Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 300810
Điểm khác nhau cơ bản giữa cách mạng tư sản Anh với chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được cho là
- A. Hình thức đấu tranh
- B. Kết quả
- C. Lực lượng tham gia
- D. Phương pháp
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 300812
Nguyên nhân vì sao cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được đánh giá là một cuộc cách mạng tư sản
- A. Giải quyết những nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.
- B. Giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
- C. Nhân dân lao động hoàn toàn được hưởng thành quả của cách mạng.
- D. Thiết lập quyền thống trị của giai cấp tư sản và quý tộc mới.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 300814
Nguyên nhân sâu xa được cho dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là
- A. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến
- B. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến
- C. Vấn đề xung đột tôn giáo
- D. Vấn đề khủng hoảng tài chính của triều đình phong kiến
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 300817
Nội dung nào sau đây được cho không thuộc biểu hiện phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh thế kỉ XVII?
- A. Công trường thủ công ra đời và phát triển mạnh
- B. Những trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính lớn được hình thành
- C. Hiện tượng rào đất cướp ruộng trong nông nghiệp
- D. Xuất khẩu tư bản ra nước ngoài được đẩy mạnh
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 300819
Đặc điểm được cho nổi bật của nền kinh tế Nê- đéc- lan thế kỉ XVI là
- A. Nền kinh tế phong kiến phát triển mạnh, chi phối mọi hoạt động trong xã hội
- B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh và không bị yếu tố nào cản trở
- C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất Tây Âu nhưng lại bị triều đình Tây Ban Nha kìm hãm
- D. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 300820
Điểm khác biệt cơ bản giữa nhiệm vụ của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với các cuộc cách mạng tư sản trước đó được cho là:
- A. Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến trong nước và bên ngoài
- B. Chống lại liên minh phong kiến châu Âu để bảo vệ thành quả cách mạng
- C. Phải thực hiện khẩu hiệu hòa bình- ruộng đất- bánh mì cho quần chúng
- D. Phải thiết lập nền chuyên chính dân chủ
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 300821
Điểm giống nhau cơ bản về bối cảnh bùng nổ của cách mạng tư sản Anh và Pháp là
- A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông nghiệp
- B. Sự ra đời của tầng lớp quý tộc mới
- C. Sự tồn tại của chế độ đẳng cấp
- D. Cuộc khủng hoảng về tài chính của triều đình phong kiến
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 300823
Vai trò cụ thể của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- A. Hỗ trợ giai cấp tư sản giành chính quyền.
- B. Là động lực chủ yếu, đóng vai trò quyết định.
- C. Là lực lượng cầm quyền qua các giai đoạn.
- D. Đứng lên lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 300824
Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh?
- A. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.
- B. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.
- C. Chỉ lo củng cố quyền lực.
- D. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 300825
Nội dung nào sau đây phản ánh chính xác tiến trình phát triển của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
- A. Quân chủ lập hiến, nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- B. Nền cộng hòa, quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.
- C. Quân chủ lập hiến, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, nền cộng hòa.
- D. Nền cộng hòa, nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh, quân chủ lập hiến.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 300826
Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX được cho có tác động như thế nào đến Việt Nam?
- A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển
- B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa
- C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây
- D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 300827
Sự phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX được cho có tác động như thế nào đến Việt Nam?
- A. Thúc đẩy kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển
- B. Thúc đẩy Việt Nam tiến hành cải cách theo con đường tư bản chủ nghĩa
- C. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây
- D. Thúc đẩy hoạt động trao đổi buôn bán của châu Âu với Việt Nam
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 300828
Đâu không phải là lý do cơ bản khiến cách mạng công nghiêp Anh lại bắt đầu từ công nghiệp nhẹ?
- A. Là ngành truyền thống, phát triển mạnh ở Anh
- B. Lượng vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi nhanh
- C. Thị trường tiêu thụ rộng
- D. Nước Anh không có nguồn than đá để phát triển công nghiệp nặng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 300829
Bản chất cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là
- A. Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc
- B. Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân
- C. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu
- D. Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 300830
Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa ở châu Á là
- A. Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công lớn
- B. Chế độ phong kiến châu Á lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng
- C. Châu Á đông dân và giàu tài nguyên thiên nhiên
- D. Châu Á có vị trí địa – chính trị quan trọng
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 300838
Bài học kinh nghiệm được cho quan trong nhất trong phong trào đấu tranh của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX để lại cho các cuộc đấu tranh ở giai đoạn sau là?
- A. Phải đoàn kết với giai cấp vô sản quốc tế
- B. Phải khởi nghĩa vũ trang chống lại giới chủ
- C. Phải đoàn kết với giai cấp nông dân và các dân tộc thuộc địa
- D. Phải có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối chính trị đúng đắn
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 300841
Phong trào đấu tranh nào của giai cấp công nhân Đức được cho góp phần làm thức tỉnh và tăng cường tinh thần đoàn kết vô sản?
- A. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdinnăm 1844.
- B. Cuộc nổi dậy của thợ thủ công và nông dân Đức năm 1848.
- C. Cuộc míttinh lớn ở phía Tây nước Đức năm 1864.
- D. Phong trào đấu tranh chính trị năm 1847.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 300843
Nội dung nào sau đây không phản ánh chính xác ý nghĩa của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX?
- A. Cổ vũ các phong trào đấu tranh của công nhân trên thế giới.
- B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
- C. Đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân.
- D. Tăng cường mối liên hệ với giai cấp nông dân.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 300845
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là
- A. Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
- B. Do tinh thần đấu tranh chưa kiên định, dễ thỏa hiệp, mua chuộc.
- C. Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.
