Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 121628
Khi tham gia các phản ứng hóa học, nguyên tử oxi có khả năng dễ dàng:
- A. nhận thêm 2e
- B. nhận thêm 1e
- C. nhường đi 4e
- D. nhường đi 2e
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 121629
Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các nguyên tố halogen?
- A. Có tính oxi hóa mạnh
- B. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
- C. Ở điều kiện thường là chất khí
- D. Tác dụng mạnh với nước
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 121630
Đơn chất halogen nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
- A. Flo
- B. Iot
- C. Clo
- D. Brom
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 121631
Nhóm đơn chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
- A. O3, S, Br2
- B. Na, O2, S
- C. Cl2, S, Br2
- D. S, F2, Cl2
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 121632
Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thủy tinh?
- A. HCl
- B. HBr
- C. HF
- D. HI
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 121633
Công thức phân tử của clorua vôi là :
- A. CaCl2
- B. Ca(OCl)2
- C. CaOCl2
- D. CaClO2
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 121634
Trong công nghiệp, khí clo thường được điều chế bằng cách
- A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn
- B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
- C. Điện phân nước
- D. Nhiệt phân muối KClO3
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 121635
Cho phương trình hóa học sau: 2Mg + SO2 → 2MgO + S. Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất phản ứng?
- A. Mg là chất bị oxi hóa, SO2 là chất bị khử
- B. Mg là chất oxi hóa, SO2 là chất khử
- C. Mg là chất khử, SO2 là chất oxi hóa
- D. Mg bị oxi hóa thành MgO, SO2 bị khử thành S
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 121636
Khí hiđroclorua có thể điều chế đươc bằng phản ứng giữa tinh thể muối ăn với:
- A. Dung dịch xút
- B. Dung dịch H2SO4 loãng
- C. H2O
- D. Dung dịch H2SO4 đặc
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 121637
Thuốc thử dùng để phân biệt các dung dịch muối halogenua là:
- A. dung dịch NaCl
- B. dung dịch Na2SO4
- C. dung dịch Ba(NO3)2
- D. dung dịch AgNO3
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 121638
Cho 8,4 gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loảng thu được dung dịch X chứa m gam muối và V lít khí H2 (đktc). Viết phương trình phản ứng xẩy ra và tính V, m.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 121639
Hoàn thành các phương trình phản ứng theochuỗi sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
\(Fe{S_2}\mathop \to \limits^{\left( 1 \right)} S{O_2}\mathop \to \limits^{\left( 2 \right)} S\mathop \to \limits^{\left( 3 \right)} {H_2}S\mathop \to \limits^{\left( 4 \right)} {H_2}S{O_4}\mathop \to \limits^{\left( 5 \right)} HCl\mathop \to \limits^{\left( 6 \right)} \mathop {C{l_2} \to }\limits^{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 7 \right)} \mathop {NaClO \to }\limits^{\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 8 \right)} C{l_2}\)
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 121640
Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe, Zn, Mg (có số mol bằng nhau) tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y, khí H2 và cô khan dung dịch Y thu được 8,66 gam muối khan .
a.Tính số mol mỗi kim loại ?
b. Nếu cho m gam hỗn hợp bột X tác dụng hoàn toàn với O2 dư để tạo ra hỗn hợp 3 oxit thì cần thể tích O2 (ở đktc) là bao nhiêu lit ?
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 122816
Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z ; cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit
- A. no, hai chức.
- B. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.
- C. no, đơn chức.
- D. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 122817
Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 1) gam hỗn hợp hai ancol. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn cũng m gam X thì cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của m là
- A. 10,5.
- B. 8,8.
- C. 24,8.
- D. 17,8.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 122819
A là axit cacboxylic mạch hở, chưa no (1 nối đôi C=C), công thức CxHyOz. Chỉ ra mối liên hệ đúng
- A. y = 2x.
- B. y = 2x + 2-z.
- C. y = 2x-z.
- D. y = 2x + z-2.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 122820
Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Công thức của hai axit đó là
- A. HCOOH, C3H7COOH.
- B. CH3COOH, C2H5COOH.
- C. CH3COOH, C3H7COOH.
- D. HCOOH, C2H5COOH.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 122821
Trung hòa 9 gam axit cacbonxylic A bằng NaOH vừa đủ cô cạn dung dịch được 13,4 gam muối khan. A có công thức phân tử là
- A. C2H4O2.
- B. C2H2O4.
- C. C3H4O2.
- D. C4H6O4.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 122822
Dẫn m gam hơi ancol etylic qua ống đựng CuO dư đun nóng. Ngưng tụ phần hơi thoát ra được hỗn hợp X gồm anđehit, ancol etylic và H2O. Biết ½ lượng X tác dụng với Na (dư) giải phóng 3,36 lít H2 (ở đktc), còn 1/2 lượng X còn lại tác dụng với dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo được 25,92 gam Ag. Giá trị m là
- A. 13,8 gam
- B. 27,6 gam
- C. 16,1 gam
- D. 6,9 gam
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 122823
X là hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp. Cho 0,3 mol X tác dụng hoàn toàn với CuO đun nóng được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với lượng dung dịch AgNO3/NH3 được 86,4 gam Ag. X gồm
- A. CH3OH và C2H5OH.
- B. C3H7OH và C4H9OH.
- C. C2H5OH và C3H7OH.
- D. C3H5OH và C4H7OH.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 122824
Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
- A. 7,8.
- B. 8,8.
- C. 7,4.
- D. 9,2.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 122826
Hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOONa và a mol muối natri của hai axit no đơn chức mạch hở là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hỗn hợp X và cho sản phẩm cháy (CO2, hơi nước) lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn bình một là 3,51 gam. Phần chất rắn Y còn lại sau khi đốt là Na2CO3 cân nặng 2,65 gam. Công thức phân tử của hai muối natri là
- A. C3H7COONa và C4H9COONa.
- B. CH3COONa và C2H5COONa.
- C. CH3COONa và C3H7COONa.
- D. C2H5COONa và C3H7COONa.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 122827
Cho các chất sau : CH2=CHC≡CH (1) ; CH2=CHCl (2) ; CH3CH=C(CH3)2 (3) ; CH3CH=CHCH=CH2 (4) ; CH2=CHCH=CH2 (5) ; CH3CH=CHBr (6). Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
- A. 2, 4, 5, 6.
- B. 4, 6.
- C. 2, 4, 6.
- D. 1, 3, 4.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 122828
Hỗn hợp X gồm một số hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp. Tổng khối lượng phân tử của các hiđrocacbon trong A là 252, trong đó khối lượng phân tử của hiđrocacbon nặng nhất bằng 2 lần khối lượng phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất. Công thức phân tử của hiđrocacbon nhẹ nhất và số lượng hiđrocacbon trong X là:
- A. C3H6 và 4.
- B. C2H4 và 5.
- C. C3H8 và 4.
- D. C2H6 và 5.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 122829
Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 8 liên kết xích ma. CTPT của X là
- A. C2H4.
- B. C4H8.
- C. C3H6.
- D. C5H10.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 122830
Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
- A. 176 và 180.
- B. 44 và 18.
- C. 44 và 72.
- D. 176 và 90.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 122831
Cho dãy chuyển hoá sau: CH4 → A → B → C → Cao su buna. Công thức phân tử của B là
- A. C4H6.
- B. C2H5OH.
- C. C4H4.
- D. C4H10.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 122832
Một hỗn hợp X gồm 1 ankan A và 1 ankin B có cùng số nguyên tử cacbon. Trộn X với H2 để được hỗn hợp Y. Khi cho Y qua Pt nung nóng thì thu được khí Z có tỉ khối đối với CO2 bằng 1 (phản ứng cộng H2 hoàn toàn). Biết rằng VX = 6,72 lít và = 4,48 lít. CTPT và số mol A, B trong hỗn hợp X là (Các thể tích khí đo ở đkc)
- A. 0,1 mol C2H6 và 0,2 mol C2H2.
- B. 0,1 mol C3H8 và 0,2 mol C3H4.
- C. 0,2 mol C2H6 và 0,1 mol C2H2.
