Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 413650
Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan được gọi là “phong trào phá tượng Thánh” vì họ
- A. phá toàn bộ các tượng thánh được dựng ở Nê-đéc-lan.
- B. phá tất cả các nhà thờ Thiên Chúa giáo.
- C. phá nhà thờ Thiên Chúa giáo, lùng bắt giám mục.
- D. đập phá những gia đình đi theo Thiên Chúa giáo.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 413651
Sự kiện nào chứng tỏ cuộc Cách mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao?
- A. Năm 1648, quân đội của Sác-lơ I bị Quốc hội đánh bại.
- B. Năm 1649, Sác-lơ I bị xử tử.
- C. Năm 1658, quý tộc mới và tư sản chủ trương lập lại chế độ quân chủ.
- D. Năm 1689, tư sản và quý tộc mới đưa Vin-hem O-ran-giơ lên ngôi vua.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 413652
Các Mác viết: “Thắng lợi của giai cấp tư sản có nghĩa là thắng lợi của chế độ xã hội mới, thắng lợi của chế độ tư hữu TBCN đối với chế độ phong kiến”. Đó là ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản nào?
- A. Cách mạng tư sản Hà Lan.
- B. Cách mạng tư sản Anh.
- C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ.
- D. Cách mạng tư sản Pháp.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 413653
Cách mạng tư sản Anh mang tính chất là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì
- A. chỉ đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.
- B. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- C. sau cách mạng Anh trở thành nước cộng hoà.
- D. ruộng đất được giao về tay nhân dân lao động.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 413654
Điểm hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là
- A. phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.
- B. phục vụ cho quyền lợi của quý tộc, địa chủ
- C. đem lại quyền lợi cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.
- D. chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 413655
Thái độ của phái Gi-rông-đanh trước sự tấn công của quân Anh và phong kiến châu Âu như thế nào?
- A. Tập hợp nhân dân để chống ngoại xâm.
- B. Tập hợp nhân dân chống ngoại xâm và nội phản.
- C. Ổn định đời sống cho nhân dân, củng cố nhà nước.
- D. Không lo tổ chức chống ngoại xâm, nội phản mà chỉ lo củng cố quyền lực.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 413656
Cách mạng Pháp năm 1789 là một cuộc cách mạng
- A. vô sản.
- B. tư sản.
- C. dân chủ nhân dân.
- D. giải phóng dân tộc.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 413657
Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì
- A. lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất, đưa tư sản lên cầm quyền.
- B. đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie.
- C. thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
- D. thiết lập được nền công hoà tư sản tiêu biểu nhất ở các nước châu Âu.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 413658
Vì sao ngày 27/7/1794, tư sản phản cách mạng lại tiến hành cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh?
- A. Do phái Gia-cô-banh không chú trọng đấu tranh chống ngoại xâm.
- B. Do tư sản phản cách mạng muốn giành và bảo vệ quyền lợi của mình.
- C. Để ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển.
- D. Do phái Gia-cô-banh không còn được quần chúng nhân dân ủng hộ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 413659
Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- A. Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở ra thời kì cận đại.
- B. Thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- C. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ.
- D. Mở ra thời đại thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 413660
Máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải ở Anh đầu thế kỉ XIX vì
- A. Đường sắt đầu tiên được xây dựng ở Anh.
- B. Nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá.
- C. Anh là nước khởi đầu cách mạng công nghiệp.
- D. Anh tiến hành công nghiệp hoá quá trình sản xuất.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 413661
Vì sao nói cuộc đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Đức và cuộc cải cách nông nô ở Nga đều là những cuộc cách mạng tư sản?
- A. Tạo điều kiện cho cách mạng công nghiệp phát triển ở các nước này.
- B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- C. Cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo.
- D. Động lực chính của cách mạng là quần chúng nhân dân.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 413662
Nguyên nhân nào không đúng khi giải thích lí do các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa?
- A. Nhu cầu về nguồn tài nguyên và nhân công ngày càng tăng.
- B. Muốn đưa các thành tựu khoa học – kĩ thuật tới các nước.
- C. Sự phát triển mạnh của cách mạng công nghiệp.
- D. Muốn mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm thừa ở trong nước.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 413663
Mặc dù cách mạng công nghiệp ở Pháp bắt đầu muộn (từ những năm 1830) nhưng lại phát triển nhanh vì
- A. được tiếp thu những thành tựu kĩ thuật của Anh.
