YOMEDIA
NONE

Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy - Ngữ văn 7

Qua bài soạn Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy giúp các em nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản và đặt câu dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. Bài soạn gợi ý cho các em giải bài tập trong sách giáo khoa dễ dàng hơn.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Dấu chấm lửng được dùng để:
    • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
    • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quảng.
    • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • Dấu chấm phẩy được dùng để:
    • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
    • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phúc tạp.

2. Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Câu 1. Trong từng trường hợp sau đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

a) 

- Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

- Dạ, bẩm...

- Đuổi cổ nó ra!

(Phạm Duy Tốn)

b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại...

(Đào Vũ)

c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình... bó buộc y.

(Nam Cao)

  • Câu a: diễn đạt sự lúng túng, sợ sệt;
  • Câu b: diễn đạt sự bỏ dở của câu nói;
  • Câu c: ngụ ý liệt kê các nội dung khác tương tự.

 

Câu 2. Trong các trường hợp dưới đây, dấu chấm phẩy dùng để làm gì?

a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sau vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

(Thép Mới)

b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cũng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

(Đào Vũ)

c) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay.

(Hoài Thanh)

  • Câu a, câu b, câu c: đánh dấu phân tách giữa các vế của câu ghép, phân biệt vế câu với các thành phần trong từng vế.

Ngoài ra, để nắm vững kiến thức hơn, các em tham khảo thêm

bài giảng Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy và chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.

3. Hỏi đáp về bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF