiệu điểm.
- B. kí hiệu diện tích.
- C. kí hiệu đường.
- D. kí hiệu hình học.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 414514
Ý nào dưới đây không đúng theo quy ước phương hướng trên bản đồ?
- A. Đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc.
- B. Đầu phía dưới kinh tuyến chỉ hướng nam.
- C. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông.
- D. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng tây.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 414520
Trục Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng __________.
- A. Cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
- B. Xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
- C. Xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm không cố định.
- D. Cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định ở hai cực.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 414532
Các kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến gì?
- A. Bắc.
- B. Nam.
- C. Đông.
- D. Tây.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 414534
Theo em, vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là gì?
- A. xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ.
- B. thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- C. thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- D. xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 414536
Kinh tuyến là đường nối dài trong phạm vi nào?
- A. Kinh tuyến là nửa đường thẳng nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- B. Kinh tuyến là một đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- C. Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- D. Đáp án khác
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 414539
Việt Nam nằm ở phía nào của châu Á?
- A. Tây Nam.
- B. Đông Nam.
- C. Tây Bắc.
- D. Đông Bắc.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 414541
Theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?
- A. Đông
- B. Bắc
- C. Tây
- D. Nam
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 414543
Theo em kí hiệu diện tích dùng để thể hiện yếu tố nào sau đây?
- A. Ranh giới của một tỉnh
- B. Lãnh thổ của một nước
- C. Các sân bay, bến cảng
- D. Các mỏ khoáng sản
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 414544
Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người dùng thấy được đặc điểm nào sau đây?
- A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.
- B. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.
- C. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.
- D. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 414549
Độ dày trên 3.000km và nhiệt độ khoảng 5.000°C là đặc điểm của nội dung nào sau đây?
- A. Vỏ Trái Đất
- B. Nhân Trái Đất
- C. Lõi Trái Đất
- D. Vỏ thỏ nhưỡng
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 414550
Núi già không có đặc điểm nào?
- A. đỉnh tròn
- B. thung lũng rộng
- C. sườn thoải
- D. đỉnh nhọn
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 414551
Khi vẽ bản đồ, chúng ta không cần phải làm việc gì sau đây?
- A. Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí.
- B. Xây dựng bản đồ phụ trước khi ra thực địa.
- C. Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.
- D. Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 414553
Kinh tuyến mang số độ bằng 0° là kinh tuyến gì?
- A. Kinh tuyến
- B. Kinh tuyến gốc
- C. Vĩ tuyến
- D. Chí tuyến Bắc - Nam
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 414555
Để thể hiện sân bay người ta dùng kí hiệu gì?
- A. đường
- B. diện tích
- C. khoanh vùng
- D. điểm
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 414557
Đường nối những điểm có cùng một độ cao thì được gọi là gì?
- A. đường đồng mức
- B. đường cùng độ cao
- C. đường hạ mức
- D. đường cao tương đối
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 414560
Vì sao chúng ta phải xem bảng chú giải trước tiên khi sử dụng bản đồ?
- A. Hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ
- B. Giúp tìm kiếm địa điểm, địa danh, … sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- C. Hệ thống các kí hiệu bản đồ rất đa dạng nên khi đọc bản đồ, trước hết cần đọc bảng chú giải
- D. Tất cả các ý trên đều đúng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 414563
Lược đồ trí nhớ đường đi có đặc điểm gì?
- A. Có điểm đầu, điểm cuối, quãng đường đi và khoảng cách giữa hai điểm.
- B. Có điểm xuất phát, hướng di chuyển chính và khoảng cách hai điểm đi.
- C. Có hướng di chuyển, thời gian di chuyển và điểm xuất phát, điểm kết thúc.
- D. Có điểm đầu, điểm cuối, hướng đi chính và khoảng cách giữa hai điểm.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 414565
Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất mang đến cho chúng ta lợi ích như thế nào?
- A. sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.
- B. sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.
- C. thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.
- D. thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.