Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 125971
Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 125972
Trong nguyên tử, hạt mang điện là?
- A. Electron.
- B. Electron và nơtron.
- C. Proton và nơton.
- D. Proton và electron.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 125973
Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là?
- A. Electron.
- B. Proton.
- C. Nơtron.
- D. Nơtron và electron.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 125974
Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?
- A. Proton.
- B. Nơtron.
- C. Electron.
- D. Nơtron và electron.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 125975
Chọn phát biểu sai:
- A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p.
- B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.
- C. Nguyên tử oxi có số e bằng số p.
- D. Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6e.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 125976
Phát biểu nào sau đây là sai:
- A. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
- B. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
- C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
- D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 125977
Mệnh đề nào sau đây không đúng?
- A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1 : 1.
- B. Chỉ có trong nguyên tử magie mới có 12 electron.
- C. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có 12 proton.
- D. Nguyên tử magie có 3 lớp electron.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 125978
Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 culông. Vậy nguyên tử đó là:
- A. Ar.
- B. K.
- C. Ca.
- D. Cl.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 125979
Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:
- A. 78,26.1023 gam.
- B. 21,71.10-24 gam.
- C. 27 đvC.
- D. 27 gam.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 125980
Biết rằng khối lượng của nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Nếu chọn 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12 làm đơn vị thì O, H có nguyên tử khối là:
- A. 15,9672 và 1,01.
- B. 16,01 và 1,0079.
- C. 15,9672 và 1,0079.
- D. 16 và 1,0081.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 125981
Để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, người ta dựa vào
- A. số proton trong hạt nhân và bán kính nguyên tử.
- B. khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
- C. số khối và số electron hóa trị.
- D. số điện tích hạt nhân và cấu hình electron nguyên tử.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 125982
Một nguyên tố Q có cấu hình electron nguyên tử như sau:
[Xe]4f145d106s26p2.
Có các phát biểu sau về nguyên tố Q:
(1) Q thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.
(2) Q là nguyên tố thuộc nhóm A.
(3) Q là phi kim.
(4) Oxit cao nhất của Q có công thức hóa học QO2.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 125983
Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Tính kim loại – phi kim;
(2) Độ âm điện;
(3) Khối lượng nguyên tử;
(4) Cấu hình electron nguyên tử;
(5) Nhiệt độ sôi của các đơn chất;
(6) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit;
(7) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một chu kì là
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 125984
Có những tính chất sau đây của nguyên tố:
(1) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất với oxi;
(2) Bán kính nguyên tử;
(3) Tính kim loại – phi kim;
(4) Tính axit – bazơ của hợp chất hidroxit.
Trong các tính chất trên, số tính chất biến đổi tuần hoàn trong một nhóm A là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 125985
Một nguyên tố X thuộc chu kì 3 có số electron s bằng số electron p. X ở cùng nhóm với nguyên tố nào sau đây?
- A. 30Q
- B. 38R
- C. 19T
- D. 14Y
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 125986
Cho các ion sau: O2-, Mg2+, Fe2+, Zn2+, Se2-, Br-. Ion có đặc điểm khác với các ion còn lại là
- A. Mg2+
- B. Fe2+
- C. Zn2+
- D. Br¯
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 125987
Một nguyên tố X đứng ở ô số 16 của bảng tuần hoàn. Ion nào sau đây sinh ra từ X có cấu hình electron của khí hiếm?
- A. X4+
- B. X2+
- C. X4-
- D. X2-
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 125988
Oxit của A có công thức hóa học AxOy là hợp chất khí, trong đó oxi chiếm 69,57% về khối lượng. Biết rằng 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 11,5 gam. Cho các phát biểu sau:
(1) Nguyên tố A thuộc chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
(2) A là phi kim.
(3) A có độ âm điện lớn hơn oxi.
(4) Bán kính nguyên tử của A nhỏ hơn P.