- D. 0,2 mol C3H8 và 0,1 mol C3H4.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 122833
Một ancol no có công thức thực nghiệm là (C2H5O)n. CTPT của ancol có thể là
- A. C2H5O.
- B. C4H10O2.
- C. C4H10O.
- D. C6H15O3.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 122834
Chỉ ra thứ tự tăng dần mức độ linh độ của nguyên tử H trong nhóm -OH của các hợp chất sau: phenol, etanol, nước.
- A. Etanol < nước < phenol.
- B. Nước < phenol < etanol.
- C. Etanol < phenol < nước.
- D. Phenol < nước < etanol.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 122835
Thực hiện các thí nghiệm sau:
TN 1 : Trộn 0,015 mol rượu no X với 0,02 mol rượu no Y rồi cho tác dụng hết với Na thì thu được 1,008 lít H2.
TN 2 : Trộn 0,02 mol rượu X với 0,015 mol rượu Y rồi cho hợp tác dụng hết với Na thì thu được 0,952 lít H2.
TN 3 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp rượu như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam. Biết thể tích các khi đo ở đktc.
Công thức 2 rượu là
- A. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
- B. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3.
- C. CH3OH và C2H5OH.
- D. Không xác định được.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 122836
Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2(ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là
- A. m = 2a - V/22,4.
- B. m = 2a - V/11,2.
- C. m = a + V/5,6.
- D. m = a - V/5,6.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 122837
Cho các phản ứng sau: (1) NaHCO3 + NaOH; (2) NaOH + Ba(HCO3)2; (3) KOH + NaHCO3; (4) KHCO3 + NaOH; (5) NaHCO3 + Ba(OH)2; (6) Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2; (7) Ca(OH)2 + Ba(HCO3)2. Hãy cho biết có bao nhiêu phản ứng có phương trình ion thu gọn là: OH- + HCO3- → CO32- + H2O
- A. 5
- B. 4
- C. 3
- D. 2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 122838
Trung hòa 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl và HNO3 có pH = 2 cần V ml dung dịch NaOH 0,02M. Giá trị của V là
- A. 300.
- B. 150.
- C. 200.
- D. 250
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 122839
Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ (0,1mol) và Al3+ (0,2mol) và hai anion là Cl− ( a mol) và SO42- (b mol). Tính a, b biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9 gam chất rắn khan.Tính a?
- A. 0,2
- B. 0,3
- C. 0,24
- D. 0,676
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 122840
Cho các dd A, B, C, D chứa tập hợp các ion sau:
(A) Cl-, NH4+, Na+, SO42-.
(B) Ba2+, Cl-, Ca2+, OH-.
(C) K+, H+, Na+, NO3-.
(D) K+, NH4+, HCO3-, CO32-.
Trộn 2 dd nào với nhau thì cặp nào không phản ứng ?
- A. (A) + (B).
- B. (B) + (C).
- C. (C) + (D).
- D. (D) + (A).
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 122841
Theo định nghĩa về axit - bazơ của Bron-stêt, các chất, ion nào sau đây là bazo: (1) NH3, (2) HCO3-, (3) HSO4-, (4) CO32-, (5) H2O, (6) Al(OH)3.
- A. 1,2,4,6
- B. 2,3,5
- C. 2,5,6
- D. 1,4
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 122842
Trong các dung dịch sau dung dịch nào có pH=7 ?
Fe2(SO4)3, KNO3, NaHCO3, Ba(NO3)2.
- A. Fe2(SO4)3
- B. KNO3 ,Ba(NO3)2
- C. Cả 4 dung dịch
- D. Ba(NO3)2
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 122843
Cho 3,42g Al2(SO4)3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được 0,78g kết tủa. Nồng độ mol/l nhỏ nhất của dung dịch NaOH đã dùng là:
- A. 0,28M
- B. 0,12M
- C. 0,15M
- D. 0,19M
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 122844
Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
(1) X → X1 + CO2
(2) X1 + H2O → X2
(3) X2 + Y → X + Y1 + H2O
(4) X2 + 2Y → X + Y2 + H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
- A. CaCO3, NaHSO4.
- B. BaCO3, Na2CO3.
- C. CaCO3, NaHCO3.
- D. MgCO3, NaHCO3.