Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 300034
Dấu tích Người tối cổ được cho đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?
- A. Nghệ An.
- B. Thanh Hóa.
- C. Cao Bằng.
- D. Lạng Sơn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 300035
Hãy xác định những địa điểm được cho tìm thấy dấu vết của người nguyên thủy đầu tiên ở Việt Nam?
- A. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa).
- B. Núi Đọ, Hang Đắng (Ninh Bình)
- C. Núi Đọ, Xuân Lộc (Đồng Nai), Hòa Bình.
- D. Núi Đọ, Sơn Vi (Phú Thọ), mái đá Ngườm (Thái Nguyên).
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 300040
Trong quá trình phát triển tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ được đánh giá
- A. Vẫn chưa thoát thai khỏi loài vượn.
- B. Là bước chuyển tiếp từ vượn thành người.
- C. Là những chủ nhân đầu tiên trong lịch sử loài người.
- D. Là những con người thông minh.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 300041
Đến thời kì Người tinh khôn thế giới đã xuất hiện những màu da khác nhau là
- A. Vàng, đen, đỏ
- B. Trắng, đỏ, đen
- C. Vàng, đen, trắng
- D. Trắng, đen, nâu.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 300044
Màu da nào dưới đây không được xác định là một chủng tộc được hình thành từ thời nguyên thủy
- A. Vàng
- B. Đen
- C. Trắng
- D. Đỏ
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 300046
Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào dưới đây?
- A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
- B. Đã biết chế tác công cụ lao động.
- C. Biết chế tạo lao và cung tên.
- D. Biết săn bắn, hái lượm.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 300048
Sự khác biệt cơ bản giữa người tối cổ và loài vượn cổ được thể hiện qua những điểm nào dưới đây?
- A. Hành động - bàn tay
- B. Công cụ – ngôn ngữ
- C. Hành động - hộp sọ - công cụ - ngôn ngữ
- D. Hành động - hộp sọ - bàn tay
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 300056
Tiến bộ được cho quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy là
- A. định cư.
- B. làm nhà ở.
- C. biết nghệ thuật.
- D. mặc quần áo
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 300058
Quan hệ hợp quần xã hội đầu tiên của con người được hình thành từ bao giờ?
- A. Hình thành cùng với sự xuất hiện của Loài vượn cổ.
- B. Hình thành với thời đại của Người tối cổ.
- C. Hình thành cùng thời kì của Người tinh khôn.
- D. Hình thành vào thời đại đá mới.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 300059
Hợp quần xã hội được cho đầu tiên của con người gọi là
- A. Bầy người nguyên thủy.
- B. Thị tộc
- C. Bộ lạc
- D. Xã hội loài người sơ khai.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 300064
Yếu tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tự cải biến, hoàn thiện từng bước của con người?
- A. Chế tác công cụ.
- B. Quá trình lao động.
- C. Điều kiện tự nhiên.
- D. Nhu cầu của xã hội.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 300067
Tính chất nổi bật của quan hệ trong thị tộc được cho là
- A. phụ thuộc vào thiên nhiên.
- B. sống theo bầy đàn.
- C. tính cộng đồng cao.
- D. hưởng thụ bằng nhau.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 300069
Tổ chức xã hội đầu tiên của xã hội loài người cụ thể là gì?
- A. Công xã
- B. Bầy người
- C. Thị tộc và bộ lạc
- D. Cộng đồng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 300071
Giai đoạn dài nhất trong lịch sử phát triển của loài người được cho là
- A. Xã hội có giai cấp và nhà nước.
- B. Xã hội phong kiến.
- C. Xã hội nguyên thủy.
- D. Xã hội tư bản.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 300073
Hãy sắp xếp các nội dung lịch sử sau theo trình tự thời gian xuất hiện.
1) Trồng trọt và chăn nuôi
2) Sản phẩm dư thừa
3) Đồ đồng
4) Đồ sắt
5) Gia đình phụ hệ
6) Tư hữu
7) Xã hội cổ đại
- A. 1,2,3,4,5,6,7.
- B. 1,3,4,2,6,5,7.
