Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 413609
Cuối thế kỉ XVII, quan hệ sản xuất TBCN phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào?
- A. Sự xuất hiện của các đồn điền, trang trại.
- B. Sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp.
- C. Sự phát triển của các công trường thủ công và ngoại thương.
- D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 413610
Trước cách mạng tư sản (thế kỉ XVII), mâu thuẫn mới nảy sinh ở Anh là mâu thuẫn giữa
- A. nông dân, thợ thủ công với quý tộc địa chủ.
- B. quý tộc mới, giai cấp tư sản với chế độ quân chủ.
- C. Nông dân, công nhân với quý tộc mới.
- D. Tư sản, nông dân với quý tộc địa chủ.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 413611
Một số địa chủ phong kiến ở Anh chuyển sang kinh doanh theo lối TBCN, trở thành tầng lớp nào?
- A. Tư bản công nghiệp.
- B. Tư bản nông nghiệp.
- C. Địa chủ mới.
- D. Quý tộc mới.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 413612
Mục đích xâm chiếm các thuộc địa ở Bắc Mĩ của thực dân Anh là gì?
- A. Hành động “trả đũa” sau sự kiện “chè Bô-xtơn”.
- B. Mở rộng thêm diện tích lãnh thổ của vương quốc Anh.
- C. Truyền bá Anh giáo nhằm mở rộng số lượng giáo dân trong khu vực này.
- D. Biến Bắc Mĩ thành nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá của Anh.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 413613
Đặc điểm kinh tế của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong nửa đầu thế kỉ XVIII là
- A. kinh tế đồn điền phát triển mạnh mẽ ở cả hai miền Nam – Bắc.
- B. miền Nam phát triển kinh tế nông nghiệp, miền Bắc phát triển kinh tế thương nghiệp.
- C. miền Nam phát triển kinh tế đồn điền, miền Bắc phát triển kinh tế công thương nghiệp.
- D. miền Nam và miền Bắc đều phát triển kinh tế đồn điền và công thương nghiệp.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 413614
Nguyên nhân chính dẫn đến sự thành công của cuộc Cách mạng tư sản Anh là do
- A. được quần chúng ủng hộ và tham gia đấu tranh.
- B. có sự hỗ trợ của tầng lớp quý tộc mới.
- C. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Anh.
- D. sự liên minh giữa tư sản và quý tộc mới.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 413615
Vào thế kỉ XVIII, ở Pháp mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa
- A. phong kiến, nhà thờ với các tầng lớp nhân dân trong đẳng cấp thứ ba.
- B. nông dân với quý tộc phong kiến.
- C. đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ.
- D. công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 413616
Trong các biện pháp của phái Gia-cô-banh, biện pháp nào mang lại quyền lợi thiết thực nhất cho người nông dân?
- A. Quy định giá bán tối đa các mặt hàng thiết yếu.
- B. Giải quyết các vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- C. Thực hiện chính sách trưng thu lúa mì.
- D. Quy định mức lương tối đa cho công nhân.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 413617
Điểm tiến bộ trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp là gì?
- A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
- B. Bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
- C. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
- D. Bảo vệ quyền lợi cho các tầng lớp trên giàu có.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 413618
Chính sách tiến bộ nhất của phái Lập hiến trong cách mạng tư sản Pháp là
- A. tuyên bố xoá bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
- B. thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền.
- C. ban hành chế độ phổ thông đầu phiếu.
- D. thông qua Hiếp pháp mới, xác định chế độ quân chủ lập hiến cho nước Pháp.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 413620
Yếu tố cơ bản thúc đẩy nước Anh đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp là
- A. Anh muốn trở thành công xưởng của thế giới.
- B. cần ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất.
- C. máy móc sử dụng trong sản xuất trước đây đã lạc hậu.
- D. yêu cầu, đòi hỏi cải tiến kĩ thuật (trong ngành dệt).
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 413621
Nội dung quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp ở Anh là gì?
- A. Chuyển nền sản xuất thủ công sang tự động hóa.
- B. Phát minh và sử dụng máy móc.
- C. Cải tiến kĩ thuật sản xuất trong nông nghiệp.
- D. Thực hiện công nghiệp hoá trong toàn bộ nền kinh tế.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 413622
Cách mạng công nghiệp ở Anh được bắt đầu từ trong công nghiệp nhẹ vì
- A. Anh chưa có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp nặng.
