YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Ngữ văn 7

Bài soạn Thêm trạng ngữ cho câu giúp các em hiểu được khái niệm và ôn lại các trạng ngữ đã học ở tiểu học. Nắm rõ ý nghĩa và hình thức về trạng ngữ để vận dụng vào làm bài tập. Bài soạn Thêm trạng ngữ cho câu hướng dẫn các em giải các bài tập trong sách giáo khoa. Các em tham khảo để chuẩn bị bài học đạt kết quả cao.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, chuyên bổ sung các thông tin về nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện,... cho sự việc được nói đến trong câu.
  • Có thể hơn một trạng ngữ trong câu.

2. Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu

Câu 1. Bốn câu thơ đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết, trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ? Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì? 

  • Bốn ví dụ trên đều có cụm từ “mùa xuân”. Tuy vậy, chỉ có cụm từ “mùa xuân” trong câu: “Mùa xuân cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít” đảm nhiệm vai trò làm trạng ngữ chỉ thời gian.
  • Ở các câu còn lại : 
    • Câu a: “Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh...”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là chủ ngữ. 
    • Câu c: “Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân”. Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là bổ ngừ cho động từ. 
    • Câu d: “Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đối kì diệu.” Cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò là một câu đơn đặc biệt dùng đế bộc lộ cảm xúc của người viết.

Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích. (SGK trang 40)

  • Câu a gồm có các trạng ngữ sau: 
    • "Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết".
    • "Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi". 
    • "Trong cái vỏ xanh kia". 
    • "Dưới ánh nắng". 
  • Câu b gồm có trạng ngữ sau:
    • "Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây". 

Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học

a. Hãy phân loại các trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 2. 

  • Các trạng ngữ vừa tìm được ở bài tập 2 chúng ta phân loại như sau: 
  • Như báo trước mùa về một thứ quà thanh nhã và tinh khiết: Trạng ngữ chỉ cách thức. 
  • Khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi: Trạng ngữ chỉ thời gian.
  • Trong cái vỏ xanh kia: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chôn
  • Dưới ánh nắng: Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn.
  • Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây: Trạng ngữ chỉ cách thức. 

b. Kể thêm các loại trạng ngữ khác mà em biết. Cho ví dụ minh họa.  

  • Ngoài các loại trạng ngữ ở trên còn có các trạng ngữ sau: 
  • Trạng ngữ chỉ mục đích.
    • VD: Để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới, em phải ra sức ôn tập. 
  • Trạng ngữ chỉ phương tiện.
    • VD: Với trang sách và chiếc bút bi, Hoa miệt mài ghi chép. 
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
    • VD:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc 

Bà ơi cũng vì bà 

Vì tiếng gà cục tác 

Ổ trứng hồng tuổi thơ. 

(Xuân Quỳnh)

Ngoài ra, để nắm vững kiến thức hơn, các em tham khảo thêm bài giảng Thêm trạng ngữ cho câu và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.

3. Hỏi đáp về bài Thêm trạng ngữ cho câu

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF