Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 169791
Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại, nước Nga đã rơi vào tình trạng nào?
- A. Vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế do Nga hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu
- B. Bị đẩy vào cuộc chiến tranh đế quốc khốc liệt
- C. Là một đế quốc quân phiệt và hiếu chiến
- D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 169792
Chính quyền được thành lập sau cách mạng tháng Hai (1917) ở nước Nga là gì?
- A. Chính quyền tư sản
- B. Chính quyền phong kiến
- C. Chính phủ tư sản và chính quyền Xô viết song song tồn tại
- D. Nền chuyên chính công nông
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 169793
Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) là tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới được thành lập vào ngày nào?
- A. Tháng 3/1919
- B. Tháng 5/1919
- C. Tháng 7/1920
- D. Tháng 7/1922
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 169794
Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Mĩ có sự phát triển phồn vinh?
- A. Nước Mĩ xa trung tâm chiến tranh, lại thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến
- B. Chính phủ Mĩ dùng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, sản xuất theo dây chuyền công nghiệp
- C. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân
- D. Tất cả các nguyên nhân trên
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 169795
Để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng (1929-1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã lựa chọn giải pháp nào?
- A. Thực hiện phát xít hóa bộ máy chính quyền
- B. Thực hiện một số cải cách có quy mô lớn trên toàn quốc
- C. Tham khảo Chính sách mới cuatr tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven
- D. Khôi phục các ngành công nghiệp quan trọng, tài chính, ngân hàng và giải quyết nạn thất nghiệp cho người dân
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 169796
Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
- A. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
- B. Thái tử Đức bị ám sát
- C. Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở các nước
- D. Thái tử Nga bị ám sát
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 169797
Chọn đáp án Đúng hoặc Sai trong các nhận định sau
1. Trận động đất lớn ở Tôkiô (tháng 9/1923) làm cho đất nước Nhật gần như bị sup sụp hoàn toàn
2. Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vich tiếp tục làm cuộc cách mạng tháng Mười là nhằm chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
3. Cao trào cách mạng 1918-1923 đã dẫn đến nhiều Đảng Cộng sản được thành lập ở châu Âu
4. Cuộc khủng hoảng thừa (1929-1933) diễn ra ở các nước tư bản là do tình trạng sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924-1929 khiến hàng hóa ế thừa.
5. Khối quân sự Liên minh ra đời năm 1882 bao gồm các nước Anh-Pháp-Nga
6. Khối Anh-Pháp-Mĩ muốn khối phát xít tấn công Liên Xô nên đã thực hiện chính sách thỏa hiệp, dung dưỡng với Đức.
- A. 1-S, 2-Đ, 3-S, 4-S, 5-Đ, 6-S
- B. 1-S, 2-Đ, 3-Đ, 4-Đ, 5-S, 6-S
- C. 1-Đ, 2-S, 3-Đ, 4-S, 5-Đ, 6-S
- D. 1-Đ, 2-Đ, 3-S, 4-S, 5-Đ, 6-Đ
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 169798
Em hãy điền các từ hoặc cụm từ sau đây vào chỗ (….) cho phù hợp với nội dung của Cách mạng tháng Mười Nga 1917
“Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều (1) ... cho cuộc đấu tranh giải phóng của (2) ..., nhân dân lao động và các dân tộc (3) ..., tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào (4) ...ở nhiều nước.”
- A. (1) bài học; (2) giai cấp tư sản; (3) bị áp bức; (4) giải phóng dân tộc
- B. (1) hệ quả; (2) giai cấp vô sản; (3) bị lệ thuộc; (4) giải phóng dân tộc
- C. (1) bài học kinh nghiệm; (2) giai cấp công nhân; (3) bị áp bức; (4) giải phóng dân tộc
- D. (1) bài học kinh nghiệm; (2) giai cấp vô sản; (3)bị áp bức; (4) giải phóng dân tộc
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 169799
Nối nhân vật lịch sử với sự kiện lịch sử cho phù hợp
Cột A
1. Lê-nin
2. Hit-le
3. Ni-cô-lai II.
4. Rudơven.
Cột B
A. Hoàng đế cuối cùng của nước Nga
B. Người biến nước Đức thành lò lửa chiến tranh
C. Người ban hành “Chính sách mới”.
D. Lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
- A. 1-D, 2-C, 3-A, 4-B
- B. 1-B, 2-C, 3-A, 4-D
- C. 1-D, 2-B, 3-C, 4-A
- D. 1-D, 2-B, 3-A, 4-C
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 169800
Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái trong cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh Đông Nam Kì chống Pháp?
- A. Nguyễn Hữu Huân.
- B. Nguyễn Trung Trực.
- C. Trương Định.
- D. Tôn Thất Thuyết.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 169801
Tại sao thực dân Pháp tấn công Gia Định năm 1859?
- A. Một số gián điệp của Pháp đã hoạt động từ trước.