- B. đầu tư không nhiều, thu hồi vốn nhanh và kiếm được nhiều lãi.
- C. thị trường đang rất cần những sản phẩm từ công nghiệp nhẹ.
- D. các ngành công nghiệp nhẹ có thể phát triển ở các nước thuộc địa.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 413623
Hệ quả xã hội của cuộc cách mạng công nghiệp ở các nước châu Âu từ cuối thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX là gì?
- A. Giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
- B. Hình thành giai cấp tư sản và vô sản.
- C. Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản châu Âu.
- D. Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp và giao thông.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 413624
Ý nào không đúng khi giải thích lí do các nước tư bản phương Tây nhòm ngó vùng Đông Nam Á?
- A. Kinh tế phát triển.
- B. Đất rộng, người đông.
- C. Tài nguyên phong phú.
- D. Có vị trí chiến lược quan trọng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 413625
“Đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai giai cấp phân chia xã hội hiện nay” (SGK – Trang 33).
Câu trên nói về sự kiện nào?
- A. Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông ở Pháp (1831).
- B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din ở Đức (1844).
- C. Phong trào Hiến chương ở Anh (1836 – 1847).
- D. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri ở Pháp (1848).
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 413626
Tuyên ngôn nào dưới đây đã nhấn mạnh vai trò của giai cấp vô sản là lực lượng lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa?
- A. “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”.
- B. “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”.
- C. “Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kì”.
- D. “Tuyên ngôn Nhân quyền của cách mạng Pháp”.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 413627
Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức, Anh đều bị thất bại chủ yếu vì
- A. thế lực của giai cấp phong kiến ở các nước này rất mạnh.
- B. thiếu tổ chức lãnh đạo và chưa có đường lối đúng đắn.
- C. lực lượng tham gia đấu tranh còn ít.
- D. vũ khí, phương tiện đấu tranh còn thô sơ.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 413628
Giai cấp vô sản công nghiệp thế giới ra đời sớm nhất ở
- A. Pháp.
- B. Đức.
- C. Anh.
- D. Mĩ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 413629
Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tài lâu nhất?
- A. Khởi nghĩa công nhân dệt Li-ông ở Pháp.
- B. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din ở Đức.
- C. Phong trào Hiến chương ở Anh.
- D. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri ở Pháp.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 413630
Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871 mang tính chất của cuộc cách mạng vô sản vì
- A. đã lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
- B. do các thủ lĩnh nông dân lãnh đạo.
- C. đánh đuổi được quân xâm lược Phổ.
- D. đem lại quyền lợi cho quý tộc mới.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 413631
Cuộc chiến tranh Pháp – Phổ có kết cục như thế nào?
- A. Phổ thất bại, buộc phải kí hòa ước với những điều kiện thua thiệt.
- B. Pháp thua, toàn bộ quân chủ lực và Na-pô-lê-ông III phải đầu hàng.
- C. Pháp và Phổ không phân thắng bại, buộc phải kí hiệp định đình chiến.
- D. Pháp thắng, thôn tính được toàn bộ lãnh thổ Phổ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 413632
Giai cấp tư sản chống lại Công xã vì Công xã
- A. xoá hết mọi đặc quyền của giai cấp tư sản.
- B. tách nhà thời khỏi Nhà nước.
- C. thực sự là Nhà nước do dân và vì dân, đối lập với Nhà nước tư sản.
- D. ban bố các sắc lệnh phục vụ quyền tự do của nhân dân.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 413633
Ý nào dưới đây không đúng khi nói về những bài học mà Công xã Pa-ri để lại
- A. Thực hiện liên minh công – nông.
- B. Phải có sự đoàn kết đấu tranh tư sản và vô sản.
- C. Xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
- D. Phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 413634
Bài học lớn nhất được rút ra từ sự thất bại của Công xã Pa-ri là gì?
- A. Phải thành lập chính đảng vô sản để lãnh đạo đấu tranh.
- B. Thực hiện liên minh công nông.
- C. Đập tan bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nhà nước mới.
- D. Thực hiện nhiều những chính sách đáp ứng quyền lợi của quần chúng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 413635
Một trong những nguyên nhân khiến công nghiệp nước Pháp cuối thế kỉ XIX phát triển chậm lại là
- A. Pháp không có thuộc địa, thị trường tiêu thụ hàng hóa.
- B. ảnh hưởng từ thất bại sau chiến tranh Pháp – Phổ.
- C. hệ thống thuộc địa ngày càng thu hẹp, sức mua nhân dân giảm sút.
- D. hệ thống máy móc lạc hậu (do Pháp đi đầu trong cách mạng công nghiệp).
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 413636
Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Pháp từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
- A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động.
- B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
- C. đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư trực tiếp tại thuộc địa.
- D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 413637
Vì sao Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?
- A. Pháp tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
- B. Pháp đẩy mạnh xuất khẩu tư bản dưới hình thức đầu tư trực tiếp tại thuộc địa.
- C. Pháp thu được lợi nhuận từ việc xuất khẩu tư bản hình thức cho vay lãi.
- D. Pháp có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 413638
Sau Hiệp ước Véc-xai (1871), Đức có thêm điều kiện thuận lợi nào từ bên ngoài để xây dựng và mở rộng kinh doanh?
- A. Được các nước Anh, Pháp, Mĩ cho vay vốn.
- B. Chiếm được 5 tỉ Phơ-răng và hai vùng An-dát, Lo-ren của Pháp.
- C. Có thêm vùng nguyên liệu ở miền Tây Nam.
- D. Được Anh, Pháp nhượng bộ một số thuộc địa.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 413639
Tầng lớp nào nắm lấy quyền thống trị ở Đức trong những năm cuối thế kỉ XIX?
- A. Quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền.
- B. Công nhân và nông dân.
- C. Tư sản công nghiệp và tư bản tài chính.
- D. Tư sản độc quyền và tư sản công nghiệp.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 413640
Nguyên nhân cơ bản đưa đến sự ra đời của Quốc tế thứ hai là
- A. Quốc tế thứ nhất đã hoàn thành nhiệm vụ và giải tán.
- B. sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân các nước.
- C. sự ra đời của các tổ chức chính trị độc lập của công nhân mỗi nước.
- D. sự đàn áp của giai cấp tư sản đối với phong trào công nhân.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 413641
Chính đảng do Lê-nin thành lập cho giai cấp công nhân Nga vào đầu thế kỉ XX có gì mới?
- A. Là chính đảng của những người lao động Nga.
- B. Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp tư sản Nga.
- C. Kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
- D. Đấu tranh chống chế độ phong kiến Nga hoàng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 413642
Lãnh tụ tiêu biểu nhất trong phong trào công nhân Nga trong những năm đầu thế kỉ XX là
- A. I. Lê-nin.
- B. C. Mác.
- C. Ph. Ăng-ghen.
- D. I. Xta-lin.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 413643
Trong Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga, phái đa số theo Lênin được gọi là phái
- A. Bôn-sê-vích.
- B. Men-sê-vích.
- C. Mác-xít.
- D. Những người Nga tích cực.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 413644
Mục tiêu của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là
- A. lật đổ chính quyền Nga hoàng.
- B. lật đổ tư sản Nga giành chính quyền về tay Xô viết.
- C. lật đổ chế độ Nga hoàng, lật đổ chính quyền tư sản, thành lập chuyên chính vô sản.
- D. chống chiến tranh đế quốc.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 413645
Để chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, giai cấp tư sản cần phải làm gì?
- A. Củng cố quyền lực của tầng lớp quý tộc mới.
- B. Tiến hành cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
- C. Tiến hành cách mạng cải tiến kỹ thuật sản xuất.
- D. Quan tâm đến quyền lợi của giai cấp vô sản.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 413646
Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?
- A. Sử dụng phân hóa học, cơ giới hóa sản xuất.
- B. Áp dụng những tiến bộ công nghệ vào sản xuất.
- C. Sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
- D. Nghiên cứu để lai tạo các giống cây trồng mới.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 413647
Phát minh nào không phải là thành tựu khoa học – kĩ thuật ở cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX?
- A. Bản đồ gen người.
- B. Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- C. Máy hơi nước.
- D. Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 413648
Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là
-
A.
nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi...
- B. chế tạo được máy bay siêu âm.
- C. chế tạo thành công bom nguyên tử.
- D. phát minh ra hệ thống tên lửa đạn đạo.
-
A.
nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, chiến hạm, thủy lôi...
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 413649
Cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, trong lĩnh vực nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương thức canh tác, ngoại trừ việc
- A. sử dụng phân bón hóa học.
- B. cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
- C. sử dụng máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập,...
- D. điện khí hóa trong sản xuất nông nghiệp.