- D. Do đàn áp quyết liệt của giai cấp tư sản.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 300847
Nguyên nhân vì sao trong giai đoạn đầu đấu tranh công nhân lại sử dụng hình thức đập phá máy móc?
- A. Do thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn
- B. Do trình độ nhận thức hạn chế của công nhân
- C. Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất
- D. Do giai cấp công nhân chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 300849
Nhân dân Pari được cho đã thành lập lực lượng nào để đấu tranh chống chống quân Phổ, bảo vệ “Tổ quốc lâm nguy”?
- A. Quốc dân quân
- B. Tự vệ
- C. Quân đội cách mạng
- D. Tự vệ và du kích
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 300850
Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 được cho là
- A. cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.
- B. cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.
- C. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
- D. cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 300851
Nguyên nhân tại sao Công xã Pa-ri được đánh giá là nhà nước kiểu mới?
- A. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
- B. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.
- C. Công xã xóa bỏ quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
- D. Công xã đã thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 300852
Sự ra đời và hoạt động của Công xã Pa-ri không để lại bài học kinh nghiệm cụ thể nào sau đây?
- A. Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước "của dân, do dân, vì dân"
- B. Phải thực hiện liên minh công nông vững chắc
- C. Phải xây dựng một chính đảng chân chính của giai cấp vô sản
- D. Phải thực hiện liên minh với giai cấp vô sản quốc tế
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 300853
Đâu không được xem là những chính sách được Công xã Pa-ri đề ra và thực hiện trong quá trình tồn tại của mình?
- A. Tách nhà thờ ra khỏi trường học
- B. Ban cấp ruộng đất cho nông dân
- C. Thực hiện giáo dục bắt buộc và miễn phí
- D. Giải tán bộ máy quân đội và cảnh sát cũ
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 300854
Nguyên nhân trực tiếp được cho đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 của nhân dân Pa-ri là
- A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
- B. Thái độ đầu hàng của chính phủ tư sản lâm thời.
- C. Chống lại cuộc tiến công của quân Phổ vào Pari.
- D. Chống lại cuộc đánh úp của Chi-e vào đồi Mông -mác.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 300855
Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử cụ thể như thế nào?
- A. Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ
- B. Điều kiện không có lợi cho Pháp
- C. Đế chế thứ III đang ở Pháp đang ở giai đoạn cực thịnh
- D. Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 300856
Lực lượng đa phần đã trúng cử trong cuộc bầu cử Hội đồng công xã là
- A. Thương nhân, thợ thủ công
- B. Nông dân, thợ thủ công
- C. Địa chủ, nông dân
- D. Công nhân, trí thức
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 300858
Chính phủ tư sản lâm thời ra đời sau cuộc khởi nghĩa ngày 4-9-1870 có tên gọi chính xác là
- A. Chính phủ tư sản.
- B. Chính phủ lâm thời.
- C. Chính phủ vệ quốc.
- D. Chính phủ phản quốc.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 300859
Ngày 4-9-1870, ở Pa-ri đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì?
- A. Na-pô-lê-ông kí hiệp định đầu hàng Phổ.
- B. Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, đòi thiết lập nền cộng hoà.
- C. Công xã Pa-ri giành thắng lợi.
- D. Đế quốc Đức tuyên bố thành lập ở cung điện Véc-xai
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 300860
Để có thể xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì?
- A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.
- B. Thành lập chính phủ lâm thời.
- C. Gây chiến với Phổ.
- D. Giao chính quyền cho tư sản.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 300861
Chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra vào năm nào?
- A. Tháng 7/1870
- B. Tháng 7/1871
- C. Tháng 7/1872
- D. Tháng 7/1874
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 300863
Nguyên nhân nào đã dẫn đến thất bại của Công xã Pari ?
- A. Do kém chuẩn bị và thiếu kiên quyết trấn áp phản cách mạng.
- B. Vô sản Pari còn yếu.
- C. Thiếu một chính đảng Mác xít lãnh đạo.
- D. tất cả đều đúng
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 300866
Bài học lớn nhất được rút ra sau khi Công xã Pa-ri thất bại là gì?
- A. Phải có đảng vô sản lãnh đạo.
- B. Phải liên minh công nông.
- C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ.
- D. Phải lôi kéo được đông đảo quần chúng ủng hộ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 300868
Hội đồng Công xã Pa-ri được tập trung trong tay các quyền lực nào dưới đây?
- A. Quyền hành pháp
- B. Quyền lập pháp
- C. Quyền hành pháp và lập pháp
- D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 300869
Sự ra đời của các tổ chức độc quyền được cho đánh dấu sự chuyển biến gì của chủ nghĩa tư bản
- A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh
- B. Sự hình thành chủ nghĩa thực dân
- C. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
- D. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 300890
Nội dung sau đây phản ánh chính xác vai trò của Lê -nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?
- A. Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác
- B. Lãnh đạo phong trào cách mạng Nga 1905 – 1907 thắng lợi
- C. Đẩy mạnh truyền bá lí luận giải phóng dân tộc về Nga
- D. Thông qua chủ trương Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 300891
Bản chất của phong trào cách mạng giai đoạn 1905 – 1907 ở Nga là
- A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- B. Cách mạng giải phóng dân tộc.
- C. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 300893
Điểm nào sau đây được cho không chứng tỏ Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới?
- A. Dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác
- B. Đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động.
- C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo
- D. Đấu tranh để xây dựng một xã hội tư bản công bằng, tốt đẹp hơn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 300898
Cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga không mang ý nghĩa lịch sử nào sau đây?
- A. Giáng đòn chí tử, làm suy yếu chế độ Nga hoàng
- B. Là bước chuẩn bị cho cách mạng tháng Mười sau này
- C. Thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông đầu thế kỉ XX
- D. Đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động lên làm chủ trong thời gian ngắn