Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 412353
Nguyên tử của nguyên tố X có số electron bằng 8. Tổng số hạt trong X là 24. X có số neutron là
- A. 7
- B. 8
- C. 9
- D. 10
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 412355
Hạt nhân một nguyên tử oxygen có 8 proton và 8 neutron. Khối lượng của nguyên tử oxygen xấp xỉ bằng
- A. 15
- B. 16
- C. 14
- D. 19
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 412357
Tên hóa học của những nguyên tố có kí hiệu S, Na, P, K lần lượt là
- A. Sulfur, sodium, phosphorus, potassium
- B. Sulfur, chlorine, argon, potassium.
- C. Sulfur, chlorine, phosphorus, calcium.
- D. Sulfur, sodium, argon, calcium.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 412358
Trong một nguyên tử có số proton bằng 9, số electron trong các lớp của vỏ nguyên tử, viết từ lớp trong ra lớp ngoài lần lượt là
- A. 1, 3, 5.
- B. 2, 3, 4.
- C. 2, 7.
- D. 3, 6.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 412359
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Nguyên tử được cấu tạo bởi vỏ nguyên tử và hạt nhân.
- B. Electron và proton mang điện, neutron không mang điện
- C. Điện tích hạt nhân nguyên tử bằng tổng điện tích của các proton.
- D. Khối lượng nguyên tử tập chung ở vỏ nguyên tử.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 412361
Nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 20. Số neutron trong X bằng 20. Tên gọi của nguyên tố X là
(Biết khối lượng nguyên tử theo amu của Ca = 40, S = 32, K = 39, O = 16)
- A. Calcium.
- B. Sulfur.
- C. Potassium.
- D. Oxygen.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 412365
Cho bảng sau
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. X3, X2 thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
- B. X1, X2, X3 có tổng số hạt mang điện lần lượt là: 16, 16, 12.
- C. Khối lượng nguyên tử X1, X2, X3 theo đơn vị amu lần lượt là: 17, 16, 12.
- D. X1, X2 thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 412367
Nguyên tử của nguyên tố X thuộc chu kì 3 và có 3 electron lớp ngoài cùng. X có tổng số hạt mang điện là
- A. 13
- B. 26
- C. 14
- D. 28
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 412370
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 48, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
- A. chu kì 2, nhóm VIA
- B. chu kì 3, nhóm VA.
- C. chu kì 3, nhóm VIA
- D. chu kì 2, nhóm VA.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 412372
Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
(b) Nguyên tử trung hòa về điện.
(c) Kí hiệu hóa học của nguyên tố được biểu diễn bằng một hoặc hai chữ cái trong tên nguyên tố.
(d) Số thứ tự chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng.
Số phát biểu sai là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 412375
Phát biểu nào sai khi nói về neutron?
- A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.
- B. Kí hiệu n.
- C. Mang điện tích dương.
- D. Không mang điện.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 412379
Cho mô hình cấu tạo nguyên tử của nguyên tố nitrogen. Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng của nitrogen lần lượt là
- A. 3, 5
- B. 3, 4.
- C. 2, 5.
- D. 4, 3
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 412381
Nguyên tử của nguyên tố X có số electron là 9. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
- A. 6
- B. 8
- C. 9
- D. 7
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 412382
Hạt nhân một nguyên tử sodium có 11 proton và 12 neutron. Khối lượng của một nguyên tử sodium xấp xỉ bằng
- A. 29 amu.
- B. 20 amu.
- C. 24 amu.
- D. 23 amu.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 412383
Tốc độ cho biết
- A. sự nhanh, chậm của chuyển động.
- B. thời gian vật chuyển động hết quãng đường 1 km.
- C. quãng đường vật chuyển động trong thời gian 1 giây.
- D. quãng đường vật chuyển động trong thời gian 1 giờ.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 412384
Một người đi xe máy vi phạm giao thông chạy với tốc độ 60 km/h thì bị CSGT phát hiện và bắt đầu đuổi theo với tốc độ 90 km/h, khi đó xe máy đã cách trạm kiểm tra 1km. Hỏi sau bao lâu thì CSGT đuổi kịp người đi xe máy?
- A. 1 phút
- B. 1, 5 phút
- C. 2 phút
- D. 5 phút
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 412385
Ưu điểm của dụng cụ đo tốc độ bằng đồng hồ hiện số và cổng quang điện là
- A. Hệ thống cồng kềnh, khó lắp đặt.
- B. Tiện sử dụng, có thể mang đi nhiều nơi.
- C. Đo được tốc độ của nhiều đối tượng trong thực tế.
- D. Dùng cảm biến ánh sáng để tính thời gian nên có độ chính xác cao.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 412387
Trên đoạn đường cắm biển hạn chế tốc độ 50km/h. CSGT dùng súng bắn tốc độ một ô tô đang di chuyển. Ở lần bắn 1, xác định được khoảng cách từ vị trí bắn đến ô tô là 50m. Ở lần bắn 2, khoảng cách đó là 65m. Biết hai lần bắn cách nhau 0,8s. Hỏi ô tô có đang chạy quá tốc độ cho phép không? Nếu có thì vượt bao nhiêu km/h so với tốc độ cho phép?
- A. không
- B. có; 12,5km/h.
- C. có; 17,5km/h.
- D. có; 31,25km/h.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 412390
Cho đồ thị quãng đường – thời gian của vật dưới đây. Mô tả chuyển động cho đồ thị này là
- A. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.
- B. Vật đứng yên.
- C. Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi lại tiếp tục chuyển động.
- D. Vật chuyển động với tốc độ thay đổi.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 412393
Các đồ thị (I), (II) biểu diễn chuyển động của xe (I) và xe (II). Dựa vào đồ thị cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
- A. Xe (II) chuyển động với tốc độ 5m/s.
- B. Trong 20s đầu tốc độ chuyển động của xe (I) là 10m/s.
- C. Xe (I) xuất phát sau xe (II) 20 giây.
- D. Trong 40s đầu xe (II) chuyển động với tốc độ 5m/s.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 412397
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về khoảng cách an toàn giữa các xe đang lưu thông trên đường?
- A. Khoảng cách an toàn là khoảng cách đủ để phản ứng, không đâm vào xe trước khi gặp tình huống bất ngờ.
- B. Khoảng cách an toàn tối thiểu được quy định bởi Luật Giao thông đường bộ.
- C. Tốc độ chuyển động càng cao thì khoảng cách an toàn phải giữ càng lớn.
- D. Khi trời mưa hoặc thời tiết xấu, lái xe nên giảm khoảng cách an toàn.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 412401
Một con báo châu Phi phóng đến con mồi đang đứng yên cách nó 280m với tốc độ trung bình 70km/h mất bao lâu?
- A. 4h
- B. 14,4s
- C. 4min
- D. 1,11s
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 412405
Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 200m hết 50s. Sau đó xe đi tiếp một quãng đường nằm ngang dài 100m trong 20s. Tính tốc độ trung bình của người đó trên cả hai đoạn đường.
- A. 4,3m/s
- B. 4,5m/s
- C. 4m/s
- D. 5m/s
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 412411
Trong một thí nghiệm đo tốc độ của xe đồ chơi chạy pin, khi cho xe chạy qua hai cổng quang điện cách nhau 20cm thì thời gian xe chạy qua hai cổng quang điện được hiển thị trên đồng hồ là 1,02s. Tính tốc độ chuyển động của xe.
- A. 19,6m/s
- B. 20,4km/h
- C. 20,4cm/s
- D. 19,6cm/s
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 412414
Từ đồ thị quãng đường - thời gian, không thể xác định được thông tin nào sau đây?
- A. Thời gian chuyển động.
- B. Quãng đường đi được.
- C. Tốc độ chuyển động.
- D. Hướng chuyển động.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 412420
Cho đồ thị quãng đường – thời gian của vật hình đây. Mô tả chuyển động cho đồ thị này là
- A. Vật chuyển động có tốc độ không đổi.
- B. Vật đứng yên.
- C. Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi lại tiếp tục chuyển động.
- D. Vật chuyển động với tốc độ thay đổi.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 412426
Trao đổi chất và chuyển hóa năng năng lượng ở sinh vật gồm các quá trình?
- A. Tiêu hóa và hô hấp.
- B. Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá các chất.
- C. Hấp thu nước và các chất dinh dưỡng và bài tiết các chất thải sinh học.
- D. Quang hợp và hô hấp tế bào.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 412429
Chọn từ thích hợp để hoàn thiện sơ đồ sau. Cơ thể người thải ra những gì trong quá trình trao đổi chất?
- A. Carbon dioxide, năng lượng nhiệt, chất thải.
- B. Nitrogen, năng lượng hóa học, chất thải.
- C. Carbon dioxide, hóa năng, muối khoáng và nước.
- D. Carbohydrate, năng lượng nhiệt, chất thải.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 412431
Quá trình phân giải đường glucose trong hô hấp tế bào tạo ra năng lượng được tích trữ trong?
- A. Carbohydrate.
- B. Protein.
- C. NADPH.
- D. ATP.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 412434
Vai trò của hô hấp tế bào trong hoạt động sống của sinh vật là
- A. Cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật.
- B. Cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.
- C. Cung cấp khi carbon dioxiode cho hoạt động sống của sinh vật.
- D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 412437
Tại ti thể của tế bào, các chất hữu cơ tổng hợp được từ quá trình quang hợp hoặc từ
- A. thức ăn được phân giải thành nước và carbon dioxide.
- B. thức ăn được phân giải thành nước và năng lượng.
- C. thức ăn được phân giải thành carbon dioxide và năng lượng.
- D. thức ăn được phân giải thành các chất hữu cơ và năng lượng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 412440
Nhận định nào dưới đây là đúng khi bàn về đặc điểm của lá cây giúp là cây nhận được nhiều ánh sáng?
- A. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì lá có màu xanh.
- B. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì lá có cuống lá.
- C. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì phiến lá có dạng bản mỏng.
- D. Lá cây nhận được nhiều ánh sáng là vì lá có tính đối xứng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 412444
Với cây xanh, quang hợp có những vai trò nào sau đây?
(1) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây.
(2) Điều hòa không khí.
(3) Tạo chất hữu cơ và chất khí.
(4) Giữ ấm cho cây.
- A. (1), (2).
- B. (1), (3).
- C. (2), (3).
- D. (3), (4).
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 412451
Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
- A. Điều hòa tỷ lệ khí O2 / CO2 của khí quyển.
- B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
- C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
- D. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxi.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 412455
Quá trình quang hợp sẽ bị giảm hoặc ngừng hẳn khi nhiệt độ
- A. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C)
- B. Nhiệt độ quá cao (trên 50°C)
- C. Nhiệt độ quá thấp (dưới 10°C)
- D. Cả hai phương án A, C đều đúng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 412458
Khi gieo hạt trồng rau cải, sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau, người ta nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau. Ý nghĩa của việc làm này là gì?
- A. Đảm bảo luống rau có thẩm mỹ.
- B. Cây cải trồng quá dày lá sẽ chuyển vàng, dễ bị sâu hại.
- C. Hạn chế tình trạng nối liền rễ cây.
- D. Đảm bảo mật độ để cây nhận đủ dinh dưỡng, ánh sáng, nước cho quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 412464
Bạn Bảo Lan tiến hành thí nghiệm như sau
Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh trong suốt úp ngược và đặt trong cốc thủy tinh đừng đầy nước. Lấy ống nghiệm chứa đầy nước, dùng ngón tay cái bịt vào đầu ống nghiệm rồi úp lên cuống phễu thủy tinh. Chiếu ánh sáng đèn vào cốc thủy tinh chứa ống nghiệm khoảng 15 - 20 phút. Thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đèn và cành rong. Cành rong đuôi chó quang hợp giải phóng khí oxygen tạo bọt khí. Khi khoảng cách đèn càng xa, số lượng bọt khí càng ít.
Em hãy cho biết, thí nghiệm bạn Bảo Lan làm nhằm chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến quá trình quang hợp của cây?
- A. Nồng độ khí carbon dioxide.
- B. Cường độ ánh sáng.
- C. Hàm lượng nước.
- D. Nhiệt độ.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 412466
Về mặt năng lượng, hô hấp tế bào và quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- A. Năng lượng từ Mặt Trời được sử dụng trong quá trình quang hợp và được lưu trữ trong các liên kết của các phân tử glucose. Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng này được biến đổi thành các phân tử ATP. Các phân tử ATP này là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.C
- B. Năng lượng chuyển hóa trong quá trình hô hấp tế bào được sử dụng để cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp.
- C. Quang hợp và hô hấp cùng thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng.
- D. Năng lượng không tham gia vào quá trình quang hợp và hỗ hấp tế bào.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 412468
Quang hợp của cây sẽ như thế nào khi tế bào lá cây mất nước?
- A. hàm lượng khí oxygen đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn.
- B. hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn.
- C. hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá tăng, quang hợp của cây gặp khó khăn.
- D. hàm lượng khí oxygen đi vào tế bào lá tăng, quang hợp của cây gặp khó khăn.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 412471
Nếu hàm lượng carbon dioxide tăng lên thì quang hợp tăng nhưng
- A. nếu hàm lượng carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp giảm.
- B. nếu hàm lượng carbon dioxide giảm quá thấp thì quang hợp tăng.
- C. nếu hàm lượng carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp không thay đổi.
- D. nếu hàm lượng carbon dioxide giảm quá thấp thì quang hợp giảm.