- B. phát minh ra nhiều robot tự động.
- C. Chính sách hiệu quả của nhà nước Pháp.
- D. Pháp có nền sản xuất tương đối phát triển.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 413664
Sau khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, vì
- A. Anh là nước đi đầu trong cách mạng công nghiệp.
- B. cách mạng công nghiệp đã làm cho nước Anh có của cải dồi dào.
- C. Anh đã sản xuất ra được nhiều các loại máy móc.
- D. từ một nước nông nghiệp, Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 413665
Giai cấp tư sản chủ yếu xuất thân từ
- A. chủ nhà máy, nông dân, trí thức giàu có.
- B. chủ đồn diền, nhà máy, xí nghiệp.
- C. chủ công xưởng, chủ đồn điền, công nhân giàu có.
- D. chủ công xưởng, nhà máy, chủ đồn điền, quý tộc.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 413666
Nội dung nào không phản ánh đúng tình cảnh của công nhân châu Âu cuối thế kỉ XVII – đầu thế kỉ XIX?
- A. Lao động vất vả bằng thủ công, điều kiện sống và làm việc tồi tệ.
- B. Phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày với đồng lương rất thấp.
- C. Phụ nữ và trẻ em cũng phải lao động nặng nhọc, nhưng lương thấp hơn đàn ông.
- D. Phải lao động vất vả trong điều kiện ăn ở tồi tàn nhưng chỉ nhận đồng lương chết đói.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 413667
Nét nổi bật nhất của phong trào công nhân đầu thế kỉ XIX là
- A. giai cấp công nhân nhiều nước đã đứng lên đấu tranh quyết liệt.
- B. giai cấp công nhân đã trưởng thành, nhận thức rõ vai trò của đoàn kết quốc tế.
- C. đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của tổ chức Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba).
- D. Quốc tế thứ hai ra đời thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển mạnh hơn.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 413668
Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là
- A. đấu tranh chống lại chế độ phong kiến bất công, xây dựng xã hội bình đẳng.
- B. mong ước xây dựng một xã hội mới, đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản.
- C. chỉ rõ vai trò và sứ mệnh của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản.
- D. chỉ rõ sự thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân dưới chế độ phong kiến.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 413669
Câu kết thức Tuyên ngôn: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” có ý nghĩa gì?
- A. Khẳng định vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản.
- B. Chỉ ra bản chất bóc lột của chế độ tư bản chủ nghĩa.
- C. Nêu lên quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
- D. Kêu gọi giai cấp vô sản các nước đoàn kết lại chống chủ nghĩa đế quốc.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 413670
Sai lầm của Ủy ban trung ương Công xã Pari sau khi giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản là gì?
- A. Không chăm lo cải thiện đời sống nhân dân.
- B. Không chú trọng bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động.
- C. Không chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
- D. Không kiên quyết trấn áp, tiêu diệt kẻ thù.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 413671
Trong các sắc lệnh sau đây của Công xã Pa-ri, sắc lệnh nào thể hiện tính ưu việt của Công xã?
- A. Chia ruộng đất cho nông dân cày cấy.
- B. Quy định lại giá bán bánh mì.
- C. Quy định về tiền lương tối thiểu, giảm lao động ban đêm.
- D. Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 413672
Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Công xã Pari?
- A. Giai cấp vô sản Pháp chưa có một chính đảng lớn mạnh.
- B. Công xã Pari chưa kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- C. Giai cấp vô sản Pháp chưa liên minh được với nông dân.
- D. Giai cấp vô sản Pháp chưa liên minh được với giai cấp tư sản.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 413673
Ý nào không phản ánh đúng nhận định “Công xã Pari là một nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân và vì dân”?
- A. Nhân dân bầu ra các đại biểu vào cơ quan quyền lực cao nhất của cả nước.
- B. Các ủy viên công xã phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- C. Các chính sách của công xã đều phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao động.
- D. Ủy viên công xã được hưởng nhiều đặc quyền và được giữ chức vụ suốt đời.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 413674
Công xã Pa-ri là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới, là sự cổ vũ
- A. nhân dân các nước châu Âu đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.
- B. nhân dân lao động thế giới đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn.
- C. giai cấp tư sản đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.