- B. Hệ thống giao thông thuận lợi, đi lại dễ dàng.
- C. Cứu vãn “kế hoạch đánh nhanh” đang trên đà thất bại.
- D. Hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 169802
Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa gì quan trọng?
- A. Nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ.
- B. Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp.
- C. Làm chậm quá trình bình định của Pháp.
- D. Cổ vũ phong trào đấu tranh ở đồng bằng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 169803
Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1913, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là ai?
- A. Đề Nắm.
- B. Đề Thám.
- C. Đề Sặt.
- D. Đề Nguyên.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 169804
Người Pháp chấp nhận giảng hòa với Đề Thám vào năm 1894 với điều kiện gì?
- A. Đề Thám trao trả trùm mộ phu Badanh.
- B. người Pháp được cai quản 4 tổng ở Yên Thế.
- C. Đề Thám giao người thực hiện vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội.
- D. Đề Thám trao trả tên điền chủ Sét-nay.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 169805
Vì sao nông dân Yên Thế lại đứng lên đấu tranh chống Pháp?
- A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do vua Hàm Nghi ban ra.
- B. Chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp, bảo vệ cuộc sống.
- C. Phản ứng trước hành động đầu hàng thực dân Pháp của triều đình.
- D. Khôi phục lại chế độ phong kiến, thiết lập lại ngôi vua phong kiến.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 169806
Vào năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng lên vua Tự Đức bản điều trần có tên là gì?
- A. Thời vụ sách.
- B. Bình Ngô sách.
- C. Dương vụ.
- D. Canh tân.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 169807
Những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX có ý nghĩa gì đối với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX?
- A. Khởi nguồn phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- B. Cổ vũ giai cấp tư sản đấu tranh giành độc lập.
- C. Góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân.
- D. Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của chế độ phong kiến.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 169808
Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật?
- A. Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện.
- B. Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển.
- C. Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng.
- D. Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 169809
Trong nửa cuối thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam tồn tại mâu thuẫn nào?
- A. giai cấp và tầng lớp.
- B. dân tộc và dân chủ.
- C. giai cấp và dân tộc.
- D. giai cấp và dân chủ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 169810
Lực lượng chủ yếu tham gia trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là gì?
- A. Bình dân thành thị.
- B. Nông dân.
- C. Quan lại, sĩ phu yêu nước.
- D. Tư sản.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 169811
Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?
- A. Nguyễn Lộ Trạch.
- B. Nguyễn Trường Tộ.
- C. Bùi Viện.
- D. Phạm Phú Thứ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 169812
Những đề nghị cải cách duy tân cuối thế kỉ XIX không được thực hiện là do nguyên nhân nào?
- A. Các đề nghị cải cách duy tân có những hạn chế.
- B. Thực dân Pháp đã xâm lược Việt Nam.
- C. Triều đình Nguyễn bảo thủ.
- D. Các đề nghị mang tính rời rạc, lẻ tẻ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 169813
Đâu không phải cơ sở làm xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
- A. Đất nước khủng hoảng.
- B. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển.
- C. Lòng yêu nước thương dân của các sĩ phu.
- D. Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Việt Nam.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 169814
Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang ý nghĩa nào sau đây?
- A. Thể hiện lòng yêu nước thương dân của các văn thân, sĩ phu.
- B. Tấn công vào tư tưởng phong kiến bảo thủ.
- C. Đặt cơ sở cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX.
- D. Thúc đẩy mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Việt Nam.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 169815
Những đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không mang hạn chế nào sau đây?
- A. Chỉ chú trọng các vấn đề chính trị, xem nhẹ kinh tế - văn hóa - giáo dục.
- B. Thiếu tính khả thi nếu áp dụng vào thực tế.
- C. Chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của đất nước.
- D. Rời rạc, lẻ tẻ, thiếu hệ thống.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 169816
Sự kiện nào đánh dấu Pháp mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX?
- A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng (31-8-1858)
- B. Quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (1-9-1858).
- C. Pháp tấn công thành Gia Định (17-2-1859).
- D. Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa (24-2-1859).
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 169817
Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?
- A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
- B. Hiệp ước Giáp Tuất.
- C. Hiệp ước Hác măng.
- D. Hiệp ước Patơnốt.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 169818
Chiến thắng tiêu biểu nào của nhân dân ta tại Hà Nội vào năm 1883 đã làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động?
- A. Chiến thắng tại cửa Nam.
- B. Chiến thắng tại Sơn Tây.
- C. Chiến thắng Cầu Giấy.
- D. Chiến thắng tại Bắc Ninh.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 169819
Phong trào Cần vương chia thành mấy giai đoạn?
-
A.
Hai giai đoạn.
- B. Một giai đoạn.
- C. Ba giai đoạn.
- D. Bốn giai đoạn.
-
A.
Hai giai đoạn.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 169820
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào ở châu Á?
- A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
- B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
- C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po.
- D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.