Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 307172
Phương pháp lọc dùng để tách 1 hỗn hợp gồm:
- A. Nước với cát.
- B. Muối ăn với đường.
- C. Rượu với nước.
- D. Muối ăn với nước.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 307173
Nêu phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi?
- A. lọc.
- B. chiết.
- C. cô cạn.
- D. chưng cất.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 307174
Nêu phương pháp tách rượu etylic từ hỗn hợp rượu etylic và nước?
- A. lọc.
- B. chiết.
- C. cô cạn.
- D. chưng cất.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 307175
Nhận xét đúng khi nói: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 150oC".
- A. Cả 2 vế của nhận định đều đúng.
- B. Cả 2 vế của nhận định đều sai.
- C. Vế 1 sai, vế 2 đúng.
- D. Vế 1 đúng, vế 2 sai.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 307176
Hỗn hợp gồm dầu hỏa có lẫn nước, cách để tách nước ra khỏi dầu hỏa?
- A. lọc
- B. chiết
- C. đốt
- D. gạn
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 307177
Nguyên tử Oxi có điện tích hạt nhân là 8+. Số electron lớp ngoài cùng của oxi là:
- A. 6
- B. 4
- C. 2
- D. 3
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 307178
Nguyên tử oxi có 8 electron. Nguyên tử oxi có
- A. 8p; 2 lớp e; 6e ở lớp ngoài cùng
- B. 8p; 3 lớp e; 6e ở lớp ngoài cùng
- C. 8p; 2 lớp e; 7e ở lớp ngoài cùng
- D. 9p; 2 lớp e; 6e ở lớp ngoài cùng
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 307179
Đường kính của nguyên tử là
- A. 10-8 cm
- B. 10-9 cm
- C. 10-8 m
- D. 10-9 m
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 307180
Vì sao nguyên tử có khả năng liên kết với nhau?
- A. Do có electron
- B. Do có notron
- C. Tự dưng có sẵn
- D. Do khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 307181
Một nguyên tử có 16 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 307182
Tỉ số về khối lượng của electron so với proton là
- A. 1836.
- B. 5,4463.
- C. 5,4463.10-4.
- D. 0,055.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 307183
Biết nguyên tử gồm có 7 proton, 8 nơtron và 7 electron. Khối lượng của toàn nguyên tử là
- A. 21 gam
- B. 21 kilogam
- C. 2,51.10-23 gam
- D. 2,51.10-27 gam
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 307184
Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử của nguyên tố X. Vậy tên của nguyên tố X là
- A. Lưu huỳnh
- B. Lưu huỳnh
- C. Nito
- D. Canxi
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 307185
Khối lượng của một nguyên tử cacbon là 19,9265. 10-23 gam. Vậy ta có khối lượng của 1 đvC là
- A. 8,553. 10-23 g.
- B. 2,6605. 10-23 g.
- C. 0,16605. 10-23 g.
- D. 18,56. 10-23 g.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 307186
Một nguyên tử có 6 electron ở lớp vỏ, hạt nhân của nó có 8 nơtron. Tổng các hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử là:
- A. 20
- B. 19
- C. 22
- D. 18
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 307187
Dựa vào dấu hiện nào sau đây để phân biệt phân tử của đơn chất với phân tử của hợp chất?
- A. Hình dạng của phân tử.
- B. Kích thước phân tử
- C. Số lượng nguyên tử trong phân tử
- D. Nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hay khác nguyên tố
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 307188
Nguyên tử của nguyên tố X có nguyên tử khối gấp 7 lần của nguyên tử nguyên tố hidro, đó là nguyên tử nguyên tố nào. Cho biết số p và số e
- A. Liti, số p=số e=3
- B. Be, số p=số e= 4
- C. Liti, số p=số e=7
- D. Natri, số p=số e=11
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 307189
Khối lượng nguyên tử :
- A. 1, 9926.10-24kg
- B. 1,9924.10-27g
- C. 1,9925.1025kg
- D. 1,9926.10-27kg
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 307190
Kí hiệu của nguyên tố Xeci là
- A. Cs
- B. Sn
- C. Ca
- D. B
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 307191
Amoni làm giấy quỳ tím tẩm nước đổi sang màu gì?
- A. Đỏ
- B. Xanh
- C. Nâu
- D. Vàng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 307192
Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt phân tử của đơn chất và phân tử của hợp chất
- A. Hình dạng
- B. Kích thước
- C. Phân tử khối
- D. Số lượng nguyên tử của phân tử
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 307193
Tính phân tử khối của CH3COOH
- A. 60
- B. 61
- C. 59
- D. 70
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 307194
Photpho có mấy dạng và tồn tại ở những dạng hình thù nào ?
- A. Dạng rắn và dạng tinh khiết
- B. Trắng, đỏ, đen
- C. Chỉ có đỏ
- D. Đáp án A & B đúng
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 307195
Cho X có số khối là 40. Biết số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 20. Xác định số thứ tự của X trong bảng tuần hoàn
- A. 20
- B. 40
- C. 21
- D. 30
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 307196
Phân tử khối của CaCO3 là:
- A. 100
- B. 166
- C. 1606
- D. 222
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 307197
Phân tử khối của hợp chất N2O5 là:
- A. 30 đvC
- B. 44 đvC
- C. 108 đvC
- D. 94 đvC
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 307198
Phân tử khối của hợp chất Fe(OH)2 bằng
- A. 73 gam
- B. 73 đvC
- C. 95 gam
- D. 90 đvC.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 307199
Phân tử khối của hợp chất Fe(OH)3 bằng
- A. 107 đvC.
- B. 107 gam.
- C. 73 đvC.
- D. 73 gam.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 307200
Phân tử khối của HCl là
- A. 35,5 đvC.
- B. 36,5 đvC.
- C. 71 đvC.
- D. 73 đvC.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 307201
Phân tử H2SO4 có khối lượng là
- A. 49 gam
- B. 98 gam
- C. 49 đvC
- D. 98 đvC
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 307202
Phân tử khối của H2SO4 là:
- A. 9 đvC.
- B. 50 đvC.
- C. 96 đvC.
- D. 98 đvC.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 307203
Phân tử khối của Cl2 là:
- A. 35,5 đvC.
- B. 36,5 đvC.
- C. 71 đvC.
- D. 73 đvC.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 307204
Hãy xác định hóa trị nhóm nguyên tử (CO3) trong hợp chất CaCO3 biết Ca có hóa trị II.
- A. I
- B. II
- C. III
- D. IV
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 307205
Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là:
- A. Sự thay đổi về trạng thái của chất.
- B. Sự thay đổi về hình dạng của chất.
- C. Sự xuất hiện chất mới.
- D. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 307206
Trong các hiện tượng sau đây, đâu là hiện tượng vật lí?
- A. Hiện tượng trái đất nóng lên
- B. Đun đường ngả màu nâu đen
- C. Thức ăn bị ôi thiu
- D. Sắt bị tan trong axit
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 307207
Muốn nhận biết trong hơi thở có khí CO2, người ta dùng ống thuỷ tinh thổi hơi thở vào ống nghiệm có chứa chất nào sau đây?
- A. Nước cất.
- B. Dung dịch natri hiđroxit.
- C. Dung dịch nước vôi trong.
- D. Dung dich axit clohiđric.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 307208
Dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra?
- A. có chất khí thoát ra.
- B. có sự thay đổi màu sắc.
- C. có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
- D. Một trong các dấu hiệu trên.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 307209
Hiện tượng khi cho ống thủy tinh thổi hơi thở và ống nghiệm đựng dung dịch nước vôi trong là gì?
- A. không có dấu hiệu gì.
- B. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu trắng.
- C. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu vàng.
- D. dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện vẩn đục màu xanh.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 307210
Đốt cháy 4 g chất M cần 12,8 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ mCO2 : mH2O = 11 : 3. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:
- A. 11g và 3g
- B. 13,2 g và 3,6g
- C. 12,32g và 3,36
- D. 5,5 g và 1,5 g
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 307211
Cho PTHH: 2Cu + ? → 2CuO. Chất cần điền vào dấu hỏi chấm là:
- A. O
- B. O2
- C. 2O
- D. Cu