- C. 1,3,5,4,2,6,7.
- D. 1,3,4,5,2,6,7.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 300077
Hãy sắp xếp các dữ liệu lịch sử sau theo trình tự thời gian xuất hiện.
1. Đồ đá ghè đẽo thô sơ.
2. Đồ đồng thau.
3. Kĩ thuật mài, khoan, cưa, cắt đá.
4. Đồng đỏ.
5. Đồ sắt.
- A. 1,2,3,4,5.
- B. 1,3,5,4,2.
- C. 1,3,5,4,2.
- D. 1,3,4,2,5.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 300082
Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông cụ thể có đặc điểm gì?
- A. Chủ yếu là săn bắn và hái lượm
- B. Chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi
- C. Lấy nghề nông làm gốc
- D. Phát triển hầu hết các ngành kinh tế
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 300084
Nền kinh tế của các cư dân phương Đông cổ đại cụ thể có tính chất
- A. Khép kín
- B. Tự túc
- C. Tự cung tự cấp
- D. Thương nghiệp
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 300086
Đâu được cho là kì quan duy nhất của thế giới cổ đại còn tồn tại đến ngày nay?
- A. Tượng thần Zeus.
- B. Đền Artemis.
- C. Kim tự tháp Giza.
- D. Hải đăng Alexandria
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 300087
Công trình kiến trúc nổi tiếng nào sau đây của cư dân phương Đông cổ đại được đánh giá là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?
- A. Thành thị cổ Ha-rap-pa
- B. Kim tự tháp Ai Cập.
- C. Cổng I-sơ-ta thành Ba-bi-lon
- D. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 300089
Hệ thống chữ cái Tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) mà Việt Nam chúng ta đang sử dụng hiện nay thuộc
- A. Chữ tượng hình
- B. Chữ tượng ý
- C. Hệ chữ cái A, B, C
- D. Chữ Việt cổ.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 300090
Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội đó được cho phải có đặt trưng tiêu biểu nhất là gì?
- A. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ.
- B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ.
- C. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ.
- D. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 300092
Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây được cho có điểm gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
- A. Dân chủ chủ nô
- B. Dân chủ tư sản
- C. Dân chủ nhân dân
- D. Dân chủ quý tộc
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 300093
Điền nội dung thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành tư liệu sau:
“Người Hi Lạp, Rô-ma đem các sản phẩm như … đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là … từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, … từ các nước phương Đông”.
- A. Nô lệ … lúa mì, súc vật, lông thú, … xa xỉ phẩm.
- B. Rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm … lúa mì, súc vật, lông thú … tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm.
- C. Rượu nho … lúa mì … hương liệu.
- D. Dầu ô liu … đồ dùng kim loại … xa xỉ phẩm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 300097
Đặc điểm nổi bật của các nhà nước cổ đại phương Tây được cho là gì?
- A. Là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ
- B. Là đô thị với các phường hội thủ công rất phát triển
- C. Là đô thị đồng thời cũng là trung tâm buôn bán sầm uất
- D. Là đồ thị rất giàu có mà không một nước phương Đông nào có thể sánh bằng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 300102
Đâu được cho là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam?
- A. Bành trướng, xâm lược.
- B. Bế quan tỏa cảng.
- C. Hòa hảo, mềm dẻo.
- D. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 300106
Ai được người đương thời mệnh danh là nhà thơ hiện thực chủ nghĩa lớn nhất thời Đường?
- A. Lý Bạch.
- B. Đỗ Phủ.
- C. Bạch Cư Dị.
- D. Vương Bột.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 300110
Dưới thời Đường, “con đường tơ lụa” có ý nghĩa cụ thể là
- A. Tăng cường giao lưu hàng hóa và văn hóa giữa Trung Quốc với thế giới.
- B. Làm cho nghề dệt lụa của Trung Quốc phát triển mạnh hơn.
- C. Thúc đẩy thương nghiệp Trung Quốc phát triển.
- D. Tăng cường sự liên hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia kề cận.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 300112
Chính sách của các triều đại phong kiến Tần, Hán, Đường cụ thể có điểm gì chung?
- A. Giữ quan hệ hữu hảo, thân thiên với các nước láng giềng
- B. Luôn thực hiện chính sách “Đại Hán”, đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ
- C. Chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”
- D. Liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ, yếu
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 300114
Đặc điểm được cho nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì?
- A. Chính quyền phong kiến được củng cố và hoàn thiện hơn.
- B. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện.
- C. Mở rộng lãnh thổ thông qua xâm lấn, xâm lược các lãnh thổ bên ngoài.
- D. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 300116
Điểm khác trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì? Nguyên nhân vì sao có sự khác nhau đó?
- A. Nhà Nguyên thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử hà khắc. Do nhà Nguyên là vương triều ngoại tộc
- B. Nhà Nguyên thực hiện khuyến khích phát triển nông nghiệp và thương nghiệp. Do nhà Nguyên có những vị vua anh minh.
- C. Nhà Nguyên thực hiện áp bức dân tộc đối với người Mãn. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.
- D. Nhà Nguyên thực hiện miễn giảm các thứ thuế và sưu dịch nặng nề. Do nhà Nguyên xuất thân từ tộc người Mông Cổ.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 300117
Chế độ tuyển chọn quan lại dưới thời Đường được cho có điểm gì tiến bộ hơn so với các triều đại trước?
- A. Tuyển chọn quan lại từ con em của quý tộc
- B. Tuyển chọn cả con em địa chủ thông qua khoa cử
- C. Bãi bỏ chế độ tiến cử, tất cả đều phải trải qua thi cử
- D. Thông qua thi cử tự do cho mọi đối tượng
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 300120
Chế độ phong kiến Trung Quốc cụ thể đã được xác lập khi
- A. Quan hệ vua – tôi được xác lập
- B. Quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập
- C. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập
- D. Vua Tần xưng là Hoàng đế
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 300124
Đâu không được xem là biểu hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc dưới thời Minh?
- A. Các hình thức công xưởng thủ công xuất hiện.
- B. Các ông chủ bỏ vốn cho nông dân trồng mía và thu lại bằng đường.
- C. Các thương nhân châu Âu đến buôn bán, thành thị mọc lên nhiều và phồn thịnh.
- D. Nhà nước lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 300126
Ý nào sau đây được cho không phải nguyên nhân đưa đến nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vẫn không phát triển được ở nước này?
- A. Do Trung Quốc không phát triển theo đúng mô hình của các nước phương Tây và Nhật Bản
- B. Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời vẫn được duy trì chặt chẽ ở Trung Quốc
- C. Chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến chuyên chế
- D. Những mầm mống của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành yếu ớt
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 300131
Chữ viết của một tộc người ở nước ta được cho có nguồn gốc từ chữ Phạn là?
- A. Dân tộc Chăm
- B. Dân tộc Mường
- C. Dân tộc Nùng
- D. Dân tộc Tày
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 300133
Công trình kiến trúc nào dưới đây ở Việt Nam tiếp nhận ảnh hưởng từ văn hóa truyền thống Ấn Độ?
- A. Chùa Một Cột
- B. Ngọ Môn (Huế).
- C. tháp Phổ Minh
- D. tháp Chăm.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 300135
Tôn giáo nào dưới đây phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam do ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ?
- A. Tin lành
- B. Công giáo
- C. Nho giáo
- D. Phật giáo
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 300138
Thành tựu ở lĩnh vực nào dưới đây của văn hóa truyền thống Ấn Độ có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất ra bên ngoài?
- A. tôn giáo và chữ viết
- B. tôn giáo
- C. chữ viết
- D. văn hóa
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 300140
Điều kiện tự nhiên được cho có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của kinh tế văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại là
- A. Lãnh thổ như hình “tam giác ngược”, hai phía giáp biển
- B. Lãnh thổ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Nam và Bắc
- C. Miền Bắc bằng phẳng do sự bồi đắp của hai con sông lớn
- D. Ấn Độ như một “tiểu lục địa” bị ngăn cách với lục địa châu Á bởi dãy núi cao nhất thế giới