- D. nhân dân các nước thuộc địa đấu tranh chống ách xâm lược.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 413675
Chuyển biến nào là quan trọng nhất trong đời sống kinh tế của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
- A. Kinh tế công nghiệp phát triển.
- B. Tăng cường quá trình xâm lược các thuộc địa.
- C. Sự hình thành các công ty độc quyền.
- D. Sự phát triển không đều và thuộc địa không đều nhau.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 413676
Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa?
- A. Năng lực sản xuất của công nhân Anh rất thấp.
- B. Đầu tư vào thuộc địa ít vốn, thu lãi nhanh.
- C. Công nhân ở thuộc địa có trình độ cao hơn.
- D. Đầu tư vào thuộc địa để giúp các nước đó phát triển.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 413677
Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh?
- A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư trực tiếp ở thuộc địa.
- B. Anh cho vay lãi để thu lợi nhuận, Pháp đầu tư trực tiếp ở thuộc địa.
- C. Pháp không đầu tư tư bản ra nước ngoài; Anh tích cực đầu tư ra bên ngoài.
- D. Anh không đầu tư tư bản ra nước ngoài; Pháp tích cực đầu tư ra bên ngoài.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 413678
Ý nào không phải là lí do giúp công nghiệp Mĩ phát triển vượt bậc?
- A. Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào.
- B. Thị trường trong nước mở rộng, lợi dụng nguồn vốn của châu Âu.
- C. Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- D. Mỹ có lượng thuộc địa lớn nhất thế giới, thực hiện khai thác bóc lột.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 413679
Mâu thuẫn sâu sắc nhất giữa các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với các đế quốc “trẻ” (Đức, Mĩ) là
- A. hệ thống thị trường và thuộc địa không đều nhau.
- B. sự phát triển kinh tế không đều nhau.
- C. sự tụt hậu của nền công nghiệp của các đế quốc “già”.
- D. sự vươn lên vượt bậc của nền công nghiệp các đế quốc “trẻ”.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 413680
Lực lượng tham gia trong phong trào cách mạng 1905 -1907 ở Nga là
- A. công nhân, nông dân.
- B. công nhân, nông dân, binh lính.
- C. công nhân, nông dân, tiểu tư sản.
- D. công nhân, nông dân, tư sản.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 413681
Nghị quyết nào được thông qua tại Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai (1889) là quan trọng nhất với tình hình lúc đó?
- A. Phải thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước.
- B. Đấu tranh giành chính quyền.
- C. Đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ.
- D. Lấy ngày 1-5 hàng năm làm ngày đoàn kết lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 413682
Trong các nội dung mà Cương lĩnh của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga nêu ra, nội dung nào mang lại quyền lợi cho người nông dân?
- A. Làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- B. Đánh đổ chính quyền tư sản. thanh lập chuyên chính vô sản.
- C. Thi hành những cải cách dán chu.
- D. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 413683
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến phong trào cách mạng trong những năm 1905-1907 ở Nga là
- A. nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
- B. số công nhân thất nghiệp ngày càng tăng.
- C. tiền lương công nhân giảm sút, điều kiện sống tồi tệ.
- D. hậu quả của cuộc chiến tranh Nga – Nhật.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 413684
Sự kiện được xem là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 – 1907 ở Nga là
- A. cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Pê-téc-bua.
- B. cuộc nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến (5/1905) của nông dân.
- C. cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12/1905).
- D. cuộc khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin (6/1905).
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 413685
Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên là
- A. giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.
- B. khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.
- C. đặt cơ sở cho những nghiên cứu sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển.
- D. tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 413686
Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh về quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là
- A. vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho tự do hạnh phúc và chính nghĩa.
- B. dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền.
- C. ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.
- D. cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 413687
Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là chưa
- A. đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.
- B. đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân.
- C. thấy được bản chất của giai cấp tư sản.
- D. vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 413688
“Tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” là đánh giá của Lê-nin về các tác phẩm của ai?
- A. Lép Tôn-xtôi.
- B. Vích-to Huy-gô.
- C. Trai-cốp-xki.
- D. Gô-gôn.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 413689
Trong thời cận đại, quốc gia nào ở phương Đông đã xuất hiện nhiều nhà văn hoá lớn?
- A. Hy Lạp.
- B. Trung Quốc.
- C. La Mã.
- D. Pháp.