(5) Hợp chất AxOy ở trên là oxit ứng với hóa trị cao nhất của A.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 125989
Cho 10,8 gam hỗn hợp hai kim loại thuộc nhóm IIA, thuộc hai chu kì liên tiếp, tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc). Kim loại có nguyên tử khối nhỏ hơn là
- A. Be
- B. Mg
- C. Ca
- D. Sr
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 125990
Có hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 58. Biết rằng ZX < ZY. X là
- A. 25Mn
- B. 33As
- C. 13Al
- D. 20Ca
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 125991
Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hidro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố
- A. N
- B. P
- C. Na
- D. Mg
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 125992
Cho 6,08 gam hỗn hợp gồm hai hidroxit của hai kim loại kiềm (thuộc hai chu kì kế tiếp nhau) tác dụng với một lượng dư HCl thu được 8,3 gam muối khan. Thành phần phần tram về khối lượng của hidroxit có khối lượng phân tử nhỏ hơn là
- A. 73,68%
- B. 52,63%
- C. 36,84%
- D. 26,32%
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 125993
Kí hiệu nào trong số các kí hiệu sau là sai?
- A. 2s, 4f
- B. 1p, 2d
- C. 2p, 3d
- D. 1s, 2p
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 125994
Số hạt p, n, e trong ion Ca2+ lần lượt là:
- A. 20, 19, 18
- B. 18, 18, 20
- C. 20, 20, 18
- D. 20, 20, 20
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 125995
Cho 3 nguyên tố X (Z = 14), Y (Z = 17), Z (Z = 15). Dãy các nguyên tố có bán kính nguyên tử tăng dần là:
- A. X, Y, Z
- B. Z, Y, X
- C. X, Z, Y
- D. Y, Z, X
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 125996
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là:
- A. 27
- B. 26
- C. 28
- D. 29
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 125997
Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất HNO3, NO, N2O, NH3 theo thứ tự là
- A. -5, -2, +1, -3.
- B. +5, +2, +1, -3
- C. +5, +2, +1, +3.
- D. +5, +2, -1, -3
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 125998
Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là:
- A. 34X
- B. 36X
- C. 37X
- D. 38X
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 125999
Điều khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
- B. Trong nguyên tử số hạt proton bằng số hạt electron.
- C. Số khối A bằng tổng số proton (Z) và tổng số nơtron (N).
- D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, nơtron.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 126000
Hòa tan hoàn toàn 6 gam một kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Kim loại M là:
- A. Zn (65)
- B. Mg (24)
- C. Fe (56)
- D. Ca (40)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 126001
Anion X có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc:
- A. nhóm IIA, chu kì 4
- B. nhóm VIIA, chu kì 3
- C. nhóm VIIIA, chu kì 3
- D. nhóm VIA, chu kì 3
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 126002
Trong tự nhiên nguyên tố clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,48. Số nguyên tử đồng vị 35Cl có trong 200 nguyên tử clo là?
- A. 132
- B. 48
- C. 76
- D. 152
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 126003
Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
- A. K, Mg, N, Si.
- B. Mg, K, Si, N.
- C. K, Mg, Si, N.
- D. N, Si, Mg, K.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 126004
Nhóm hợp chất nào sau đây chỉ có liên kết ion:
- A. Na2O, CO, BaO.
- B. BaO, CaCl2, BaF2.
- C. CS2, H2O, HF.
- D. CaO, CH4, NH3.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 126005
Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số hiệu nguyên tử của R là:
- A. 56
- B. 30
- C. 26
- D. 24
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 126006
Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số hiệu nguyên tử của R là:
- A. 56
- B. 30
- C. 26
- D. 24
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 126007
Phát biểu nào sau đây sai:
- A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion.
- B. Điện hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.
- C. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị
- D. Cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 126008
Trong phản ứng hóa học: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. Cl2 đóng vai trò:
- A. chất bị khử
- B. chất bị oxi hóa
- C. chất vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
- D. chất không bị oxi hóa, không bị khử.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 126009
Cation R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của R là:
- A. 1s22s22p63s23p6
- B. 1s22s22p63s23p5
- C. 1s22s22p63s23p63d1
- D. 1s22s22p63s23p64s1
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 126010
Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định chu kì, số hiệu nguyên tử của X trong bảng tuần hoàn.
- A. Chu kì 2, ô 7
- B. Chu kì 3 ô 17
- C. Chu kì 3 ô 16
- D. Chu kì 3, ô 15